GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu BÀI TẬP HỌC PHẦN KINH TẾ QUỐC TẾ đề tài TÁC ĐỘNG CỦA đại DỊCH COVID 19 đến KINH TẾ CHI LÊ VÀ GIẢI PHÁP VỚI VIỆT NAM (Trang 32 - 37)

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

3.3. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

3.3.1. Định hướng chính sách

Tính chất của đại dịch COVID-19 lần này cho thấy việc dự báo tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam diễn ra trong thời gian bao lâu là rất khó. Mức độ kết nối rất lớn của Việt Nam với chuỗi giá trị toàn cầu và các biện pháp cách ly xã hội do các nước áp dụng dẫn đến việc đại dịch nếu được kiểm sốt ở Việt Nam cũng khơng thể làm cho nền kinh tế phục hồi ngay nếu nó vẫn tiếp diễn ở các quốc gia khác. Điều này địi hỏi phải xây dựng nhiều kịch bản chính sách kinh tế khác nhau từ ngắn đến dài hạn nhằm ứng phó với tình hình dịch ở cả Việt Nam và ở các quốc gia khác trên thế giới. Vì vậy, việc ban hành các chính sách trong bối cảnh này cần đảm bảo các định hướng sau:

 Ưu tiên chính sách nên hướng vào việc đảm bảo an ninh lương thực và phòng chống sự lây lan của bệnh dịch.

 Các chính sách nhằm vào việc cải thiện khả năng thanh khoản, kéo dài khả năng chống đỡ của doanh nghiệp và đảm bảo an sinh xã hội. Đặc biệt quan tâm đến những khu vực dễ bị tổn thương như người lao động, các DNNVV trong ngắn hạn (đặc biệt tại những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất) nhưng đồng thời cũng cần tránh sự đổ vỡ của các doanh nghiệp lớn, đầu tầu để từ đó lan sang các khu vực khác.

 Các chính sách kích thích tổng cầu chủ yếu thơng qua tăng đầu tư của nhà nước vào cơ sở hạ tầng. Tránh việc lạm dụng chính sách tiền tệ gây ra các bất ổn kinh tế vĩ mơ trong dài hạn.

 Hình thành rõ các gói chính sách hỗ trợ trong ngắn hạn và các gói chính sách giải cứu nền kinh tế trong dài hạn.

3.3.2. Một số giải pháp cụ thể3.3.2.1. Chính sách tài khố 3.3.2.1. Chính sách tài khố

Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần tiếp tục được thực hiện theo hướng tập trung hơn, đúng đối tượng và thực chất hơn, theo sát với nhu cầu của doanh nghiệp. Cần có chọn lọc, phân loại ngành nghề để hỗ trợ, trên cơ sở đánh giá, khảo

SV: Cao Diễm Quỳnh 26 Lớp học phần: Kinh tế quốc tế(121)_10

sát nhanh tác động của dịch COVID-19 đến ngành, nghề cụ thể và có điều kiện, tiêu chí. Đối với chính sách thuế, có thể nhận thấy tác động của các gói hỗ trợ gia hạn nộp thuế và tiền thuế đất hiện nay là rất nhỏ. Cần cho phép kéo dài thời gian giãn, hoãn thuế, tiền thuê đất và bổ sung bổ sung đối tượng gia hạn để doanh nghiệp đỡ khó khăn về thanh tốn chi phí.

Các chính sách an sinh xã hội như chi trả bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ người bị tạm thời ngưng việc, trợ cấp cho người nghèo, người bị mất kế sinh nhai,… cần phải được ưu tiên hàng đầu về nguồn lực và thực hiện nhanh chóng, đặc biệt là nếu bệnh dịch tái bùng phát trong nước. Các chính sách hỗ trợ cần phải bao phủ được những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương - người lao động trình độ thấp và lao động trong khu vực phi chính thức khi họ chiếm một tỷ trọng lớn, dễ tổn thương, chịu tác động nặng nề nhất, tốc độ suy giảm thu nhập nhanh nếu kinh tế rơi vào suy thối. 3.3.2.2. Chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ, cụ thể là cơng cụ lãi suất trong thời điểm hiện nay sẽ ít hiệu quả. Khi dịch bệnh cịn tồn tại thì một số nhu cầu đặc thù sẽ biến mất, theo đó các ngành kinh doanh phục vụ các nhu cầu đó cũng sẽ khơng trở lại được, dù lãi suất có giảm cũng khơng tạo được động lực để doanh nghiệp vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh. Nói cách khác, với đa số doanh nghiệp, yếu tố lãi suất không hẳn quyết định hành vi đầu tư hoặc mởrộng kinh doanh vào lúc này. Do vậy, chính sách hỗ trợ tín dụng nên tập trung vào nhóm các doanh nghiệp ít hoặc khơng bị ảnh hưởng, hoặc có hướng chuyển đổi hiệu quả. Đồng thời, mơi trường thể chế và chính sách ngành cần được cải thiện

3.3.2.3. Một số giải pháp dài hạn

Bên cạnh những giải pháp ngắn hạn mang tính ứng phó với COVID-19, Chính phủ cần thực hiện các giải pháp mang tínhdài hạn để chuẩn bị những điều kiện cơ bản cho phát triển bền vững sau đại dịch.

3.3.2.3.1. Đổi mới các mơ hình tăng trưởng theo hướng dựa trên sáng tạo và đổi mới công nghệ mới công nghệ

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mang lại những cơ hội lớn và cả những thách thức đối với Việt Nam. Trong thời kỳ đại dịch, khi hầu hết các hoạt động trong cuộc sống đều bị ngưng trệ thì cơng nghệ ngày càng được đánh giá cao. Các hoạt động sinh hoạt trong cuộc sống như học tập, mua hàng hoá… đều được

SV: Cao Diễm Quỳnh 27 Lớp học phần: Kinh tế quốc tế(121)_10

thực hiện qua internet do thực hiện giãn cách xã hội. Vì vậy, đây chính là thời điểm mà năng lực sáng tạo cần được thể hiện đúng vai trò, đúng xu thế chung của thế giới: xây dựng quốc gia phát triển dựa vào khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo thay vì dựa vào vốn, tài nguyên, lao động như hiện nay.

3.3.2.3.2. Phát triền nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững đất nước phát triển nhanh và bền vững

Nguồn nhân lực chất lượng cao là bộ phận cấu thành nguồn nhân lực của quốc gia, có vai trị quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay, phát triển nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng càng trở nên quan trọng và cấp thiết.

Cải cách tồn diện hệ thống giáo dục chính quy xun suốt từ phổ thơng lên đại học, chuyển từ phương thức đào tạo truyền thống mang tính tiếp nhận thụ động sang tơn trọng và khuyến khích tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề.

Đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo chính thức theo hướng tăng thực hành, đào tạo nghề, để đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Phát triển năng lực người lao động theo hướng đa kỹ năng để giúp người lao động thích ứng với các điều kiện và u cầu cơng việc khác nhau.

Khuyến khích doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lớn và tập đoàn đa quốc gia, tăng cường đầu tư vào quá trình phát triển nguồn nhân lực quốc gia thơng qua quan hệ đối tác công tư. Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà giáo, nhà khoa học có tài năng và kinh nghiệm của nước ngồi, người Việt Nam ở nước ngồi tham gia vào q trình đào tạo nhân lực tại Việt Nam.

3.3.2.3.3. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế đẩy phát triển kinh tế

Tập trung đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư theo hướng thuận lợi, thơng thống, minh bạch, an tồn và tin cậy. Từ đó, nhằm tạo ra năng lực cạnh tranh nhất định, tăng hiệu quả trong việc xúc tiến, mời gọi đầu tư từ nước ngoài.

3.3.2.3.4. Xây dựng các chính sách thu hút đầu tư

Đại dịch COVID-19 đã bộc lộ rõ ràng sự mong manh của chuỗi cung ứng tồn cầu. Vì vậy, để có thể chuyển giao cơng nghệ có hiệu quả từ khu vực FDI, cần có

SV: Cao Diễm Quỳnh 28 Lớp học phần: Kinh tế quốc tế(121)_10

những chính sách để thu hút hơn nữa toàn bộ chuỗi cung ứng, bao gồm cả các ngành công nghiệp phụ trợ của các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam. Việc thu hút không chỉ các doanh nghiệp lớn, mà cả các đối tác của họ tham gia vào quá trình sản xuất sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho Việt Nam về chuyển giao công nghệ. Theo đó, cần xem xét ưu đãi thuế doanh nghiệp thống nhất cho tất cả các công ty trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là đối với các ngành công nghệ cao và đáp ứng đủ điều kiện như số tiền đầu tư vượt qua một tiêu chuẩn nhất định.

3.3.2.3.5. Thực hiện tiêm vaccine toàn diện

Đại dịch COVID – 19 vẫn ln là mối nguy cơ trong tương lai vì vậy thực hiện tiêm vaccin toàn diện cho nhân dân sẽ giúp giảm thiểu tối đa số lượng người nhiễm virus, đưa nền kinh tế dần dân trở lại hoạt động bình thường.

Thơng tin trên Cổng tiêm chủng quốc gia cập nhật đến trưa ngày 2/9/2021 cho biết đã có trên 20,5 triệu liều vaccine COVID-19 được tiêm chủng trên cả nước.

SV: Cao Diễm Quỳnh 29 Lớp học phần: Kinh tế quốc tế(121)_10

KẾT LUẬN

Phần nội dung trên đã tóm tắt sơ lược về tình hình kinh tế thế giới và nền kinh tế Chile trong thời kỳ đại dịch COVID – 19 đang diễn ra trên toàn cầu.

Những gì chúng ta có ở Chile khơng chỉ là vấn đề sức khỏe có thể được giải quyết một cách khoa học hay kỹ thuật. Xã hội Chile đang trải qua một cơn bão theo đúng nghĩa đen, trong đó ba tình huống khủng hoảng kinh tế (chiến tranh thương mại Trung - Mỹ, bùng phát xã hội và đại dịch) có mối liên hệ với nhau. Thực tế là hệ thống chính trị đang gặp khủng hoảng, khơng có các cơ quan lãnh đạo chính cho phép tổ chức tồn xã hội hoặc các dự án có thể phân luồng các nhu cầu và sự không chắc chắn nảy sinh với đại dịch và đưa ra các phản ứng hiệu quả cho các vấn đề nảy sinh. Ngày càng trở nên cấp thiết, rõ ràng, Chile đang phải đối mặt với một tình hình phức tạp, trong đó mỗi yếu tố (y tế, kinh tế và chính trị) đều có những động lực riêng phụ thuộc vào các loại chủ thể trong nước và quốc tế khi đối mặt với các yếu tố bất định khác nhau.

Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và giải pháp giúp thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam trong và sau đại dịch.

SV: Cao Diễm Quỳnh 30 Lớp học phần: Kinh tế quốc tế(121)_10

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2020), “Báo cáo đánh giá tác động của COVID – 19 đến nền kinh tế và các khuyến nghị chính sách”.

2. Tổng cục Thống kê (2020), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2020,https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/12/baocao-tinh- hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2020/

3. Linh Chi (2021), “Kinh tế Trung Quốc đang 'mất sức'”, Báo quốc tế,

https://baoquocte.vn/kinh-te-trung-quoc-dang-mat-suc-155344.html

4. Tổng cục Thống kê (2021), “Kinh tế 6 tháng đầu năm 2021 tăng trưởng khá bất chấp dịch COVID – 19 diễn biến phức tạp”, https://www.gso.gov. lieu-thong-

ke/2021/07/kinh-te-6-thang-dau-nam-2021-tang-truong-kha-bat-chap-dich-covid- 19-dien-bien-phuc-tap/vn/du-lieu-va-so-

5. Chử Thị Nhuần – TS. Hoa Hữu Cường (2021), “Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Liên minh châu Âu trong bối cảnh đại dịch COVID-19”,

https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/the-gioi-van-de-su-

kien/-/2018/823659/tinh-hinh-kinh-te%2C-chinh-tri%2C-xa-hoi-cua-lien-minh- chau-au-trong-boi-canh-dai-dich-covid-19.aspx#

6. Cập nhật tình hình dịch Virus Corona (Covid-19), https://vimed.org/dich-virus-

corona-covid-19-7974.html

II.Tài liệu Tiếng Anh

1. J.Mendoza (2021), Coronavirus (COVID-19) in Chile,

https://www.statista.com/topics/6197/coronavirus-covid-19-in-chile/

2. M.Szmigiera (2021), Impact of the coronavirus pandemic on the global economy,

https://www.statista.com/topics/6139/covid-19-impact-on-the-global-economy/? fbclid=IwAR2I3Fj-aznlpQis0j-

AjxADXY1gIMsp_kuwSqlLNBQgoHHUVLcWt9a_ujY#dossierSummary__chapte r1

3. Government and institution measures in response to COVID-19 (2020),

https://home.kpmg/xx/en/home/insights/2020/04/chile-government-and-institution- measures-in-response-to-covid.html

4. Our World in Data: https://ourworldindata.org/

5. Moody’s Analytics: https://www.economy.com/

6. Trading Economics: https://tradingeconomics.com/

SV: Cao Diễm Quỳnh 31 Lớp học phần: Kinh tế quốc tế(121)_10

Một phần của tài liệu BÀI TẬP HỌC PHẦN KINH TẾ QUỐC TẾ đề tài TÁC ĐỘNG CỦA đại DỊCH COVID 19 đến KINH TẾ CHI LÊ VÀ GIẢI PHÁP VỚI VIỆT NAM (Trang 32 - 37)