Tìm hiểu nhận thức về bệnh viêm họng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức và các phương pháp dân gian điều trị bệnh viêm họng trong nhân dân ở phường xuân phú, thành phố huế (Trang 32 - 45)

4.2.1. Nhận thức theo nguồn thông tin

Kết quả Bảng 3.7 cho thấy: Kiến thức thu thập được qua sách báo chiếm 48,99%. Điều này cho thấy việc hiểu biết về bệnh viêm họng chủ yếu vẫn nhờ vào phương tiện thụ động, ngẫu nhiên qua sách báo; còn các phương tiện

khác, đặc biệt là công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu qua các cơ sở y tế còn thấp: 28,89%. Chính vì vậy, chúng tôi đề nghị các thầy thuốc ngoài vấn đề chuyên môn, cần làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ.

Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Tuy vậy, nguồn thông tin mà người dân nhận thức là những nguồn thông tin đáng tin cậy như: từ sách báo, tivi, từ cán bộ y tế. Chỉ có 4,54% hiểu biết từ các nguồn khác như bạn bè, người thân trong gia đình,... nói lại. Điều này phù hợp với dân trí cao ở Thành phố Huế.

4.2.2. Tìm hiểu các nguyên nhân và yếu tố thuận lợi gây bệnh viêm họng

- Tìm hiểu về nguyên nhân

Qua Bảng 3.8: Đa số trả lời nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm trùng, chiếm tỷ lệ 71,86%. Người dân không phân biệt được do vi khuẩn hay do virus, chỉ trả lời chung chung là nhiễm trùng. Sự trả lời này đúng trong những đợt viêm họng cấp, còn trong trường hợp viêm họng mãn thì nguyên nhân rất phức tạp và đa dạng (ví dụ như dị ứng, viêm xoang,…) [3], [22] mà với trình độ hiểu biết của các đối tượng điều tra thì kết quả trên cũng phù hợp.

- Tìm hiểu về các yếu tố thuận lợi gây bệnh viêm họng.

Qua tìm hiểu 398 người, có 1.185 ý kiến về các yêú tố thuận lợi liên quan đến bệnh viêm họng: mỗi người có từ 2 - 3 ý kiến cho rằng đó là yếu tố thuận lợi gây nên bệnh viêm họng. Qua Bảng 3.9 cho thấy: yếu tố do uống nhiều nước đá lạnh chiếm 87,43%; do thay đổi thời tiết 89,94%; do khói bụi 22,36%; do hút thuốc lá 69,34%; do ăn uống 22,35%; nguyên nhân khác 7,28%. Sự khác biệt giữa các yếu tố do thời tiết, do uống nhiều đá lạnh và do hút thuốc lá với các yếu tố khác có ý nghĩa thống kê p < 0,05.

Kết quả này phù hợp với điều kiện thời tiết ở Thừa Thiên Huế: lạnh ẩm về mùa đông, nắng nóng về mùa hè. Những thay đổi này đã ảnh hưởng đến vùng họng vốn là cửa ngõ đường ăn, đường thở nên thường bị tác động sớm

trước mọi thay đổi thời tiết, môi trường khói bụi, hút thuốc lá, ăn uống,...

4.2.3. Về triệu chứng

Qua kết quả phỏng vấn 398 người thì có rất nhiều ý kiến về triệu chứng của bệnh viêm họng, mỗi người có 3 - 5 triệu chứng được ghị nhận (Bảng 3.10). Tổng số ý kiến về triệu chứng của bệnh viêm họng là 1.836 ý kiến. Triệu chứng rát họng chiếm 86,68%; nuốt đau 76,88%; vướng họng 76,63%; sốt 74,87%; khạc nhổ 73,61%; ngứa họng 72,61%.

Tỷ lệ các triệu chứng theo hiểu biết của đối tượng là xấp xỉ nhau; không có triệu chứng nổi bật. Điều này có thể giải thích do không thể phân biệt viêm họng cấp hay viêm họng mạn khi dựa vào các câu hỏi trả lời của đối tượng được điều tra.

Các triệu chứng trên phù hợp với y văn về triệu chứng cơ năng của bệnh viêm họng nói chung (viêm họng cấp và viêm họng mạn). Để xác định bệnh cụ thể thì cần phải khám thực thể.

4.2.4. Nhận thức về khả năng lây bệnh khi bị viêm họng.

Qua điều tra, 398 người, có 71,86% trả lời không lây; trong khi đó có 28,14% cho rằng viêm họng có lây (Bảng 3.11). Đây là một nhận thức chưa thật sự đúng vì viêm họng có lây nếu viêm do virus; không lây nếu bệnh do vi khuẩn mà trong viêm họng cấp, tỷ lệ viêm họng do virus chiếm 60 – 80%, do vi khuẩn 20 – 40% [3], [8], [24]. Nên cần tiếp tục giáo dục sức khoẻ để người dân biết khi nào mắc bệnh có khả năng lây lan để có biện pháp phòng ngừa thích hợp. Trường hợp viêm họng mãn cũng không lây. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p < 0,01.

4.2.5. Nhận thức về biến chứng của bệnh viêm họng

Qua tìm hiểu 398 đối tượng điều tra, nhận thức về biến chứng của bệnh viêm họng rất đa dạng (bảng 3.12), từ biến chứng tại chỗ: áp xe quanh họng, chiếm 33,66%; biến chứng gần như viêm tai giữa 36,93%, viêm xoang

28,89%, viêm phế quản, viêm phổi 25,12%; biến chứng xa như viêm khớp, viêm tim 11,80%, viêm thận 12,56%. Nhận thức các biến chứng trên đây là đúng theo y văn [2], [3], [6], [18].

Kết quả này là do sự nhận thức của đối tượng được hiểu biết được qua sách báo, tivi, cán bộ y tế,... chứ không phải là thực tế đối tượng đã bị bệnh mà biết.

Trong quá trình điều tra, chúng tôi cũng chưa ghi nhận được các biến chứng trên trong thời điểm điều tra.

4.2.6. Nhận thức mắc bệnh theo tuổi

Từ Bảng 3.13 cho thấy: Có đến 50% cho rằng bệnh viêm họng có thể mắc ở cả người lớn và trẻ em; tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em 1 - 5 tuổi là 20,61%; ở lứa tuổi 5 - 18 là 14,57%; ở người lớn trên 18 tuổi là 14,82%. Kết quả này là phù hợp vì viêm V.A hay gặp ở trẻ em 2 - 6 tuổi; viêm amyđan hay gặp ở trẻ từ 6 - 18 tuổi; viêm họng mãn tính hay gặp ở người lớn [3], [6], [7], [24].

4.2.7. Nhận thức về khả năng tái phát của bệnh viêm họng

Kết quả điều tra 398 người (bảng 3.14) cho thấy phần lớn người dân nhận thức bệnh viêm họng có tái phát chiếm 77,14%; chỉ có 22,86% số người dân cho rằng viêm họng không tái phát. Khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Nhận thức của người dân là đúng vì bệnh viêm họng nếu không được điều trị đúng thì rất dễ bị tái phát (trừ bệnh viêm họng cấp đỏ do virus). Vì vậy, vấn đề dự phòng và điều trị cần được quan tâm [8], [20].

4.3. TÌM HIỂU CÁC PHƢƠNG PHÁP DÂN GIAN ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH VIÊM HỌNG

4.3.1. Tìm hiểu nơi điều trị khi bị viêm họng

Qua tìm hiểu 398 đối tượng điều tra về chọn nơi điều trị khi bị bệnh viêm họng, bảng 3.15 cho thấy: đến bệnh viện, chiếm 33,18%; đến trạm y tế 26,38%; đến bác sĩ chuyên khoa TMH 22,61%; tự mua thuốc điều trị 8,04%; đến cơ sở khác 9,79%.

Như vậy, 3 cơ sở điều trị mà đối tượng lựa chọn để khám và chữa bệnh là bệnh viện, trạm y tế, bác sĩ chuyên khoa TMH, chiếm 82,17%. Đây là một điều đáng mừng vì người dân đã chọn đúng các cơ sở để khám và chữa bệnh có thể điều trị khỏi bệnh mà còn phòng ngừa các biến chứng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3.2. Tìm hiểu phƣơng pháp điều trị

Dựa vào Bảng 3.16, chúng tôi thấy hầu hết đối tượng khi bị viêm họng đều được điều trị: Trong đó, điều trị Tây y chiếm tỷ lệ cao nhất 60,30 %; điều trị Đông Tây y kết hợp 26,38%; điều trị Đông y chỉ có 13,32%.

Sự khác biệt rõ có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

Do địa bàn điều tra ở khu vực thành thị, đất chật, người đông, ít có thói quen trồng và sử dụng thuốc nam, trong khi đó có rất nhiều cơ sở khác chữa bệnh Tây y, kể cả khám chuyên khoa, quầy thuốc nên khi bị bệnh, đến các cơ sở trên để khám, điều trị vừa nhanh, vừa thuận tiện; còn điều trị bằng Đông y phải tốn thời gian chế biến và sắc nấu.

Trong số người sử dụng phương pháp Đông Tây y kết hợp ở đây, phần lớn điều trị Đông y chỉ là súc miệng bằng nước muối là chủ yếu.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi số người chỉ điều trị Đông y chiếm 13,32% tương đương với kết quả nghiên cứu của Lê Quang Huynh và Võ Văn Kiến (2002) ở phường Phú Hội, Thành phố Huế là 14, 67% [16].

Bệnh viêm họng mãn tính trong cộng đồng có tỷ lệ rất cao [25] nên cần phải tuyên truyền nhân dân trồng và sử dụng thuốc nam để chữa các chứng bệnh thông thường trong đó có bệnh viêm họng, khuyến khích trồng các cây thuốc xung quanh nhà, trên sân thượng, vừa làm rau vừa làm thuốc, vừa làm cảnh vừa làm thuốc.

4.3.3. Hiểu biết thuốc dân gian điều trị viêm họng

Qua tìm hiểu 398 đối tượng điều tra, chỉ có 158 người chiếm tỷ lệ 39,70% biết một vài bài thuốc dân gian để điều trị bệnh viêm họng thông qua

sách báo, các kênh thông tin đại chúng và kinh nghiệm truyền miệng.

Tỷ lệ nghiên cứu của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của Trương Văn Hiếu - Nguyễn Thanh Hải (2007) cũng tại phường Xuân Phú là 34,71% [14].

Tỷ lệ hiểu biết về bài thuốc dân gian của nhân dân còn thấp nên trách nhiệm của y tế cơ sở địa phương cần sưu tầm các bài thuốc hay, điều trị có hiệu quả, an toàn phổ biến cho nhân dân áp dụng, nhất là điều trị các bệnh viêm họng mãn tính.

4.3.4. Tìm hiểu sự tƣơng quan giữa nhóm tuổi với việc điều trị bằng thuốc dân gian

Qua Bảng 3.18 cho thấy, tuổi càng lớn thì tỷ lệ biết sử dụng các phương pháp dân gian để điều trị viêm họng càng cao. Đặc biệt, những người từ 51 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ cao từ 68,62% trở lên. Điều này có thể lý giải do ngày xưa thuốc Tây còn khan hiếm nên khi bị bệnh, người dân tìm hiểu những bài thuốc dân gian ở sách báo, truyền miệng để điều trị bệnh. Ngày nay, thuốc Tây được bán rộng rãi, các cơ sở y tế phát triển rộng khắp, nên khi đau ốm, người dân tìm đến các cơ sở này để điều trị vừa nhanh, thuận tiện, hiệu quả cao nên ít chú ý đến các bài thuốc dân gian. Nhiệm vụ của y tế cơ sở là cần sưu tầm và phổ biến các bài thuốc hay, điều trị có hiệu quả để tuyên truyền cho nhân dân, nhất là thế hệ trẻ biết sử dụng. Khác biệt giữa nhóm tuổi từ 51 tuổi trở lên với các nhóm tuổi khác có ý nghĩa thống kê.

4.3.5. Tìm hiểu về cách dùng thuốc điều trị

Qua Bảng 3.19: Người dân biết ứng dụng nhiều cách để điều trị viêm họng như: súc họng, ngậm thuốc, xông họng, thuốc thang,... Trong đó, súc họng được nhiều người sử dụng nhất, chiếm 54,43%; tiếp đến, sử dụng thuốc ngậm 20,26%; thuốc thang 13,19%; thuốc xông họng 12,02%,... Có lẽ phương pháp súc họng là đơn giản, dễ làm, ít tốn thời gian. Súc họng ở đây

chủ yếu là bằng nước muối pha loãng và thuốc nam được chế biến sẵn dành để súc họng. Cách sử dụng thuốc bằng phương pháp ngậm, súc họng, xông và uống được dân gian sử dụng từ lâu đời và đã được ghi vào y văn [10], [21], [26]. Điều đó chứng tỏ người dân biết sử dụng thuốc dân gian một cách khoa học.

4.3.6. Các vị thuốc thƣờng đƣợc sử dụng trong dân gian

Qua bảng 3.20, chúng tôi thấy:

- Số người sử dụng các bài thuốc dân gian để điều trị bệnh viêm họng còn thấp, thường tập trung vào nhóm người ở gia đình có truyền thống dùng thuốc nam và những người lớn tuổi.

- 10 loại cây thuốc và khoáng vật chúng tôi điều tra được đều là những cây thuốc quen thuộc, dễ tìm, có sẵn ở xung quanh vườn nhà.

- Theo Từ điển Dược học cổ truyền Việt Nam [28], các loại thuốc trên đều không độc, có tác dụng chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau, trong đó có cảm mạo, ho, viêm họng ... Điều này chứng tỏ người dân sưu tầm các bài thuốc dân gian qua sách báo và truyền miệng có cơ sở khoa học.

+ Các loại thuốc có tính chất kháng sinh: điều trị V.A, amyđan, như tỏi, mật ong, rẻ quạt [28].

+ Các loại thuốc có tác dụng chữa cảm sốt, viêm họng, ho, đờm như bạc hà, tía tô, gừng tươi, cam thảo, mạch môn, huyền sâm. [27].

+ Thuốc có tác dụng sát khuẩn tại chỗ như muối ăn thường được dân gian sử dụng nhiều nhất (58,22%), được sử dụng để súc miệng, khò, ngậm điều trị viêm họng. Thường hay được ngậm kết hợp với rẻ quạt, hoặc với một lát gừng, hoặc với một lát chanh để điều trị viêm họng cấp và mạn [28].

- Các loại cây thuốc trên còn quá ít so với những cây thuốc và khoáng vật hiện có ở Việt Nam có thể điều trị bệnh viêm họng. Vì thế, cần phải tuyên truyền thêm về các cây thuốc có tác dụng chữa bệnh hiện đang có tại địa phương.

4.3.7. Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm họng

Qua tìm hiểu 398 đối tượng điều tra, chúng tôi nhận thấy ý thức phòng ngừa bệnh viêm họng của người dân khá cao. Mỗi người đưa ra nhiều biện pháp có thể phòng ngừa bệnh viêm họng, chúng tôi sử dụng câu hỏi mở để người dân tự đưa ra biện pháp phòng ngừa.

Qua Bảng 3.21 cho thấy: Biện pháp giữ ấm khi thay đổi thời tiết chiếm tỷ lệ cao nhất 89,94%; tiếp đến là biện pháp hạn chế uống nước đá lạnh 88,44%; nâng cao sức khoẻ, vệ sinh răng miệng 74,87%; mang khẩu trang khi ra đường 67,33%; không hút thuốc lá 67,08%; hạn chế tiếp xúc khói bụi 47,48%; điều trị sớm bệnh TMH 45,22%. Nhận thức phòng ngừa là phù hợp với y văn [3], [6], [8], [15], chứng tỏ trình độ dân trí cao (bảng 3.3) và nhận thức theo nguồn thông tin là đúng (bảng 3.8).

Tuy vậy, đây vẫn là những biện pháp mang tính lý thuyết. Thực tế thì thời tiết ở Huế quá khắc nghiệt: nắng nóng, mưa dầm, lạnh ẩm xảy ra thường xuyên; thói quen của người dân uống cà phê, bia đá, nước đá, hút thuốc, uống rượu chiếm tỷ lệ còn cao, mặt khác môi trường còn ô nhiễm nhiều, do khói bụi... nên cần phải tiếp tục tuyên truyền về ý thức phòng ngừa để người dân thay đổi dần các hành vi có hại cho sức khoẻ, thực hành các hành vi có lợi cho sức khoẻ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN

Qua tìm hiểu ngẫu nhiên 398 người ở phường Xuân Phú, Thành phố Huế về nhận thức và các phương pháp dân gian điều trị bệnh viêm họng trong nhân dân, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1.Tìm hiểu nhận thức về bệnh viêm họng

- Người dân nhận thức được bệnh viêm họng từ nhiều nguồn thông tin, trong đó, nguồn từ sách báo 48,99%, từ cán bộ y tế 22,89%.

- Về nguyên nhân: Có 71,85% nhận thức nguyên nhân gây bệnh viêm họng do nhiễm trùng.

- Về yếu tố thuận lợi: Có nhiều yếu tố thuận lợi có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm họng, trong đó, yếu tố do thời tiết chiếm tỷ lệ cao nhất 89,94%.

- Triệu chứng bệnh viêm họng: Rát họng 86,68%, nuốt đau 76,885%, vướng họng 76,63%,…

- Nhận thức về lây truyền: Có 28,14% số người cho rằng bệnh viêm họng có lây. 71,86% cho rằng bệnh viêm họng không lây.

- Nhận thức về biến chứng: Viêm họng có thể gây nhiều biến chứng, trong đó, biến chứng gây viêm tai giữa chiếm tỷ lệ cao nhất 36,93%.

- Nhận thức về nhóm tuổi thường mắc bệnh: Có 50% cho rằng cả người lớn và trẻ em đều có thể mắc bệnh viêm họng.

- Nhận thức về khả năng tái phát: Có 77,13% cho rằng bệnh viêm họng rất hay tái phát.

2. Tìm hiểu các phƣơng pháp dân gian điều trị và phòng bệnh viêm họng

- Số người hiểu biết về các loại thuốc dân gian điều trị bệnh viêm họng còn thấp, chiếm tỷ lệ 39,98%.

- Nhóm tuổi càng cao, tỷ lệ biết sử dụng thuốc dân gian càng nhiều, đặc biệt, nhóm người cao tuổi biết trên 92%.

- Về phương pháp điều trị khi bị bệnh viêm họng: Điều trị Tây y chiếm 60,30%; Đông – Tây y kết hợp 26,38%; Đông y 13,32%.

- Cách sử dụng thuốc dân gian: Phổ biến có 4 phương pháp là súc họng, ngậm thuốc, xông họng, thuốc thang, trong đó, súc họng chiếm tỷ lệ cao nhất 54,43%.

- Về cây thuốc: Các cây thuốc được nhân dân sử dụng điều trị bệnh viêm họng là đúng, đa số có tính chất kháng sinh, thanh nhiệt.

- Phòng bệnh: Người dân biết nhiều biện pháp để phòng ngừa bệnh viêm họng như giữ ấm khi thay đổi thời tiết, hạn chế uống nước đá lạnh, dùng khẩu trang khi ra đường,… Biện pháp được sử dụng nhiều nhất là giữ ấm khi thay đổi thời tiết chiếm tỷ lệ 89,94%.

TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Đình Bảng (1991), Một số hình thái mũi, Tập tranh giải phẫu Tai

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức và các phương pháp dân gian điều trị bệnh viêm họng trong nhân dân ở phường xuân phú, thành phố huế (Trang 32 - 45)