Một số lý luận cơ bản về xuất khẩu chè

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của việt nam (Trang 37 - 42)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. Một số lý luận cơ bản về xuất khẩu chè

2.1.1. Khái niệm chung về chè

Chè là một trong những thức uống lâu đời nhất trên thế giới có nguồn gốc từ cây chè (Camellia sinensis), một loại cây bụi thường xanh có nguồn gốc từ Đơng Á. Sau nước, nó là thức uống được tiêu thụ rộng rãi nhất trên thế giới.

Cây chè là cây công nghiệp lâu năm, được trồng đầu tiên ở Trung Quốc, cách đây khoảng 5000 năm. Theo các tài liệu Hán nôm về nông nghiệp Việt Nam và Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn - 1773 [80], cây chè đã được trồng tại Việt Nam từ thời vua Hùng dựng nước. Là loại cây trồng có tính thời vụ, thời gian thu hoạch phụ thuộc vào giống chè, đặc điểm thời tiết từng năm, từng mùa, từng địa phương, cách chăm sóc, tuy nhiên thơng thường mỗi năm cây chè cho thu hoạch trong khoảng 3 vụ: xuân (tháng 3 - 4), hè thu (tháng 5 - 10), thu đông (tháng 11). Tổng thời gian sinh trưởng và phát triển của cây chè có thể kéo dài đến 40 - 50 năm. Trong đó 3 - 4 năm đầu là giai đoạn cây non hay còn gọi là giai đoạn thiết kế cơ bản, tiếp đến giai đoạn chè lớn kéo dài khoảng 20 - 30 năm, sau đó đến giai đoạn già cỗi dần. Năng suất cây trồng phụ thuộc rất lớn vào giống chè, kỹ thuật chăm sóc và các điều kiện tự nhiên. Hiện nay Việt Nam có một số vùng chè lớn như vùng chè Tây Bắc, vùng chè Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, vùng chè Trung du Bắc Bộ, vùng chè Bắc Trung Bộ, vùng chè Tây Nguyên, vùng chè duyên hải miền Trung, vùng chè cánh cung Đơng Bắc.

Trên thị trường thế giới có nhiều loại chè khác nhau được giao dịch. Có nhiều tiêu chí để phân loại chè, tiêu chí được sử dụng phổ biến là dựa theo mức độ lên men của lá chè. Theo tiêu chí này, chè thành phẩm được phân thành 3 loại chính: chè đen, chè xanh, chè Ơlong. Ngày nay, ngồi là loại thức uống, chè cịn được sử dụng trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, tiêu dùng hàng ngày dưới

dạng các sản phẩm tinh chế. Trong thương mại quốc tế, theo hệ thống hài hòa 2017 (HS 2017), sản phẩm có nguồn gốc từ chè (0902) có thể phân thành:

Chè xanh, đóng gói sẵn, trọng lượng gói khơng q 3kg (mã HS: 090210) Chè xanh dạng rời trên 3kg (mã HS: 090220)

Chè đen, đóng gói sẵn, trọng lượng gói khơng q 3kg (mã HS: 090230) Chè đen dạng rời trên 3kg (mã HS: 090240)

“Đối với những loại chè đóng gói dưới 3kg thường là những loại chè thành phẩm, có thương hiệu. Ngược lại những loại chè dạng rời thường là loại chè nguyên liệu, được các quốc gia nhập khẩu sử dụng làm nguyên liệu để chế biến, đấu trộn thành các sản phẩm chè khác và tiêu thụ hoặc tái xuất sang các nước khác.”2

2.1.2. Khái niệm chung về xuất khẩu chè

Xuất khẩu là một thành phần của thương mại quốc tế, kết hợp với nhập khẩu, chúng tạo nên cán cân thương mại của một quốc gia. Có nhiều khái niệm khác nhau về xuất khẩu. Theo Giáo trình Thương mại quốc tế của Nguyễn Văn Tuấn, Trần Hòe (2008) [81], "xuất khẩu là hoạt động kinh doanh với phạm vi vượt ra khỏi biên giới quốc gia hoặc là hoạt động buôn bán của một nước với nước khác trên phạm vi quốc tế". Lúc này, hàng hóa và dịch vụ được mua bởi cư dân của một quốc gia được sản xuất bởi một quốc gia nước ngồi.

Cịn theo Joshi, Rakesh Mohan (2014) [82], "Xuất khẩu trong thương mại quốc tế là một sản phẩm được sản xuất ở một quốc gia được bán sang một quốc gia khác, hoặc một dịch vụ được cung cấp ở một quốc gia cho một quốc gia hoặc cư dân của một quốc gia khác. Người bán hàng hóa đó hoặc nhà cung cấp dịch vụ là nhà xuất khẩu; Người mua nước ngoài là nhà nhập khẩu.

Theo Luật thương mại 2005 tại Điều 28, khoản 1, “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hố được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”. Nhìn chung, khi nói đến xuất khẩu phải bao gồm yếu tố nước ngồi hoặc có liên quan đến nhau. Xuất khẩu hàng hóa thường địi hỏi sự tham gia của cơ quan Hải quan.

Trên cơ sở của khái niệm chung về chè và xuất khẩu có thể khái niệm về xuất khẩu chè như sau: Xuất khẩu chè là bán các sản phẩm chè của một quốc gia ra

khỏi lãnh thổ của quốc gia đó hoặc bán vào khu vực hải quan riêng theo pháp luật quy định.

2

2.1.3. Các hình thức xuất khẩu chè

Những năm qua, các doanh nghiệp chè xuất khẩu với nhiều hình thức khác nhau, một số hình thức xuất khẩu chủ yếu là:

Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu chè trực tiếp là việc xuất khẩu các loại chè do chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước sau đó xuất khẩu những mặt hàng này ra nước ngồi với danh nghĩa là hàng của doanh nghiệp mình. Đây là hình thức mà các doanh nghiệp ở Việt Nam thường áp dụng nhất kể từ khi nhà nước cho phép mọi doanh nghiệp đều được tham gia xuất khẩu.

Hình thức này có ưu điểm là mang lại lợi nhuận cao hơn các hình thức khác. Doanh nghiệp đứng ra với vai trị là người bán trực tiếp, do đó nếu mặt hàng chè có quy cách, chất lượng, mẫu mã tốt sẽ nâng cao được uy tín cho doanh nghiệp mình trên thị trường, nhất là trong điều kiện hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, trước hết hình thức này địi hỏi doanh nghiệp phải xuất khẩu phải có vốn khá lớn ứng trước để tự sản xuất, thu mua, chế biến mặt hàng chè xuất khẩu nhất là những hợp đồng có giá trị lớn. Đồng thời loại hình xuất khẩu này lại cũng có những rủi ro lớn như: chè kém chất lượng, sai quy cách phẩm chất, mẫu mã không đạt yêu cầu dẫn tới không xuất khẩu được. Đặc biệt là đối với những loại chè mà doanh nghiệp thu mua để xuất khẩu thì rủi ro này rất cao do công tác kiểm tra chất lượng chè khi thu mua kém, không chặt chẽ, không đảm bảo về số lượng và chất lượng.

Xuất khẩu uỷ thác

Trong hình thức xuất khẩu chè uỷ thác doanh nghiệp ngoại thương đóng vai trị là trung gian xuất khẩu làm thay cho các doanh nghiệp sản xuất chè những thủ tục xuất khẩu cần thiết để xuất khẩu chè được hưởng phần trăm (%) theo giá trị lô hàng xuất khẩu. Tỷ lệ phần trăm này là do hai bên tự thoả thuận và ký kết hợp đồng, thơng thường là 0,5% giá trị. Hình thức này chỉ được áp dụng khi doanh nghiệp xuất khẩu một lượng hàng nhỏ hoặc trước kia doanh nghiệp khơng có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp. Hình thức xuất khẩu uỷ thác được tiến hành theo các bước sau:

Ưu điểm của hình thức xuất khẩu này là mức độ rủi ro thấp do không phải chịu trách nhiệm về giá cả tăng hay giảm bất thường, người đứng ra xuất khẩu chè không phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng. Đặc biệt, với tình hình khan hiếm vốn như hiện nay các doanh nghiệp ngoại thương thường áp dụng hình thức này do khơng cần huy động vốn để mua chè. Tuy nhận tiền ít nhưng nhận tiền nhanh, cần ít thủ tục, và tương đối tin cậy.

Xuất khẩu theo nghị định thư giữa hai chính phủ

Đây là hình thức xuất khẩu chè (thường là để trả nợ) được ký theo nghị định thư giữa hai chính phủ. Xuất khẩu chè theo hình thức này có nhiều ưu đãi như: khả

năng thanh toán chắc chắn (do nhà nước trả cho doanh nghiệp chế biến chè xuất khẩu), giá cả chè nhìn chung có thể chấp nhận được, doanh nghiệp chế biến khơng phải lo nghĩ về đầu ra cho chè mà mình sản xuất. Trên thực tế hiện nay, thì hình thức này rất ít được áp dụng. Nhà nước chỉ giao nhiệm vụ cho doanh nghiệp nào có khả năng về tài chính, năng lực sản xuất nhất. Thơng thường thì Tổng Cơng ty chè Việt Nam thực hiện hình thức này. Hình thức này cịn thực hiện là việc trả nợ cho Nga và các nước Đơng Âu, theo chương trình đổi dầu lấy lương với Iraq của Liên Hợp Quốc.

2.1.4. Vai trò của xuất khẩu chè

Đối với nền kinh tế quốc dân nói chung

Lịch sử kinh tế thế giới đã khẳng định rằng, một đất nước dù có được thiên nhiên ưu đãi đến đâu đi nữa nhưng nếu khơng có thương mại quốc tế, thì nền kinh tế cũng khó phát triển và bắt kịp thế giới. Vì thế, ở Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức một cách sâu sắc là: Chỉ có mở rộng ngoại thương, hội nhập thương mại quốc tế mới cho phép chúng ta đánh giá đúng khả năng trình độ, sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy, có thể nói, xuất khẩu nói chung và xuất khẩu chè nói riêng đóng một vai trị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân:

- Xuất khẩu chè tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm chè, góp phần ổn định sản xuất, tạo ra lợi thế kinh tế nhờ quy mô.

- Xuất khẩu chè có tác động tích cực tới việc giải quyết cơng ăn việc làm, xố đói giảm nghèo cải thiện đời sống nhân dân tại các vùng đặc biệt là người lao động ở trung du, miền núi. Do sản xuất và kinh doanh có hiệu quả mà đời sống vật chất và văn hoá của người làm chè được nâng lên.

- Xuất khẩu chè giúp đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hóa, khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu ở các nước đang phát triển thông qua việc tạo nguồn vốn cho quá trình này.

- Xuất khẩu chè thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, thúc đẩy sản xuất phát triển. Trong những năm vừa qua thì số lượng chè sản xuất ra trong nước đã phần nào đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, ngoài ra còn khoảng trên 50% sản lượng sản xuất để phục vụ cho xuất khẩu. Đẩy mạnh xuất khẩu chè có vai trị thúc đẩy chun mơn hố triển cả về chiều rộng và chiều sâu, cả mặt sản xuất lẫn thương mại. Đây chính là cơ sở cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành chè.

- Xuất khẩu chè phát triển tạo điều kiện cho các ngành cơng nghiệp phụ trợ khác cũng có cơ hội phát triển như cơng nghiệp chế tạo máy móc, cơng nghiệp điện, giao thơng vận tải và nó cũng địi hỏi chính sự phát triển của các ngành này. - Xuất khẩu chè giúp mở rộng khả năng tiêu dùng của một quốc gia. Các lý

thuyết thương mại quốc tế đã chứng minh ngoại thương nói chung cho phép một nước có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng lớn hơn nhiều lần

giới hạn sản xuất của quốc gia đó. Xuất khẩu chè tăng lên cho phép người tiêu dùng trong nước có thêm thu nhập để thêm sự lựa chọn về các hàng hóa khác. - Với đặc điểm quan trọng là tiền tệ được sử dụng làm phương tiện thanh tốn, xuất khẩu chè cũng góp một phần làm tăng dự trữ ngoại tệ, điều hoà về cung cầu ngoại tệ, ổn định sản xuất, qua đó góp phần vào tăng trưởng và phát triển kinh tế.

- Xuất khẩu chè là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại. Xuất khẩu (bao gồm xuất khẩu chè) và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại có mối tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Xuất khẩu phát triển thúc đẩy các mối quan hệ khác phát triển theo như du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế. Ngược lại, sự phát triển của các ngành này lại là những điều kiện tiền đề cho hoạt động xuất khẩu phát triển.

- Xuất khẩu chè góp một phần tăng GDP, GNP. Xuất khẩu hàng hóa nói chung, xuất khẩu chè nói riêng và sự tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Xuất khẩu có vai trị quan trọng hàng đầu trong sự tăng trưởng của nền kinh tế

Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè

Ngày nay, mở rộng kinh doanh ra thị trường nước ngoài là một xu hướng chung của tất cả các doanh nghiệp ở các quốc gia. Xuất khẩu chè đã mang mang lại cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng chè rất nhiều lợi ích, cụ thể là:

- Xuất khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất chè mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ kinh doanh với các bạn hàng trong nước và nước ngồi. Từ đó, tăng doanh số và lợi nhuận bán hàng. Đồng thời phân tán và chia sẻ rủi ro, mất mát trong hoạt động kinh doanh. Mở rộng xuất khẩu cũng góp phần làm tăng uy tín kinh doanh của doanh nghiệp.

- Thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp sản xuất chè trong nước có cơ hội tham gia vào môi trường cạnh tranh chung trên thị trường chè thế giới. Điều đó, địi hỏi các doanh nghiệp chè phải tự nâng cao năng lực và trình độ sản xuất của mình để tạo ra những sản phẩm chè có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của từng thị trường. Từ đó, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng lên đáng kể.

- Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp chè phải luôn đổi mới và hồn thiện cơng tác quản trị kinh doanh, tìm tịi và đưa ra mơ hình sản xuất, chế biến, tổ chức, tiêu thụ sao cho có hiệu quả nhất. Thêm vào đó, xuất khẩu cịn khuyến khích sự phát triển các mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp chè chẳng hạn như hoạt động đầu tư nghiên cứu và phát triển, các hoạt động sản xuất, marketing và sự phân phối, sự mở rộng trong việc cấp giấy phép xuất nhập khẩu các mặt hàng khác.

- Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu chè có cơ hội mở rộng quan hệ bn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngồi. Thơng qua đối tác tiêu thụ

chè của mình mà doanh nghiệp có được những thơng tin, nguồn sản phẩm mới, cơng nghệ mới mà ngay thị trường trong nước đang cần. Từ đó, có điều kiện, cơ hội để liên doanh, liên kết hợp tác để sản xuất, tiêu thụ những loại sản phẩm mới ngay tại nước mình hoặc các nước khác.

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của việt nam (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)