7. Cấu trúc của luận văn
2.2. Thực trạng các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa tộc ngườ
2.2.2. Hoạt động tổ chức thực hiện bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa tộc
tộc người Cơ Tu
2.2.2.1. Hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức và đào tạo nhận lực về bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa tộc người
Các cấp ủy Đảng và chính quyền từ huyện đến xã đã thống nhất xác định mục tiêu công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân là giải pháp quan trọng hàng đầu đối với việc quản lý, bảo tồn, gìn giữ và phát huy DSVH trên địa bàn huyện, đặc biệt là trong đồng bào DTTS trên địa huyện. Chính vì thế, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện thường xuyên quan tâm, chỉ đạo UBND các xã, phòng VH&TT cùng với các ban ngành tổ chức vận động, tuyên truyền, phổ biến pháp luật của Nhà nước và chính sách của địa phương về DSVH nhằm nâng cao nhận thức của người Cơ Tu về ý nghĩa, giá trị của các DSVH và các hình thức sinh hoạt truyền thống. Các già làng, trưởng thơn, người có uy tín là một lực lượng quan trọng và nòng cốt trong việc vận động bà con dân làng thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; người điều khiển chung cơng việc của cộng đồng, xóm làng, dịng tộc, là người am hiểu các tập tục, lễ nghi, bản sắc văn hóa của dân tộc, là người được trực tiếp đối xử với người dân trong làng khi vi phạm pháp luật; là những nhân tố quan trọng trong việc phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống cộng đồng, thực sự là “chỗ dựa” đáng tin cậy, là “cầu nối” quyết định đến văn hóa truyền thống của người đồng bào tộc người Cơ Tu. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều người có uy tín ln giữ và dạy cho thế hệ trẻ, nhất là phụ nữ biết cách hát múa cồng chiêng, biết may và thắt cườm truyền thống.
Hằng năm huyện duy trì tổ chức lớp tập huấn cán bộ quản lý văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình cho cán bộ các vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào Cơ Tu nói riêng để nâng
cao chun mơn, hồn thành tốt nhiệm vụ địa phương, trong đó có cán bộ là người dân tộc Cơ Tu đang cơng tác trong lĩnh vực văn hóa, nhằm phục vụ tốt hơn cho cơng tác bảo vệ, phát huy văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào dân tộc Cơ Tu.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của quá trình hội nhập và việc tiếp cận kinh tế thị trường chưa đúng hướng, một bộ phận dân cư chạy theo lợi ích kinh tế, xa rời các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Hệ quả là, nếp sống văn hóa, tâm linh, văn nghệ dân gian, phong tục tập quán, trang phục,… đang bị pha tạp và dần mai một; nhiều làn điệu dân ca, nhạc cụ dân tộc, lễ hội dân gian, một số nghề thủ công truyền thống và phong tục tập quán có nguy cơ bị thất truyền. Trong quá trình giao lưu, tiếp biến, đồng bào DTTS đang dần thay đổi thói quen sinh hoạt, phong tục tập quán của mình.
Chủ yếu là đối tượng người cao tuổi, trung tuổi có ý thức giữ gìn và bảo tồn, cịn các lớp trẻ chưa thực sự nhận thức được giá trị văn hóa truyền thống, còn hờ hững chưa vào cuộc để bảo vệ và phát huy. Lớp trẻ không muốn sử dụng trang phục truyền thống, người biết múa cồng chiêng, nấu rượu cần ít dần, nhà làng truyền thống ít được chú trọng.
2.2.2.2. Hoạt động kiểm kê, lập hồ sơ khoa học và sưu tầm, tu bổ, phục dựng giá trị văn hóa truyền thống của tộc người Cơ Tu
Trong những năm qua, công tác quản lý DSVH trên địa bàn huyện Đông Giang luôn được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương như: việc lập hồ sơ đề nghị các cấp cơng nhận xếp hạng di tích, tu bổ, nâng cấp di tích; cơng tác điều tra, thống kê, phân loại di tích được địa phương chú trọng và có sự chuyển biến tích cực. Ngành Văn hóa đã tổ chức sưu tầm và nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học đề nghị Sở VHTT&DL, UBND tỉnh Quảng Nam, Bộ VHTT&DL xét công nhận 03 di sản văn hóa PVT cấp tỉnh được Bộ văn hóa thể thao và du lịch chứng nhận 03 danh mục DSVH phi vật thể cấp Quốc gia
như; múa Tân’tung Da’ dá, Nghệ thuật nói lý - hát lý và nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu. Kiểm kê, khảo sát các DSVH đồng bào DTTS, qua đó đầu tư xây dựng nhà Gươl, hỗ trợ mua trống, cồng chiêng, trang phục truyền thống…, duy trì các lễ hội, đặc biệt là lễ hội múa cồng chiêng, mừng lúa mới của đồng bào DTTS, trong đó có người Cơ Tu; tổ chức ngày hội VH-TT cho đồng bào DTTS; hội nghị gặp mặt già làng, trưởng thơn, người có uy tín trong đồng bào DTTS; tổ chức Ngày hội VH-TT mùa xuân là dịp để người Cơ Tu có cơ hội trình diễn các điệu múa cồng chiêng, thi hịa tấu nhạc cụ, thi các mơn như bắn nỏ, bắn súng... Việc UBND huyện phê duyệt Đề án bảo tồn DSVH truyền thống của đồng bào các dân tộc trong huyện đã mở ra cơ hội để thực hiện việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị DSVH các DTTS, trong đó có dân tộc người Cơ Tu trên địa bàn huyện ngày càng phát triển hơn. Tuy nhiên về công tác kiểm kê, lập hồ sơ khoa học và xây dựng hồ sơ pháp lý đề nghị cơng nhận di tích lịch sử cách mạng, DSVH cấp tỉnh còn chậm. Bên cạnh những DSVH còn tồn tại, đã và đang được bảo vệ tốt thì có một số di sản có nguy cơ mai một, thất truyền, nhất là các DSVH, trong đó có di sản của người Cơ Tu. Do điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội và sự giao thoa, tiếp xúc với các dân tộc khác, với người kinh, phát triển của khoa học công nghệ thông tin đã tác động đến đời sống của người dân, mà di sản đã dần bị quên lãng; khơng có lớp trẻ trao truyền, nghệ nhân và những người biết đến cũng bị cuộc sống mưu sinh và xu hướng của nền kinh tế thị trường cuốn theo.
Ngay từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết TW5 khóa (VIII), cơng tác sưu tầm các loại hình dân ca, dân vũ của đồng bào DTTS được thực hiện. Sở VHTT&DL tỉnh trực tiếp hỗ trợ chuyên môn và thực hiện việc sưu tầm.
Sưu tầm nghiên cứu kiến trúc xây dựng Gươl, nhà nghỉ (moong), nhà ở, chòi rẫy (Zơng), kho lúa (Crơlăng), nhà mồ (ping); nghệ thuật đan lát dệt thổ cẩm; nghệ thuật điêu khắc chạm trỗ gỗ; nghệ thuật nói lý - hát lý. Sưu tầm ghi
âm các bài tế, cúng của người Cơ Tu đã được hội đồng khoa học cấp huyện nghiệm thu đề nghị công nhận đề tài cấp huyện trong năm 2018. Đồng thời tiến hành ghi chép lại tư liệu về các kỹ thuật trên; tổ chức các hoạt động thi đan lát, dệt thổ cẩm, múa tâng tung da dă, văn hóa ẩm thực và giao lưu văn nghệ nói lý - hát lý, múa trống - chiêng; hướng dẫn thành lập các câu lạc bộ nói lý - hát lý, múa tân tung da dă.
Hệ hoa văn về thế giới quan, hoa văn đồ vật, thực vật, động vật, hoa văn về con người trên sản phẩm dệt đã sưu tầm, ghi chép hệ văn hóa thành tư liệu để lưu giữ. Kỹ thuật chế tác và kỹ năng sử dụng các dụng cụ làm bằng gỗ, tre nứa, sừng trâu như; Abel, đàn ânjưl, sáo aluôt, sáo torel, ahen, crơdool, tơgây (tù và).. đã được sưu tầm, ghi chép thành tư liệu để lưu giữ. Nghệ thuật bộ trống, chiêng; trống cái (kathu), trống con (chagâr), chiêng (chiing, cơbhâr, prơnooh), đối tượng và thời điểm sử dụng bộ trống chiêng đã được sưu tầm, ghi chép kỹ thuật thành tư liệu để lưu giữ. Cách tổ chức từng lễ hội; mừng lúa mới (cha avi tơmêê), khánh thành Gươl, lễ kết nghĩa(prơngooch), phạm vi và đối tượng tham gia từng lễ hội, những quy định trong tổ chức lễ hội và các trị chơi dân gian ( trèo lồ ơ, đấu vật, bắn nỏ...) đã sưu tầm, ghi chép thành tư liệu để lưu giữ, đã tổ chức thi, giao lưu phục vụ ngày hội văn hóa Cơ Tu lần thứ II.
Đã mua sắm mới cồng chiêng, trang phục truyền thống cho già làng, người có uy tín, học sinh người đồng bào Cơ Tu, đồng thời thuê Nghệ nhân về giảng dạy luyện tập cho học sinh biết đánh cồng chiêng, dạy cho các em biết các điệu múa theo cồng chiêng của người DTTS, tổ chức Hội thi “Âm vang cồng chiêng”...
Định kỳ ở huyện tổ chức các liên hoan, hội thi như: liên hoan nghệ thuật quần chúng, thi trang phục truyền thống, ngày hội thể thao mùa xuân, Lễ hội VH-TT các xã, thị trấn, Lễ hội VH-TT miền núi; tham gia hội thi thể thao DTTS tỉnh Quảng Nam. Đây chính là cơ hội, điều kiện để đồng bào dân tộc Cơ Tu lưu giữ và quản lý DSVH truyền thống của đồng bào mình.
Tham gia các ngày hội văn hóa truyền thống Cơ Tu ở huyện Hòa Vang TP Đà Nẵng về số hoạt động giao lưu...; tham gia múa cồng chiêng đường phố tại phố cổ Hội an và các lễ hội văn hóa khác, đặc biệt trong khn khổ kỷ niệm 15 năm tái lập huyện Đông Giang, đã tổ chức thành công ngày hội truyền thống Cơ Tu lần thứ II, phát huy giá trị văn hóa đồng bào Cơ Tu huyện Đơng Giang đặc biệt phát huy giá trị văn hóa của 03 di sản văn hóa phi vật thể (Nghề dệt thổ cẩm, múa tân tung da dă, nói lý - hát lý của người Cơ Tu).
- Ngồi ra cơng tác tu bổ, phục dựng, sưu tầm các giá trị văn hóa truyền thống của tộc người đã được tiến hành cụ thể như sau:
* Di sản văn hóa vật thể:
Xây dựng nhà truyền thống, nhà sàn, nhà gươl: Hiện nay, trên địa bàn huyện có 62 hộ gia đình xây dựng nhà sàn truyền thống của người Cơ Tu tại thôn Đhrôồng, xã Tà Lu; thôn Adinh, thị trấn Prao và một số thôn tại xã Mà Cooih. bằng nhiều nguồn đầu tư khác nhau, trong nhiều năm qua huyện đã đầu tư xây dựng được nhiều nhà Gươl cho đồng bào DTTS trong huyện. Đến nay phần lớn các thơn có người Cơ Tu sinh sống đều có nhà Gươl văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng để tổ chức các hoạt động của thôn. Hầu hết đều được xây dựng khang trang, đảm bảo giá trị thẩm mỹ và nhà Gươl đã từng là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa lớn của thơn. Trong 03 năm 2018-2020 đã xây dựng mới 03 nhà Gươl đạt 23,7% và sửa chữa 16 cái đạt 33,3% kế hoạch. Vận động 62 hộ gia đình cịn gìn giữ và sinh hoạt tại nhà sàn truyền thống của người Cơ Tu, tập trung ở các thôn (thôn Aréh Đhrôồng, xã Tà Lu; thôn ADinh, thị trấn Prao và một số thôn tại xã Mà Cooih). Ngôi nhà moong được xây dựng tại thôn Bhơhôồng xã Sông Kôn, 05 moong tại thơn Bhơhơồng xã Sơng Kơn.
Các mơ hình, làng truyền thống Cơ Tu được phục dựng như: cây nêu; hịm đơi; chày giã gạo, mơ hình nhà dài truyền thống, tượng người. Các dụng
cụ lao động sản xuất, sinh hoạt hằng ngày: khiên, giáo, gùi nữ, gùi nam, nỏ, ống đựng nỏ, dụ, vợt xúc cá, ống đựng cá, khung dệt vãi, trang phục bằng vỏ cây, khuy trà bằng mây, gùi đựng trang sức, vòng đeo tay cổ xưa của nữ, trống, chiêng...Ngồi ra các giá trị văn hóa cần được bảo tồn để phát huy như; Mơ hình Gươl, các loại nhạc cụ như: Bộ hơi (sáo 6 lỗ, sáo ahen, sáo tuốt, sáo trơ hoong, sáo torel, tù và; Bộ dây (đàn bầu, đàn cò); Bộ gõ (trống con)...
Tượng nhà mồ: Đã mô phỏng được 01 tượng nhà mồ với nghệ thuật trang trí, điêu khắc tinh xảo, hiện lưu giữ tại Trung tâm VHTT-TT huyện.
Các công cụ bảo vệ, săn bắt như: Dụ, giáo, khiên, nỏ, chơng, thị, ná… được sưu tầm và lưu giữ tại Trung tâm VHTT-TT huyện, ở một số hộ gia đình… tất cả các cơng cụ trên còn được trưng bày ở một số Gươl của thôn.
Dụng cụ sản xuất: Một số vật dụng thường ngày trong sinh hoạt và sản xuất mang đậm bản sắc của người Cơ Tu cũng được sưu tầm và lưu giữ tại Trung tâm VHTT-TT huyện, nhà Già làng Y Kơng, hộ gia đình và một số Gươl ở các thôn của các xã như: dong (gùi nữ), arây (giỏ tuốt lúa), đhađiêng (nia), alui (vỏ bầu khô), taléc (gùi nam), aveng (cuốc nhỏ), achií (rựa). Phối hợp với UBND xã Tà Lu và xã Sông Kôn sưu tầm vật dụng sinh hoạt và dụng cụ sản xuất của dân tộc Cơ Tu trưng bày tại Gươl của thôn Đhrôồng, thôn Bhơhôồng và nhà Già Y Kông nhân dịp Festival Di sản Quảng Nam lần thứ VII năm 2013 để khách du lịch đến thăm quan.
Một số hộ gia đình cịn lưu giữ các tài sản có giá trị thể hiện sự giàu có như chiêng, ché cổ, đàn trâu, bò, tTrang phục, trang sức như: Ririu (lắc tay), coong (vòng tay), đhưr nưức (dây cột đầu), gơhul, ândzăl; ânđooh, adooh (trang phục nam nữ), xơnuur (cột nêu đâm trâu), gơhêl (khiên), bhướt (giáo) và một số sản phẩm điêu khắc khác.
Nhạc cụ truyền thống Cơ Tu như: Abel, tâmbhreh (đàn bầu), ânjưl (đàn hai dây), ahen (khèn), aluốt (sáo), chagâr chiing (bộ trống chiêng)… được lưu
giữ tại thôn Đhrôồng, xã Tà Lu, Aduông 1, thị trấn Prao và Bhơhôồng xã Sông Kơn. Ngồi ra, khi khách có nhu cầu thì nhân dân tổ chức biểu diễn nhạc cụ.
* Di sản văn hóa phi vật thể
Huyện Đơng Giang đã tiến hành điều tra, kiểm kê và xác định 7 loại hình văn hóa phi vật thể của người Cơ Tu trên địa bàn huyện gồm: Tiếng nói, chữ viết; Ngữ văn dân gian; Nghệ thuật trình diễn dân gian; Tập quán xã hội; Lễ hội truyền thống; Nghề thủ công truyền thống; Tri thức dân gian (theo Luật di sản). Điệu múa tân tung da dăh và nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu tại 03 huyện Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nghề thủ cơng truyền thống:
Nghề dệt vải thổ cẩm đã duy trì và phát triển làng nghề truyền thống tại thôn Đhrôồng, xã Tà Lu, nghề dệt ở Sơng Kơn trong đó sản phẩm nghề dệt tại Làng truyền thống Đhrôồng được Cục Sở hữu trí tuệ cơng nhận sản phẩm độc quyền;
Nghề đan lát mây tre: được duy trì và phát triển ở thôn Bhơhôồng xã Sông Kôn và thôn Đhôồng, Tà Lu và một số xã khác… vừa bảo tồn bản sắc văn hóa vừa tạo cơng ăn việc làm cho nhân dân, bước đầu giới thiệu với du khách các sản phẩm đặc trưng với nhiều mẫu mã mới. Tổ chức đào tạo nghề đan lát, mây tre cho 57 lao động tại thôn Bhơhôồng xã Sông Kôn, thôn Đhrôồng, xã Tà Lu; triển khai đào tạo nghề dệt và kỹ thuật dệt cho 53 lao động của thôn Đhrôồng.
Riêng đối với nghề rèn trước đây có duy trì ở một số nơi nhưng do xu hướng phát triển hiện nay khơng cịn phù hợp để phát triển và chuyển sang thực hiện sưu tầm các công cụ sản xuất truyền thống để đưa vào lưu giữ, bảo tồn.
Nghệ thuật điêu khắc được khắc trang trí Gươl, moong, tượng được duy trì, phát huy, hầu hết các Gươl, moong được điêu khắc, chạm trổ khá cơng phu.
Ngồi ra, việc khơi phục nghề chế biến rượu cần tại thôn Tà Vạc và Adinh, thị trấn Prao được tiếp tục duy trì và phát triển.
Văn hóa ẩm thực truyền thống: được bảo tồn và lưu giữ như: aví hor (cơm lam), cuốt (bánh sừng trâu), lêế; axiu hor ưngcoo (thịt, cá nấu ống), buôh tơnơơm (rượu cần), buôh tavac (rượu Tàvạc), Trơđin… được duy trì thường xuyên trong đời sống hằng ngày của người dân và bước đầu khai thác phục vụ du khách khi đến huyện Đông Giang;
Lễ hội truyền thống: Phục dựng vào Lễ hội Mừng lúa mới và lễ hội đồn kết tại Ngày hội Văn hóa truyền thống Cơ Tu lần thứ nhất năm 2013, lần thứ hai năm 2018; hiện đang sưu tầm (ghi âm) được một số bài tế, lễ vật cúng tế và đang tiếp tục sưu tầm, biên soạn thành sách để lưu giữ.
Ngữ văn dân gian: Sưu tầm, biên soạn thành công tập truyện cổ Cơ Tu song ngữ (Cơ Tu-Việt) và đĩa DVD nói lý-hát lý được Hội đồng khoa học huyện nghiệm thu công nhận với đề tài “Nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc Cơ Tu trên địa bàn huyện Đơng Giang”.
Nghệ thuật trình diễn dân gian: Giá trị văn hóa trong nói lý, hát lý: Thu