4 Nước nhập khẩu
3.4. Dữ liệu nghiên cứu
Để xây dựng mơ hình trọng lực đối với ngành chè Việt Nam, tác giả sử dụng dữ liệu bảng. Cụ thể:
- Về thời gian: 2001 – 2018 (18 năm).
- Về không gian: 47 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhập khẩu trên 70% giá trị nhập khẩu chè hàng năm của thế giới, nhập khẩu trên 80% giá trị nhập khẩu chè của Việt Nam.
Bảng 3.3. Danh sách các quốc gia được đưa vào nghiên cứu
Châu lục Quốc gia
Châu Á
Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả rập Saudi, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Indonesia, Qatar, Israel, Bangladesh, Campuchia, Philippines, Pakistan
Châu Âu
Bồ Đào Nha, Bỉ, Cộng hòa Séc, Luxembourg, IreLand, Hungary, Đan Mạch, Ba Lan, Phần Lan, Italy, Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, Nga, Kazakhstan
Châu Mỹ Mỹ, Canada, Mexico, Chile, Brazil, Peru
Châu Úc Australia, New Zealand, Ukraine
Châu Phi Ai Cập, Ma rốc, Cộng hòa Nam phi, Sri Lanka
Một số ô dữ liệu về thuế quan, tỷ giá, giá trị xuất khẩu chè, nhập khẩu chè bị khuyết thiếu do nguồn dữ liệu cung cấp không đầy đủ nên tổng số quan sát thu được là 740 thay vì 846 (= 47*18). Theo tài liệu Baltagi (2015) [113], trang 152: Nếu dữ liệu khơng có sẵn, vì những lý do mà nhà phân tích khơng biết và khơng liên quan đến tính đầy đủ hoặc giá trị của các quan sát khác trong mẫu thì các quan sát đầy đủ trong mẫu sẽ tạo thành một tập dữ liệu có thể sử dụng được, cho kết quả đáng tin cậy. Griliches (1986) [114] gọi đây là trường hợp có thể bỏ qua, chỉ cần xóa các quan sát khơng đầy đủ và bỏ qua vấn đề. Rubin (1976) [115] và Little and Rubin (1987) [116] cho rằng trường hợp này là thiếu hoàn toàn ngẫu nhiên. Do vậy, trong trường hợp này, tác giả vẫn dữ nguyên dữ liệu với 740 quan sát mà khơng có điều chỉnh, loại bỏ gì thêm.