Qua bảng 3.8.cho thấy tỷ lệ các sinh viên hút < 20 điếu/ ngày giảm dần từ lớp Y41 đến Y44, trong đó lớp Y41 có tỷ lệ hút 100%, Y44 có tỷ lệ hút 77.6%. Ngược lại số sinh viên hút > 20 điếu/ ngày có tỷ lệ tăng dần theo trình độ lớp có nghĩa là lớp Y41
,
Y42
không có người nào hút > 20 điếu ngày (0%), và sinh viên Y44 có tỷ lệ hút 11,1% .
4.3.5.Thời gian hút điếu thuốc đầu tiên sau khi thức dậy
Qua bảng 3.9 và bảng 3.10, cho thấy thời gian 6-30 phút sau khi thức dậy buổi sáng có 47,9% sinh viên khối Y4 bắt đầu hút thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất 47,9%. Trong đó sinh viên Y43 có 21 sinh viên hút chiếm 56,8%. Dựa vào test đánh giá độ nghiện của Fagerstrom thời gian hút điếu đầu tiên khi thức dậy từ 6- 30 phút được đánh giá là 2 điểm thấp hơn thời gian trong vòng 5 phút ( 3 điểm), Do đó, với kết quả trên, có thể cho rằng đa số sinh viên khối Y4 chưa phải là “con nghiện” trầm trọng.
4.3.6. Tình huống hút thuốc
Qua bảng 3.12. cho thấy trong số 119 sinh viên hút thuốc, tỷ lệ sinh viên vẫn hút thuốc lá ngay cả ở nới cấm hút thuốc còn chiếm tỷ lệ tương đối (51,3%. Tỷ lệ các sinh viên hút thuốc khi bị ốm (37,8%). Qua kết quả trên cũng thấy phù hợp với và mục 3.3.5. là đa số sinh viên Y4 hút thuốc lá ở đây chưa đến mức nghiện lệ thuộc vào Nicotin mà chỉ nghiện thói quen hút thuốc lá hơn là nghiện thuốc lá thực sự.
4.4. ĐỘNG CƠ HÚT THUỐC LÁ 4.4.1. Lý do bắt đầu hút thuốc lá 4.4.1. Lý do bắt đầu hút thuốc lá
Qua bảng 3.12. cho thấy động cơ để sinh viên Y4 bắt đầu hút thuốc lá với lý do bạn bè mời chiếm tỷ lệ cao nhất (49,58%), kết quả này thấp hơn với với số liệu của Lê Văn Bàng và nhóm sinh viên Phan Khanh, Trương Quang Tá (2002) là 58,57% khi điều tra nghiên cứu tình hình hút thuốc lá của công chức hành chính Đại học Huế [3 ], điều này cũng có thể lý giải rằng công chức hành chính ở Đại học Huế có thể là những người thường giao tiếp nhiều trông xã hội, tiếp xúc nhiều thành phần nên việc mời nhau hút thuốc là thói quen, mở đầu câu chuyện để thay cho lời chào.
So sánh lý do bắt đầu hút thuốc lá và lý do tiếp tục hút thuốc lá, chúng tôi nhận thấy: lý do làm đa số sinh viên khối Y4 vấn tiếp tục hút thuốc lá là do thói quen (77,31%) và chỉ có 21,85% do bạn bè (bảng 3.14.), trong khi lý do làm đa số sinh viên bắt đầu hút thuốc lá là do ảnh hưởng của bạn bè mời (49,58%) (bảng 3.12). Như vậy, có thể thấy chính thói quen là nguyên nhân chính của việc tiếp tục hút thuốc lá và đây cũng có lẽ là yếu tố khó tác động nhất để bỏ thuốc lá.
4.4.2. Lý do hiện nay hút thuốc lá theo từng khối lớp
Qua bảng 3.15.sinh viên Y4 hiện nay vẫn hút thuốc lá có thể phân tích theo từng khối lớp như sau:
Vẫn hút thuốc lá do bạn bè lớp Y43 chiếm (48,6%), trong khi Y44 không có sinh viên nào hút vì bạn bè (0%). Qua đó 3 lý do sau điều tập trung vào lớp Y44 với tỷ lệ khá cao, trong đó động cơ do thói quen chiếm tỷ lệ cao nhất 91,7%, tiếp đến do công việc chiếm 52,8%.
4.5. NHẬN THỨC VỀ TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ 4.5.1. Ảnh hƣởng của hút thuốc lá 4.5.1. Ảnh hƣởng của hút thuốc lá
Qua bảng 3.17.cho thấy có 361 ý kiến sinh viên Y4 cho rằng hút thuốc lá ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân chiếm tỷ lệ cao nhất 97,3%, tiếp đến hút thuốc lá ảnh hưởng đến sức khỏe người khác chiếm 91,9%. Tỷ lệ sinh viên nhận thức hút thuốc lá ảnh hưởng đến môi trường và kinh tế tương đương 87,3% và 88,1%. Kết quả này phản ánh đúng sự nhận thức của sinh viên Y4 về tác hại của thuốc lá với các tiêu chí trên.
4.5.2. Nguồn thu nhận thông tin về tác hại của thuốc lá
Thông tin về tác hại của thuốc lá, được thu nhận nhiều nhất qua tivi có tỷ lệ 92,5%, tiếp đến qua thông tin trên vỏ (87,9%) và báo chí (87,1%). Thông tin qua Internet chiếm tỷ lệ thấp nhất (42%). Điều này có thể giải thích rằng đối tượng sinh viên Y4
ít có thời gian, tuổi tác lớn và nhất là không có thời gian truy cập tìm kiếm thông tin trên mạng (internet).
Vai trò của gia đìnhvà bạn bè trong việc tuyên truyền về tác hại của thuốc lá chỉ chiếm tỷ lệ 72-73%. Do đó, để năng cao hiệu quả của việc nhận thức tác hịa của thuốc lá, gia đình và bạn bè cần có một trò tích cực hơn nữa , vì đây chính là môi trường mà sinh viên sống, sinh hoạt, học tập và làm việc hằng ngày.
4.5.3. Đồng tình với hút thuốc lá
Qua bảng 3.19., sinh viên Y4 không đồng tình với hút thuốc lá chiếm tỷ lệ khá cao (89,2%), trong đó ý thức không đồng tình với hút thuốc lá của lớp Y4
4
chiếm tỷ lệ cao nhất 91,2%. Thực tế tỷ lệ không hút thuốc lá lại thấp hơn chỉ chiếm 67,9% (xem bảng 3.4). Như vậy có thể thấy mặc dù đa số nhận thức được tác hại của thuốc lá ( >97% - bảng 3.17) và đa số không đồng tình với việc hút thuốc lá (89,2%), nhưng thực tế vẫn còn 1 số sinh viên hút thuốc lá (có thể do thói quen, do công việc…)
4.5.4. Hiệu quả của biện pháp cấm hút thuốc lá tại trƣờng và bệnh viện
Qua biểu đồ 3.5, phần lớn sinh viên khối Y4 cho rằng biện pháp cấm hút thuốc lá tại trường và bệnh viện không hiệu quả có 307 ý kiến (83,57%). Có 64 ý kiến ngược lại (16,43%).
+ Lý do của việc cấm hút thuốc lá tại trường và bệnh viện có hiệu quả
Lý do của việc không hút thuốc lá tại Trường và Bệnh viện không phải vì hình thức xử phạt (26,6%) mà chủ yếu do việc tự nhận thức của sinh viên về tác hại của thuốc lá (95,3%).
+ Lý do của việc cấm hút thuốc lá tại trường và bệnh viện không hiệu quả
Qua bảng 3.21 cho thấy một trong những lý do chính làm tỷ lệ hút thuốc lá vẫn còn cao là hình thức xử phạt chưa nghiêm (91,53%). Mặc dù tại Trường và Bệnh viện có nhiều thông báo về hình thức xử phạt nhưng thực tế chưa có một trường hợp nào hút thuốc lá tại Trường và bệnh viện bị xử phạt… Ngoài ra, có đến 70,36% sinh viên nhận thấy thầy giáo, bác sỹ và nhân viên y tế vẫn còn hút thuốc lá. Đây thật là những hình ảnh không tốt trong môi trường giáo dục nói chung và môi trường y tế nói riêng hiện nay. Nhiều ý kiến cho rằng thuốc lá dễ mua, có bán ngay tại căng tin chiếm tỷ lệ 79,80%. Một lý do khác giá thuốc lá còn rẻ, theo thông tin được đăng trên báo Tuổi trẻ ngày 31.5.2005 thì giá thuốc lá ở Việt Nam rẻ nhất thế giới khiến thanh thiếu niên mới bắt đầu hút thuốc dễ tiếp cận với thuốc lá hơn.
4.5.5. Ý định bỏ thuốc lá
Qua kết quả điều tra của Nguyễn Hữu Cát và nhóm sinh viên Đoàn Văn Trúc, Huỳnh Thị Thanh Thủy [9] năm 2002 cho biết có 38,24% số sinh viên chuyên tu 3 Đại học Y Huế bỏ thuốc lá nhưng kết quả không thành công, Lê Văn Bàng và nhóm sinh viên Phan Khanh, Trương Quang Tá [3] năm 2002 cũng cho thấy tỷ lệ số người bỏ thuốc lá 53,34% nhưng tái hút lại chiếm 31,11%. kết quả của chúng tôi sinh viên Y4 có ý định bỏ thuốc lá khá cao tỷ lệ 81,5%. Trong đó, Y4
4 có ý định bỏ thuốc cao nhất (88,9%). Điều này cho thấy, từ ý tưởng bỏ thuốc lá cho đến thực tiễn sẽ khó trở thành hiện thực. Nếu từ kết quả có ý định bỏ thuốc lá của sinh viên Y4 chỉ cần thực hiện đúng 50% đã là thành công rồi.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu điều tra 119 sinh viên nam bác sỹ đa khoa, hệ tập trung 4 năm trường Đại học Y Dược Huế về tìm hiểu tỷ lệ và động cơ của việc hút thuốc lá chúng tôi có kết luận như sau:
1. Tình hình và tỷ lệ hút thuốc lá của sinh viên Y4
- Tỷ lệ hút thuốc lá sinh viên toàn khối Y4 là 32,1%, trong đó sinh viên Y44 cótỷ lệ hút cao nhất (39,6%).
- Thời gian hút thuốc lá ≥ 5 năm chiếm tỷ lệ 84,7%, trong đó sinh viên Y44
(94,4%).
- Tỷ lệ sinh viên hút thuốc lá < 20 điếu có tỷ tệ 90,8%, trong đó sinh viên Y44(100%), sinh viên Y43 (95%), Y44(77,8%).
- Tỷ lệ sinh viên hút thuốc lá > 20 điếu có tỷ tệ 9,2%, trong đó sinh viên Y44(0%), sinh viên Y43 (5%), Y44(22,2%).
- Tỷ lệ sinh viên hút thuốc lá từ 6-30 phút đầu tiên là 47,8%, trong đó Y43 (56,8%); Y44(50,0%).
- Tỷ lệ sinh viên hút thuốc lá ở những nơi cấm hút thuốc 51,3%.
2. Động cơ hút thuốc lá của sinh viên Y4
- Khi bắt đầu hút thuốc lá lý do bạn bè mời chiếm 49,58%.
- Hiện nay vẫn hút thuốc lá do thói quen chiếm 77,31%, trong đó sinh viên Y44 chiếm 91,7%.
3. Nhận thức tác hại của thuốc lá
- Ảnh hưởng của thuốc lá đến sức khỏe bản thân chiếm 97,3%.
- Nguồn thu nhân thông tin về tác hại của thuốc lá qua tivi chiếm 92,5%. - Không đồng tình với hút thuốc lá chiếm 89,2%.
- Biện pháp cấm hút thuốc tại trường không có hiệu quả chiếm 89,2%. + Có hiệu quả: Nhận thức được sự tác hại của thuốc lá (95,3%) + Không hiệu quả: Hình thức xử phạt chưa nghiêm (91,53%) - Tỷ lệ có ý định bỏ thuốc lá chiếm 81,5%, trong đó Y44 chiếm 88,9%.
KIẾN NGHỊ
- Truyền thông tác hại của thuốc lá không những đối với sức khỏe bản thân mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, gia đình xã hội và cộng đồng. - Không hút thuốc ở chỗ đông người
- Nhà trường, bệnh viện cần có biện pháp xử lý nghiêm về cá nhân hút thuốc lá tại khuôn viên bệnh viện, nhà trường.
- Phát động trong Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh của Trường Y Dược Huế với thông điệp “ Môi trường không thuốc lá”
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Phạm Hång Duy Anh (2003), Kiến thức thái độ hành vi về hút thuốc lá của sinh viên Y, Đại học Y Dược TPHCM, Y học TPHCM tập 8, trang 1-5
2. Lê Văn Bàng và nhóm sinh viên Nguyễn Đằng, Nguyễn Thái Hòa (2005), Tình hình hút thuốc lá trong sinh viên khối Y5-Y6 trường đại học Y khoa Huế, Tiểu luận tốt nghiệp Y khoa.
3. Lê Văn Bàng và nhóm sinh viên Phan Khanh, Trương Quang Tá (2002), Nghiên cứu tình hình hút thuốc lá trong thành phần công chức hành chính tại Đại học Huế, Tiểu luận tốt nghiệp Y khoa.
4. Báo Tuổi trẻ (2005), Giá thuốc lá Việt Nam rẻ nhất thê giới, ngày 31/05/2005.
5. Bộ y tế (2003), "Tài liệu hướng dẫn tư vấn cai nghiện thuốc lá", Bộ y tế - Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá quốc gia, Hà Nội, trang 31-40. 6. Bộ Y tế (2000), Cơ sở chính sách quốc gia về phòng chống tác hại của
thuốc lá, trang 8.
7. Bộ y tế, Ban phòng chống tác hại thuốc lá (1997), "Một số kết quả điều tra về tình hình hút thuốc lá ở Việt Nam và các bệnh có liên quan" Hà Nội 1997. Trang 9
8. Nguyễn Hữu Cát và nhóm sinh viên Phan Hùng, Trần Thị Xuân (2001), Tình hình hút thuốc lá ở cán bộ giáo viên, ở hai trường trung học Quốc Học và Gia Hội thành phố Huế, Tiểu luận tốt nghiệp Y khoa. 9. Nguyễn Hữu Cát và nhóm sinh viên Đoàn Văn Trúc, Huỳnh Thị
Thu Thủy (2002), Tình hình hút thuốc lá của sinh viên chuyên tu đại học y khoa Huế, Tiểu luận tốt nghiệp bác sĩ y khoa
2000-2001”, Tạp chí Y học thực hành , số (4), tr 52-53
11.Ngô Quý Châu, Nguyễn Thị Thu Hiền (2004), “Báo cáo nghiên cứu tình hình hút thuốc lá, hiểu biết và thái độ của cán bộ Y tế, bệnh viện Bạch Mai năm 2004”, Trường Đại học Y Hà Nội
12. Chương trình phòng chống tác hại của thuốc lá Vietnam Steering Committe on Smoking anh Health (htttp://www.vinacosh.gov.vn)
13.Đỗ Văn Dũng (2003), “Tỉ lệ hút thuốc lá ở sinh viên, học sinh khu vực phía Nam năm 2002", Nghiên cứu y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 7, trang 29-34.
14. Phan Thị Hải, Lý Ngọc Kinh (2006), Điều tra toàn cầu về tình hình hút thuốc lá của sinh viên Y Khoa nghiên cứu tại Việt Nam năm 2006, Chương trình Phòng chống thuốc lá quốc gia
15. Lê Hùng (2002), Những tác hại do hút thuốc lá và cách bỏ thuốc,
www.ykhoa.net
16.Nguyễn Vĩnh Ngọc (2007), Tác hại của thuốc lá lên xương, báo cáo Bệnh viện Bạch Mai.
17.Đào Ngọc Phong (1999), "Môi trường hút thuốc lá và sức khoẻ cộng đồng trên quan điểm dịch tễ học", Đại học y khoa Hà Nội.
18. Huỳnh Bá Tân (2003), Nghiên cứu tình hình hút thuốc lá và các yếu tố liên quan tại quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng, Luận án chuyên Khoa cấp II
19.Lê Ngọc Trọng (1998), "Đánh giá thực trạng - tình hình hút thuốc lá ở Việt Nam năm 1997", Một số kết quả điều tra về tình hình hút thuốc lá ở Việt Nam và các bệnh liên quan, NXB Y học Hà Nội 1999, trang 7-19. 20. Chu Văn Ý, Nguyễn Văn Thành (2003), Viêm phế quản mãn tính
among Kuwaite adulth:Prevalence, characteristics and attitudes", Bulletin of the world health organization,78,pp.1306-1315.
22.Anto J.M, vermeire P, vestbo J, Sumyer J (2001),"Epidemiology of chronic obstructive Pulmonry Disease", Euro Respi.Jour.,17"pp 982 - 984. 23.Beow C.A;Crombie I.K; Smith W.C (1991 Dec), "Cigarette content
and symptoms of chronic bronchitis: Results of the Scottish heart study", Epudemiologicae Community Health, 45(4),287-90.
24.Chalton A(1996),"Children and Smoking: the family ", British Medical Bulletin, 52(1),pp.90 - 107
25.Isa Cerveri et al (1989), "Smoking habit and bronchial reactivity in normal subject", Am rev resour dus n0 140, pp.191-196
26.WHO (1997), Tobaco or health, pp 1-3, 19-22, 27.WHO (2009), World health statistics , p 85
28.www.vietbao.vn Thuốc lá sẽ giết chết 1 tỷ người trong thế kỷ XX
29.http://www.nganson.vn. Lịch sử cây thuốc lá
30.http://www.laodong.com.vn. Nghiện thuốc lá có thể gây thuyên tắc tĩnh