CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI XUẤT KHẨU
2.1.2. Khái niệm chung về xuất khẩu chè
Xuất khẩu là một thành phần của thương mại quốc tế, kết hợp với nhập khẩu, chúng tạo nên cán cân thương mại của một quốc gia. Có nhiều khái niệm khác nhau về xuất khẩu. Theo Giáo trình Thương mại quốc tế của Nguyễn Văn Tuấn, Trần Hòe (2008) [81], "xuất khẩu là hoạt động kinh doanh với phạm vi vượt ra khỏi biên giới quốc gia hoặc là hoạt động buôn bán của một nước với nước khác trên phạm vi quốc tế". Lúc này, hàng hóa và dịch vụ được mua bởi cư dân của một quốc gia được sản xuất bởi một quốc gia nước ngồi.
Cịn theo Joshi, Rakesh Mohan (2014) [82], "Xuất khẩu trong thương mại quốc tế là một sản phẩm được sản xuất ở một quốc gia được bán sang một quốc gia khác, hoặc một dịch vụ được cung cấp ở một quốc gia cho một quốc gia hoặc cư dân của một quốc gia khác. Người bán hàng hóa đó hoặc nhà cung cấp dịch vụ là nhà xuất khẩu; Người mua nước ngoài là nhà nhập khẩu.
Theo Luật thương mại 2005 tại Điều 28, khoản 1, “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hố được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”. Nhìn chung, khi nói đến xuất khẩu phải bao gồm yếu tố nước ngồi hoặc có liên quan đến nhau. Xuất khẩu hàng hóa thường địi hỏi sự tham gia của cơ quan Hải quan.
Trên cơ sở của khái niệm chung về chè và xuất khẩu có thể khái niệm về xuất khẩu chè như sau: Xuất khẩu chè là bán các sản phẩm chè của một quốc gia
ra khỏi lãnh thổ của quốc gia đó hoặc bán vào khu vực hải quan riêng theo pháp luật quy định.
2 Trần Trung Đông (2012), "Hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường thế giới cho sản phẩm