NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID –

Một phần của tài liệu BÀI TẬP HỌC PHẦN KINH TẾ QUỐC TẾ đề tài TÁC ĐỘNG CỦA đại DỊCH COVID 19 đến KINH TẾ CHI LÊ VÀ GIẢI PHÁP VỚI VIỆT NAM (Trang 29 - 31)

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

3.1. NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID –

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới và đang diễn biến rất phức tạp, khó lường, đẩy thế giới và nhiều nước rơi vào khủng hoảng kép về y tế và kinh tế. Về kinh tế, hầu hết các quốc gia rơi vào suy thối nghiêm trọng, kinh tế và thương mại tồn cầu suy giảm mạnh, trong đó có Việt Nam.

Năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn đối với kinh tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam. Kinh tế thế giới được dự báo suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID – 19. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng với tốc độ tăng GDP ước tính đạt 2,91%.

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Hình 3.1. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.

Mặc dù tăng trưởng GDP năm 2020 đạt thấp nhất trong giai đoạn 2011 – 2020 nhưng trước những tác động tiêu cực của dịch COVID – 19 thì đó là một thành cơng của nước ta với tốc độ tăng thuộc nhóm nước cao nhất thế giới. Cùng với Trung Quốc và Mi-an-ma, Việt Nam là một trong ba quốc gia ở châu Á có mức tăng trưởng tích cực trong năm 2020.

Theo kết quả điều tra đột xuất của Tổng cục Thống kê về tác động của dịch COVID – 19 tới doanh nghiệp lần 1 cho thấy, tính đến thời điểm kết thúc khảo sát (20/4/2020) với 126.565 doanh nghiệp tham gia trả lời (chiếm 20% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh tại thời điểm hiện nay, trong đó có 51/66 tập đồn, tổng cơng ty có quy mơ lớn), có tới 85,7% số doanh nghiệp

SV: Cao Diễm Quỳnh 23 Lớp học phần: Kinh tế quốc tế(121)_10

được hỏi trên cả nước bị tác động bởi dịch COVID-19. Trong đó, khu vực cơng nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ chịu nhiều tác động nhất từ dịch COVID-19 với tỷ lệ doanh nghiệp bị tác động lần lượt là 86,1% và 85,9%; trong khi khu vực nơng, lâm, thủy sản chịu ảnh hưởng ít hơn với 78,7%. Đáng chú ý, một số ngành kinh tế có tỷ lệ doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực của dịch COVID-19 cao, điển hình như: Ngành hàng không 100%, dịch vụ lưu trú 97,1%, dịch vụ ăn uống 95,5%, hoạt động của các đại lý du lịch 95,7%, giáo dục và đào tạo 93,9%, tiếp đến là các ngành dệt may, sản xuất da, các sản phầm từ da, sản xuất các sản phẩm điện tử, sản xuất ơ tơ đều có tỷ lệ trên 90%.

Dịch vụ, du lịch là ngành phản ánh rõ nét nhất các ảnh hưởng từ đại dịch COVID – 19. Các lĩnh vực như: du lịch, vận tải (nhất là vận tải hàng khơng) có mức sụt giảm mạnh, chủ yếu do việc hạn chế đi lại và giãn cách xã hội. Trong 6 tháng đầu năm 2020, lượng khách quốc tế giảm tới -55,8% so với cùng kỳ năm trước (quý 1 giảm -18%); khách du lịch trong nước cũng giảm tới -27,3% (quý 1 giảm 6%). Doanh thu toàn ngành giảm -77,8%, cao hơn nhiều so với mức giảm -11% của quý 1/2020. Theo Hiệp hội Vận tải hàng không Quốc tế (IATA), đại dịch COVID – 19 khiến doanh thu ngành hàng không giảm 80% trong nửa đầu năm 2020, trong khi vẫn phải trang trải các chi phí liên quan đến phi hành đồn, hoạt động bảo trì, nhiên liệu, phí sân bay và bảo quản máy bay. Theo dự báo của IATA, các hãng tại Việt Nam mất đi doanh thu khoảng 4 tỉ USD, Vietnam Airlines giảm doanh thu 50.000 tỉ đồng, dự kiến lỗ 29.000 tỉ đồng, thâm hụt 16.000 tỉ đồng, sẽ rơi vào trạng thái mất thanh khoản nếu khơng có hỗ trợ của Chính phủ.

Tuy nhiên, kể từ quý 3/2020, các khu vực kinh tế đều có dấu hiệu phục hồi và khởi sắc hơn, bước vào trạng thái hoạt động trong điều kiện bình thường mới. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 4/2020 ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của quý 4 các năm trong giai đoạn 2011-2020.

Tiếp tục đà tăng trưởng kể từ quý 3/2020, kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng bất chấp dịch COVID – 19 diễn biến phức tạp trong 6 tháng đầu năm 2021. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2021 tăng 5,64%, cao hơn tốc độ tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng 7,05% và 6,77% của cùng kỳ năm 2018 và 2019. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,82%, đóng góp 8,17% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,36%, đóng góp 59,05%; khu vực dịch vụ tăng 3,96%, đóng góp 32,78%.

SV: Cao Diễm Quỳnh 24 Lớp học phần: Kinh tế quốc tế(121)_10

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Hình 3.2. Tốc độ tăng GDP của Việt Nam vào quý 2 và 6 tháng đầu năm giai đoạn 2017 – 2021 (%)

Hiện tại, nền kinh tế Việt Nam vẫn khá ổn định trước những thách thức của đại dịch COVID – 19. Tuy nhiên, nguy cơ lớn vẫn còn và tiềm ẩn nhiều bất ổn nếu dịch bùng phát trở lại. Đại dịch COVID – 19 kéo dài trên toàn cầu vẫn là nguy cơ lớn nhất đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP HỌC PHẦN KINH TẾ QUỐC TẾ đề tài TÁC ĐỘNG CỦA đại DỊCH COVID 19 đến KINH TẾ CHI LÊ VÀ GIẢI PHÁP VỚI VIỆT NAM (Trang 29 - 31)