Mâ y Mưa và ảnh hưởng của nĩ đến sản xuất nơng nghiệp 1 Mây

Một phần của tài liệu bg ktnn dec 2013 (Trang 81 - 84)

- Nhiệt riêng cao

Chương 8: VỊNG TUẦN HỒN NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN VÀ CHẾ ĐỘ NƯỚC

8.7 Mâ y Mưa và ảnh hưởng của nĩ đến sản xuất nơng nghiệp 1 Mây

8.7.1 Mây

Mây là tập hợp những giọt nước hoặc những tinh thể băng nhỏ li ti lơ lững trong khơng khí: mây nước (gần mặt đất) là mây được hình thành trong lớp khơng khí cĩ nhiệt độ

dưới 0oC, gồm những giọt nước lạnh; mây băng, gồm những hạt băng, được hình

thành trong điều kiện nhiệt độ thấp đủ tạo thành băng; và mây hỗn hợp, gồm cả hạt nước và hạt băng.

Dựa vào tính chất hình thành mây, cĩ thể phân biệt các loại mây:

* Mây đối lưu nhiệt

Vào mùa nĩng, do sự đốt nĩng mặt đệm khơng đều: trên vùng nĩng, khơng khí bốc lên mạnh mẽ; cịn ở những vùng ít nĩng hơn, khơng khí hạ xuống tạo thành đối lưu nhiệt trong khí quyển. Dịng khơng khí nĩng bốc lên cao, lạnh đi và hơi nước bão hịa, ngưng kết lại thành mây tích (Cu) nà mây vũ tích (Cb).

Đơi khi mây vũ tích cũng hình thành vào mùa lạnh khi front lạnh đi qua, khơng khí lạnh chạy dưới khơng khí nĩng, đẩy lớp khơng khí nĩng lên cao, tạo thành mây vũ tích. Trong trường hợp này mây vũ tích cĩ thể cho nhiều tuyết vào mùa đơng, hay hạt băng trong mùa xuân hay thu.

* Mây tạo thành ở mặt front

Mây này là kết quả của sự đi lên của khơng khí nĩng trên mặt dốc của khơng khí lạnh và sinh ra nhiều loại mây Ns, As, Cs, Ci… Quá trình này cĩ thể tạo thành một hệ thống mây rộng lớn, kéo dài hàng trăm hay mấy ngàn km.

* Mây dạng sĩng

Mây dạng sĩng là mây được tạo thành trên bề mặt phân cách nằm ngang giữa hai lớp khơng khí cĩ mật độ và tốc độ chuyển động khác nhau, trượt lên nhau. Mây cĩ dạng uốn sĩng. Mặt phân cách thường là giới hạn dưới của lớp nghịch nhiệt.

* Mây loạn lưu

Nếu khơng khí gần bão hịa hơi nước thì mọi chuyển dịch thẳng đứng của những khối khơng khí riêng đều sẽ kèm theo sự ngưng kết, tạo thành mây vũ (Fn).

Nếu xáo trộn loạn lưu theo chiều thẳng đứng xảy ra trong lớp khí quyển bền vững thì cĩ thể hình thành mây xếp thành một lớp liên tục, đĩ là mây Ac, Sc và St (do nhiệt độ giảm theo chiều cao).

Về mùa hè, mây đối lưu phát triển mạnh nhất. Trong mộy ngày, trên đất liền,mây này hình thành nhiều vào buổi trưa và tan đi vào buổi chiều.

* Mây bức xạ

Do bức xạ bề mặt, ban đêm khơng khí ẩm bị lạnh đi, cĩ thể ngưng kết thành mây, đĩ là mây St cĩ dạng liên tục, đồng đều, che kín cả bầu trời.

Dựa vào độ cao phân bố, người ta phân loại các loại mây như sau:

- Mây tầng cao (chân mây cao trên 6 km): mây ti (Cirrus – Ci), mây ti tích (Cirrocumulus – Cc) và mây ti tằng (Cirrostratus – Cs).

- Mây tầng giữa (chân mây cao 2 – 6 km): mây trung tích (Altocumulus – Ac) và mây trung tằng (Altostratus – As).

- Mây tầng thấp: mây tằng (Stratus – St), mây tằng tích (Stratocumulus – Sc) và mây vũ tằng (Nimbostratus – Ns).

- Mây phát triển theo chiều thẳng đứng: mây tích (Cumulus – Cu) và mây vũ tích (Cumulonimbus – Cb).

Mây tầng cao thường là mây băng trong suốt, nhẹ, màu trắng, khơng cĩ bĩng râm, gồm những tinh thể băng.

Mây tầng giữa và mây tầng thấp thường là mây nước hay mây hỗn hợp. Tuy nhiên, trong mùa đơng, nếu nhiệt độ đủ thấp, chúng cũng cĩ thể là mây băng.

Đặc điểm của các dạng mây:

- Mây ti (Ci) cĩ cấu tạo từng mảnh – cấu trúc như tơ sợi, thấu quang, cĩ dạng múi bơng, mĩc câu, sợi, hay như lơng tơ; mỏng, nhẹ, màu trắng, sáng ngời.

- Mây ti tích (Cc) cấu tạo như múi bơng nhỏ, trắng, hay như quả cầu nhỏ, xếp thành cụm và hàng, thường cĩ dạng luống hay vẩy cá; khơng cĩ bĩng râm.

- Mây ti tằng (Cs) cĩ dạng màng mỏng, màu trắng nhạt, thường trải rộng khắp bầu trời, làm bầu trời cĩ màu trắng sữa; đơi khi màng mây như tơ sợi. Mây này là nguyên nhân gây ra các hiện tượng quang học như vịng trịn khơng màu xung quanh mặt trời và mặt trăng.

- Mây trung tích (Ac) cĩ dạng bản, hình cầu hay dạng làn sĩng kích thước khác nhau; cĩ màu trắng hay xám tro; xếp thành luống, cụm hay lớp theo một hay hai hướng khác nhau. Đơi khi mây này trãi ra thành những làn sĩng song song, giữa các mảnh mây, thường thấy khoảng trời xanh hay khoảng sáng rộng.

- Mây trung tằng (As) dạng màng mỏng, màu xám tro; nếu nhìn xuyên qua

nĩ, cĩ thể thấy mặt trời hay mặt trăng là những vết mờ. Mây này cĩ thể cho mưa hay tuyết. Vào mùa hè, giáng thủy khơng rơi xuống đến mặt đất, vì bị bốc hơi trong khi rơi, tạo thành mưa lưng trời. Khi hạ xuống thấp, mây này cĩ thể biến thành mây vũ tằng (Ns).

- Mây tằng tích (Sc) cĩ màu xám tro, cĩ những chổ tối xẩm, hợp thành từng cụm, hàng hay làn sĩng. Giữa các mảnh mây, đơi khi thấy nền trời xanh. Cĩ lúc mây che khắp bầu trời, làm cho bầu trời cĩ dạng sĩng. Mây này thường xuất hiện trên đất liền vào mùa đơng.

- Mât tằng (St) tạo thành lớp liên tục, đồng nhất, màu xám tro, cĩ thể sáng hay tối, phủ kín bầu trời, làm trời âm u, cĩ thể tạo mưa phùn.

- Mây vũ tằng (Ns) là những đám mây thấp, dày đặc, cĩ màu xám thẩm với những đường viền rách nát. Mây này cho mưa dầm hay tuyết kéo dài, nhưng đơi khi giáng thủy khơng đến mặt đất được.

- Mây tích (Cu) là mây dày đặc, phát triển mạnh theo chiều thẳng đứng, cĩ đỉnh trắng hình vịm, cĩ đường viền rõ rệt, cĩ chân bằng phẳng; màu xám hay tối xẩm.

- Mây tích vũ (Cb) là những khối mây rất lớn, phát triển mạnh theo chiều thẳng đứng, cĩ dạng như trái núi hay hình tháp, hình đe; chân mây màu tối xẩm. Mây này cho mưa rào, mưa đá, hay tuyết, băng. Mùa hè, mây tích vũ thường kèm theo giơng, sấm chớp.

Một phần của tài liệu bg ktnn dec 2013 (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)