Các đặc điểm chung

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức và các phương pháp dân gian điều trị bệnh viêm họng trong nhân dân ở phường xuân phú, thành phố huế (Trang 30 - 32)

4.1.1. Điều tra theo giới

Qua kết quả Bảng 3.1 với 398 người được điều tra, chúng tôi thấy: Nam 168 người, chiếm tỷ lệ 42,21%; nữ 230 người, chiếm tỷ lệ 57,79%. Kết quả phù hợp với thống kê dân số của Phường cuối năm 2008: nữ chiếm 52,33%. Mặt khác thời gian chúng tôi đến hộ gia đình chủ yếu là buổi chiều thời gian từ 16 - 18 giờ. Thời gian này nữ có mặt ở nhà nhiều hơn vì nữ lo nội trợ. Một số ít nam giới, đặc biệt là nam thanh niên đi chơi thể thao, vì thế tỷ lệ nữ được điều tra cao hơn nam; khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Trương Văn Hiếu - Nguyễn Thanh Hải (2007) tại phường Xuân Phú, Thành phố Huế nữ chiếm 60,13% [14].

4.1.2. Điều tra theo nhóm tuổi

Chúng tôi đến từng hộ gia đình, gặp bất cứ người nào từ 18 tuổi trở lên là được mời điều tra, trừ người già lú lẫn và người thiểu năng trí tuệ.

Qua bảng 3.2 cho thấy: Tất cả các nhóm tuổi đều được điều tra, trong đó, nhóm tuổi từ 18 - 30, chiếm 27,89%; 31 - 40 chiếm 27,39%; nhóm 41 - 50 chiếm 23,62%; nhóm 51 - 60 chiếm 12,83%; nhóm 61 - 70 tuổi chiếm 5,03%; nhóm trên 70 tuổi chiếm 3,24% .

Riêng nhóm tuổi 61 – 70 và trên 70 tuổi chiếm 5,03% và 3,24%. Nhóm tuổi càng lớn thì số người càng ít. Kết quả này phù hợp với tháp tuổi Việt Nam [9]. Kết quả này phù hợp với Trương Văn Hiếu - Nguyễn Thanh Hải (2007) tại phường Xuân Phú, Thành phố Huế [14].

4.1.3. Trình độ văn hoá

trung học cơ sở trở lên chiếm 77,64%; tiểu học chiếm 22,36%. Điều này phù hợp với dân trí thành phố. Đây là một điều thuận lợi để chúng ta đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ. Dân trí càng cao thì ý thức bảo vệ sức khoẻ càng tốt hơn.

4.1.4. Nghề nghiệp

Qua Bảng 3.4, cho thấy: Đa số người được điều tra có nghề nghiệp, trừ số ít là học sinh, sinh viên, chiếm tỷ lệ 12,56%, là đối tượng đương nhiên. Nội trợ chiếm 14,57%; số người nội trợ ở đây là những người lớn tuổi, có khả năng làm việc nhẹ. Công nhân chiếm 10,55%. Buôn bán 21,86%. CNVC: 22,87%, chiếm tỷ lệ cao nhất. Nghề khác: 17,59% (nghề khác ở đây là những người làm việc theo mùa vụ, chưa có nghề nghiệp, nghề nghiệp chưa ổn định hoặc chạy xe ôm, xích lô,...).

Công nhân chiếm 10,55%, là những người dễ phơi nhiễm với các môi trường bất lợi có thể gây nên bệnh viêm họng. Đây là đối tượng cần ưu tiên tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ để họ tự giác bảo vệ sức khoẻ cho chính mình.

4.1.5. Mức sống

Theo kết quả điều tra cho thấy mức sống đầy đủ: 90,95%; thiếu thốn: 9,05 % (khác biệt có ý nghĩa thống kê với P < 0,01). Điều này chứng tỏ đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, phù hợp với sự phát triển kinh tế ngày càng tăng của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và đất nước nói chung.

Mức sống ở đây có cao hơn mặt bằng chung của toàn tỉnh Thừa Thiên Huế tỷ lệ hộ nghèo là 12,1%. Tuy nhiên, khi kinh tế phát triển, kéo theo nhu cầu xây dựng nhà cửa, các công trình, nhà máy, đường sá và các vấn đề xã hội khác nảy sinh. Con người phải đối mặt với ô nhiễm môi trường: khói, bụi, hoá chất,... đó là yếu tố thuận lợi dẫn đến bệnh viêm họng nếu không biết cách dự phòng tốt [22].

cũng nhiều hơn, nguy cơ gây viêm họng cũng cao hơn.

Kết quả nghiên cứu của Trương Văn Hiếu, Nguyễn Thanh Hải (2007) ở phường Xuân Phú, tỷ lệ hộ có mức sống đầy đủ 88, 56%; thiếu thốn 11,44%. Điều này hoàn toàn phù hợp, chứng tỏ kinh tế ngày càng phát triển, đời sống ngày càng được nâng cao.

4.1.6. Số ngƣời hiện mắc bệnh viêm họng

Qua Bảng 3.6: Từ 398 người được điều tra hiện tại, số người có bệnh lý viêm họng chiếm tỷ lệ 27,39%, trong đó, nam mắc bệnh viêm họng chiếm 30,35%; nữ chiếm 25,22%. Tỷ lệ mắc bệnh nam/nữ không có ý nghĩa thống kê; phù hợp với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tư Thế (không có sự khác biệt theo giới) [25].

Tỷ lệ hiện mắc bệnh viêm họng 27,39% là cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Thị Bắc Hải (2002) tại phường Xuân Phú, Thành phố Huế: viêm họng chiếm 18,19% [23]. Có lẽ do thời điểm chúng tôi điều tra vào mùa Đông - Xuân nên tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.

Mặt khác, kinh tế phát triển, đời sống được nâng cao, số người uống rượu, bia, đá lạnh càng nhiều hơn, là yếu tố thuận lợi gây viêm họng.

Nghiên cứu của chúng tôi không mang ý nghĩa chẩn đoán xác định mà chỉ mạng ý nghĩa chủ quan của người khai qua các triệu chúng cơ năng nên khó phân biệt được viêm họng cấp hay viêm họng mãn; cũng như không xác định được có phải viêm amyđan hoặc V.A tồn dư ở người lớn,... Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ mang tính chất nhận thức dịch tễ về bệnh viêm họng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức và các phương pháp dân gian điều trị bệnh viêm họng trong nhân dân ở phường xuân phú, thành phố huế (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)