Để đẩy mạnh XK tôm sang Nhật Bản, DN nên đổi mới phương thức tiếp cận thị trường cùng với quảng bá mạnh mẽ hơn nữa thương hiệu cho sản phẩm của mình, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Dự kiến, năm 2019, XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản sẽ đạt mức tăng trưởng 2 con số so với năm 2018.
Như vậy, với thuận lợi từ 3 FTA với Nhật Bản, trong đó chủ cơng là CPTPP, doanh nghiệp XK thủy sản Việt Nam có thêm nhiều cơ hội để gia tăng hơn nữa hoạt động cá tra sang thị trường Nhật Bản. (Hải Quan 21/5, Lê Thu) đầu
trang
Thủy sản Việt rộng đường vào thị trường Trung Quốc
Sản phẩm thủy sản của Việt Nam đang có cơ hội gia tăng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc trong thời gian tới.
Theo thông tin mới nhất từ Vasep, thị trường Trung Quốc đã chính thức phê duyệt cho 33 mặt hàng thủy sản được miễn thuế vào nước này.
Theo đó, các mặt hàng này đều thuộc sản phẩm thế mạnh của Việt Nam như, tôm hùm, tôm sú, tôm biển, cá Tuyết, nghêu, cá tra đông lạnh, cá basa, cá nục gai, cá ngừ đại dương, cá basa, bạch tuộc…
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (Vasep), thị trường Trung Quốc đang mở cửa cho sản phẩm thủy sản Việt Nam được xuất khẩu bằng đường biển. Các Website thương mại điện tử của Trung Quốc cũng đang cập nhật thông tin và bán khá nhiều sản phẩm thủy sản của Việt Nam.
Đây cũng được coi là kênh quảng cáo của thủy sản Việt tại thị trường Trung Quốc, ơng Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, chia sẻ. Trung Quốc đang được xem là thị trường thay thế của nhiều doanh nghiệp cá tra Việt Nam sau khi bị áp thuế cao vào Mỹ.
Theo ơng Trương Đình Hòe, thị trường Trung Quốc vẫn có nhu cầu nhập khẩu thủy sản với sản lượng khoảng 3 triệu tấn/năm và cá tra Việt Nam đang được yêu thích tại nước này.
Vì cá tra Việt Nam đã được các thị trường lớn như, Mỹ, châu Âu chấp nhận nên người Trung Quốc rất tin tưởng sản phẩm cá tra từ Việt Nam, họ sẵn sàng trả gía cao. Cũng theo ơng Hòe, năm ngoái, sản lượng cá tra xuất khẩu vào Trung Quốc đạt 1,3 tỉ USD nên năm nay Vasep đặt mục tiêu xuất khẩu 1,5 tỉ USD vào thị trường này.
Theo thơng tin từ Vasep, hiện nay có hơn 150 doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc, trong đó có khoảng 45 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa, và gần 50 doanh nghiệp xuất khẩu tôm, và một số doanh nghiệp hải sản. Tôm và cá tra chiếm tới 80% hàng thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc. (Nhịp Cầu Đầu Tư 21/5, Minh Anh) đầu trang
“Ngành thủy sản phát triển theo hướng hiện đại, bền vững và hài hòa”
Đó là chủ đề của Hội chợ các sản phẩm thủy sản tại thành phố Hà Nội năm 2019 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức vào tháng 10-2019, tại Hội chợ Triển lãm, Giao dịch Kinh tế và Thương mại (số 489 đường Hồng Quốc Việt, Hà Nợi).
33
Việt Nam có nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao. Ảnh: Thùy Trang
Hội chợ mang tới cơ hội cho các địa phương, doanh nghiệp giới thiệu các sản phẩm thủy sản tươi sống/chế biến; sản phẩm thiết bị vật tư phục vụ khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản; thức ăn nuôi trồng thủy sản; sản phẩm dịch vụ phụ trợ… góp phần phát triển bền vững trong sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thủy sản của Việt Nam. Đồng thời, giới thiệu thành tựu, năng lực sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ các sản phẩm thủy sản, nhất là các sản phẩm thủy sản tiêu biểu, chủ lực và có lợi thế xuất khẩu của Việt Nam. Giới thiệu tiềm năng, thế mạnh phát triển thủy sản nước ngọt của các tỉnh phía Bắc, giúp thủy sản nước ngọt đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, đồng thời định hướng phát triển từ “sản xuất nhỏ” lên “sản xuất thương mại”.
Bên cạnh đó, Hội chợ cịn giúp tăng cường hợp tác, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa nhà quản lý - doanh nghiệp - người sản xuất - người tiêu dùng; hướng tới xây dựng thương hiệu “Thủy sản Việt Nam an toàn, phát triển bền vững, chất lượng cao”; tiếp tục giữ vững thị trường truyền thống, đồng thời phát triển thị trường mới…
Cũng trong khuôn khổ Hội chợ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ tổ chức các cuộc Hội thảo, Hội nghị chuyên đề; hoạt động giao thương, kết nối cung-cầu; giới thiệu và trình diễn chế biến các món ăn ngon, lạ và các mặt hàng thủy đặc sản phục vụ đại biểu, khách tham quan và người tiêu dùng phía Bắc; tổng kết và trao Bằng khen của Bộ cho 15 đơn vị tiêu biểu.
Hội chợ có quy mơ khoảng 100 gian hàng; trong đó, chia thành 4 khu: Khu giới thiệu các thành tựu nuôi trồng, khai thác, bảo tồn, chế biến, tiêu thụ, thị trường xuất-nhập khẩu của ngành thủy sản; Khu giới thiệu sản phẩm thủy đặc sản tươi sống/chế biến; Khu giới thiệu sản phẩm thiết bị vật tư phục vụ khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản; thức ăn nuôi trồng thủy sản; Khu giới thiệu sản phẩm dịch vụ phụ trợ. (Biên Phòng 21/5, Thùy Trang) đầu trang
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Sơn La: Cho cá ăn tỏi để ngừa bệnh
Nhờ cách làm lạ này, đàn cá của Hợp tác xã (HTX) Huổi Pản (xã Mường Khiêng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) phát triển tốt, đem lại nguồn thu không nhỏ cho các thành viên.
34
Tận dụng diện tích mặt nước của lòng hồ thủy điện Sơn La, nhiều hộ dân ở bản Huổi Pản, xã Mường Khiêng đã biết khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển nghề nuôi cá lồng. Bước đầu nghề này đã mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần giải quyết bài tốn nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo ở vùng đất còn nhiều khó khăn này.
Từ ni cá lồng, anh Nghiêm và các thành viên trong HTX Huổi Pản đã có cuộc sống khấm khá ở nơi ở mới.
Vì Văn Nghiêm - Giám đốc HTX Huổi Pản kể: năm 2005, chúng tôi di dân từ bản Pá Mn, thị trấn Ít Ong (Mường La - Sơn La) về bản Huổi Pản, xã Mường Khiêng (Thuận Châu - Sơn La). Về nơi ở mới, để đảm bảo sinh kế trước mắt, bà con trồng nương ngô, nương lúa, nương sắn mà diện tích đất sản xuất hạn hẹp do bị nước ngập nên tình trạng thiếu đói, đứt bữa diễn ra thường xuyên.
35
Để giảm chi phí, ngồi việc phịng trị bệnh cho cá bằng tỏi, muối, các thành viên trong HTX cịn tận dụng nguồn thức ăn có sẵn từ tự nhiên cho cá ăn như: lá sắn, rau cỏ, lá chuối, bột
ngô, vỏ trấu...
Sau hơn chục năm gắn bó với nơi ở mới, đời sống của người dân vẫn gặp mn vàn khó khăn do đất đai ngày càng bạc màu và thối hóa, sản lượng bắp ngơ, củ sắn ngày càng giảm dần qua từng năm. Để người dân có cuộc sống ổn định và bền vững, tận dụng tiềm năng, lợi thế của vùng lòng hồ thủy điện, Đảng, Nhà nước đã mở nhiều lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật nuôi thủy sản trên lòng hồ.
36
Theo anh Nghiêm: Khâu quan trọng trong phát triển nghề nuôi cá lồng là phải chọn được giống tốt. Giống cá của HTX Huổi Pản được các thành viên lấy tại trại giống uy tín ở Hải
Dương.
Để có kỹ thuật ni thủy sản ở vùng lòng hồ, ngoài các buổi tập huấn, anh Nghiêm cùng với bà con học hỏi thêm kiến thức trên các phương tiện thông tin đại chúng và trực tiếp đi học hỏi kinh nghiệm thực tế tại huyện Quỳnh Nhai (Sơn La).
Chia sẻ với chúng tôi, anh Nghiêm cho biết: Đa số bà con ở Huổi Pản đều là người trình độ thấp, nếu mạnh ai nấy làm thì người dân ở đây sẽ rất khó thành cơng. Để hỗ trợ các hộ dân liên kết phát triển sản xuất tập trung, về lâu dài tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm, ngày 30/5/2017, tôi cùng một số hộ dân đã đứng ra thành lập HTX Huổi Pản với 10 thành viên.
37
Năm 2019, dự kiến sản lượng cá HTX Huổi Pản sẽ thu được trên 20 tấn cá các loại.
Hiện nay, HTX Huổi Pản có 32 thành viên. Trong đó, 12 thành viên phát triển nghề nuôi cá lồng với 51 lồng, diện tích mặt nước 5.000m2 gồm các loại cá như: rô, trắm, lăng vàng, chép, nheo, rơ phi đơn tính, diêu hồng.
Nhờ được chăm sóc tốt, năm 2018, HTX xuất bán được trên 15 tấn cá các loại. Với giá bán bình quân 65.000 đồng, thu được hơn 900 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí mỗi thành viên lãi trung bình từ 30 - 40 triệu đồng.
38
Ngồi chăn ni thủy sản, các thành viên còn lại của HTX Huổi Pản cịn trồng mới 17,2 ha xồi Đài Loan.
Tiết lộ bí kíp phòng trị bệnh và bảo vệ đàn cá của HTX, anh Nghiêm cho biết: Cá nuôi ở đây thường hay bị bệnh trùng bánh xe và đốm đỏ. Chúng tơi thường dùng vơi gói thành túm đặt cạnh lồng; mỗi lồng dùng 5kg muối hòa tan vào nước rồi kéo nâng lưới lên tắm cho cá.
“HTX Huổi Pản có cách phòng trị bệnh hiệu quả và tốn ít chi phí là dùng tỏi xay nhuyễn rồi trộn với cá Tép Dầu cho đàn cá ăn. Định kỳ, cứ mỗi tháng thì dành một tuần trong tháng trộn tỏi với thức ăn cho cá. Với cách làm này, cá có sức đề kháng cao, ít bị bệnh lại tiết kiệm được chi phí thuốc thang” - anh Nghiêm thật thà chia sẻ. (Thế Giới Tiếp Thị 22/5, Tuệ Linh) đầu trang
Hà Nội siết chặt quản lý nuôi trồng thủy sản lồng, bè trên sông
Chi cục Thủy sản Hà Nội vừa ban hành Công văn số 288/CCTS-NT, đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản lồng, bè trên địa bàn thành phố.
Theo Chi cục Thủy sản Hà Nội, thời gian qua, trên địa bàn thành phố xảy ra hiện tượng cá nuôi trong lồng, bè trên sông Hồng bị chết rải rác do môi trường, dịch bệnh gây thiệt hại cho người ni thủy sản. Để góp phần ni trồng thủy sản lồng, bè theo đúng quy định của pháp luật, đạt hiệu quả và đảm bảo an toàn thực phẩm, Chi cục Thủy sản Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã có ni thủy sản lồng, bè: Chỉ đạo bộ phận chuyên môn và UBND xã, phường, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn tới các hộ nuôi các quy định của pháp luật về nuôi trồng thủy sản lồng, bè theo quy định. Thực hiện công tác rà soát, thống kê, đánh giá; quản lý chặt chẽ các hộ nuôi trồng thủy sản lồng, bè trên địa bàn quận, huyện, thị xã tránh tình trạng ni tự phát, không thực hiện đăng ký theo quy định.
39 Ảnh minh hoạ
Khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra, các quận, huyện, thị xã chủ động phối hợp với Chi cục Thủy sản Hà Nội trong việc kiểm tra, hướng dẫn xử lý kịp thời. Hướng dẫn người ni thống kê mức độ thiệt hại để có cơ sở đề xuất hỗ trợ theo quy định. Chủ động bố trí kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ từ nguồn dự phòng ngân sách cấp mình. Trường hợp mức độ thiệt hại lớn, sử dụng vượt quá 50% nguồn dự phòng, UBND thành phố xem xét bổ sung từ nguồn Quỹ Phòng, chống thiên tai của thành phố, dự phòng ngân sách cấp thành phố và các nguồn hợp pháp khác.
Đối với các cơ sở nuôi trồng thủy sản lồng, bè: Chủ động thực hiện đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng, bè tại Chi cục Thủy sản Hà Nội theo quy định. Về điều kiện ni trồng thủy sản lồng, bè: Vị trí đặt lồng, bè phải nằm trong vùng quy hoạch để phát triển nuôi trồng thủy sản hoặc phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền; khơng bị ảnh hưởng bởi lũ, phương tiện giao thông thủy và không bị ảnh hưởng của các nguồn gây ơ nhiễm. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với đối tượng và hình thức ni. Đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ mơi trường, ứiú y và an tồn lao động. Đáp ứng quy định của pháp luật về an tồn thực phẩm.
Khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra, chủ cơ sở nuôi thủy sản cần báo cáo kịp thời với chính quyền địa phương. Khi có dịch bệnh xảy ra hoặc khi môi trường biến động bất thường, chủ cơ sở nuôi cần chủ động lấy mẫu bệnh phẩm, mẫu môi trường nước để xét nghiệm; đồng thời thông tin, báo cáo nhân viên thú y xã, UBND cấp xã hoặc các trạm thủy sản gần nhất về tình hình thiên tai, dịch bệnh, môi trường. (Pháp Luật Và Xã Hội 22/5, Hải Phòng) đầu trang
Quảng Ninh: Làm giàu từ nghề nuôi ngao giá
Nghề nuôi ngao giá, hay còn gọi là ngao hai cùi (tên địa phương) đã đêm lại thu nhập ổn định cho người dân huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Trước đây, thay vì ni ngao, người dân ở Vân Đồn chủ yếu đánh bắt xa bờ. Nghề đánh bắt khơng những nhiều rủi ro, nó cịn gây ảnh hưởng đến mơi trường và làm tận diệt các nguồn thủy hải sản. Để hỗ trợ cho người dân, huyện Vân Đồn đã xây dựng đề án chuyển đổi nghề đánh bắt sang nuôi trồng. Tuy nhiên, thời gian đầu cịn gặp khá nhiều khó khăn.
40
Anh Bùi Văn Kiêm, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn chia sẻ, đa số ngư dân chúng tôi là những người đã theo nghề đi biển, đánh bắt thủy hải sản cùng gia đình từ nhỏ, khơng có điều kiện học hành, khơng có bằng cấp. Chúng tơi khơng biết làm nghề gì để kiếm sống., chúng tơi cần có phương án, giải pháp lâu dài để định hướng, chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân.
Sau một thời gian kiên trì, hiện nay huyện Vân Đồn khơng những đả thơng tư tưởng cho người dân, huyện này còn ưu tiên giao mặt nước cho người dân chuyển từ nghề khai thác thủy sản ven bờ sang nghề nuôi trồng thủy sản. Ngồi ra, huyện này cịn tổ chức công tác đào tạo, hướng dẫn giúp người dân năm được cách nuôi hiệu quả. Ông Nguyễn Văn Thanh, xã Thắng Lợi, cho biết, trước đây, gia đình đánh bắt trên biển sau đó chuyển ni tù hài thì bị dịch bệnh, những tưởng khơng vực lại được vì tồn bộ vốn liếng đổ vào đấy, thế nhưng may mắn vào thời điểm năm 2016 gia đình được sự hỗ trợ của huyện và mạnh dạn vay mượn thêm chuyển sang nuôi ngao giá. Trong năm đầu tiên đã thu lại được vốn. Đến nay, gia đình có khoảng 40.000 lồng, giải quyết cơng ăn việc làm thời vụ cho 12 người, với mức lương trên 10 triệu đồng/người/tháng.
Ông Nguyễn Quang Ninh, Phó phịng NN&PTNT huyện Vân Đồn, cho biết, hiện hộ ni ít nhất trên địa bàn Vân Đồn cũng có từ 2.000 lồng, tương đương với số tiền đầu tư khoảng 100 triệu đồng; hộ ni nhiều nhất có khoảng 100.000 lồng, tương đương số tiền đầu tư khoảng 5 tỷ đồng. Năng suất ni trung bình đạt từ 1,5-2,5kg/lồng, sau thời gian nuôi 12 tháng. Giá bán buôn thương phẩm từ 60.000-90.000 đồng/kg, tùy thuộc vào thời điểm, kích cỡ ngao.
41
Thay vì đánh bắt xa bờ với nhiều nguy hiểm thường trực và gây ảnh hưởng đến môi trường như trước đây. Nhiều người dân tại huyện đảo Vân Đồn đã quay sang nuôi trồng và khá lên từ ngao giá.
Ảnh Mạnh Trường
Cũng theo ơng Ninh, mơ hình ni ngao giá đến nay đã mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho các hộ nuôi. Sản lượng trung bình ngao giá trên địa bàn huyện đạt 20 tấn/ngày, có thời điểm đạt 40 tấn/ngày, tùy thuộc vào thị trường tiêu thụ. Hộ nuôi thấp nhất trong năm cũng thu đến trên 300 triệu đồng, cao nhất trên 10 tỷ đồng chưa trừ chi phí. Nhiều hộ giàu lên từ nuôi ngao giá.
Theo ông Thanh, mặc dù con ngao giá đã và đang giúp người dân Vân Đồn cải thiện cuộc sống, thế nhưng các hộ nuôi vẫn lo lắng vì dịch bệnh cũng như thiếu nguồn cung cấp con giống tốt. “Hiện nay, nhu cầu nuôi của người dân rất lớn, trong khi nguồn cung cấp con giống ở trong