Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy và cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TỘC (Trang 82 - 91)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát huy văn hóa tộc người Cơ Tu

3.2.1. Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy và cơ chế chính sách

3.2.1.1. Kiện toàn bộ máy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý

Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ ngành văn hóa ngày một vững mạnh. Tăng cường nguồn lực cho phát triển văn hóa, bao gồm nguồn nhân lực vững vàng về tư tưởng chính trị, tinh thơng về nghề nghiệp, có năng lực quản lý nhà nước; xây dựng quy hoạch đào tạo văn hóa, nghệ thuật; ưu tiên, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, các khóa tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn hóa ở cơ sở; ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ con em đồng bào các DTTS.

Bên cạnh đó sắp xếp, bố trí và có chế độ đãi ngộ hợp lý để ổn định đội ngũ làm công tác VH-TT ở huyện, xã, thị trấn theo tinh thần Nghị quyết TW5 (khoá VIII) đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và ngày càng được chun mơn hóa. Phát hiện những hạt nhân có năng khiếu trên lĩnh vực văn hố, thể thao để có kế hoạch bồi dưỡng, cử đi đào tạo, tạo nguồn cán bộ cho ngành văn hóa sau này.

Nâng cao trình độ chun mơn cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt ưu tiên nâng cao trình độ cho các cán bộ người bản địa, vì họ là người hiểu nhất những giá trị đó.

Khảo sát, thống kê các nghệ nhân, chú trọng tới nghệ nhân cao tuổi, nghệ nhân nắm các bí quyết, kỹ năng thực hiện di sản và có nhiều đóng góp trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản tại địa phương để tuyên truyền họ có tiếng nói với đồng bào mình bảo tồn và giữ gìn văn hóa truyền thống của tộc người Cơ Tu.

Cấp ủy, chính quyền các cấp cần nhận thức đúng về quản lý, bảo vệ và phát huy DSVH của đồng bào DTTS. Bố trí cán bộ làm cơng tác văn hóa phải lấy từ cơ sở, ưu tiên bố trí nguồn tại chỗ, là người của dân tộc tại chỗ, hoặc dân tộc anh em có thời gian sinh sống lâu trên địa bàn, hiểu biết sâu về phong

tục tập quán, văn hóa truyền thống của dân tộc bản địa đã được bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn của ngành. Đồng thời có chính sách đãi ngộ về nhà ở, điều kiện làm việc cho cán bộ văn hóa và nghệ nhân, nhất là chính sách thu hút đối với con em đồng bào dân tộc tốt nghiệp và cán bộ có trình độ cao về chun mơn về công tác tại địa phương.

3.2.1.2. Tăng cường cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất văn hóa là một nội dung khá quan trọng, mục đích là góp phần nâng cao mức thụ hưởng văn hóa, phục vụ đời sống tinh thần cho người dân vùng nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay về xây dựng cơ sở vật chất văn hóa thực sự đang là thách thức đối với huyện Đông Giang trong việc triển khai xây dựng nơng thơn mới, bởi kinh phí đầu tư, đặc biệt là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào người Cơ Tu nói riêng.

Huy động nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp và vận động đồng bào góp cơng san lấp mặt bằng để xây dựng trung tâm VH-TT xã, xây dựng mới và sửa chữa các nhà Gươl để có nơi hội họp, sinh hoạt của bà con nhà văn hóa xã.

Bên cạnh đó, cần đầu tư trang bị tủ sách, loa, bục, ảnh Bác, bàn, ghế để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của người dân. Xây dựng và nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa, thơng tin, thể thao theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” và phải gắn với di tích lịch sử của đồng bào; từng bước nâng cấp, bổ sung trang thiết bị theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa cho Phịng VH&TT, Trung tâm VH-TT-TT huyện và các trạm phát thanh của các xã.

3.2.1.3. Định hướng cơ chế chính sách

Thực hiện Nghị quyết 88/2019/NQ-QH14 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế - xã hội miền núi, đặc biệt là từ khi có Nghị quyết 24 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung

ương Đảng (khóa IX) về cơng tác dân tộc, Chương trình 135 của Chính phủ, Huyện ủy Đơng Giang đã đề ra Chương trình hành động với nhiều giải pháp cụ thể, toàn diện tập trung các nguồn lực, lồng ghép với nhiều chương trình, dự án ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện chính sách định canh, định cư, chính sách dân tộc gắn với phát triển KT-XH đạt được những kết quả quan trọng. Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế do một số chế độ chính sách đối với vùng đồng bào DTTS cịn bất cập, chưa đồng bộ; nguồn lực đầu tư cho vùng đồng bào DTTS cịn hạn chế. Từ đó cần có những định hướng chính sách phù hợp, ưu tiên đến chính sách quản lý văn hóa đối với đồng bào DTTS nói chung và người Cơ Tu huyện Đơng Giang nói riêng.

Tập trung tổ chức nghiên cứu bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người Cơ Tu. Hàng năm, bố trí nguồn kinh phí để hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà truyền thống tại các thôn đồng bào DTTS. Thống kê, khảo sát, có cơ chế, chính sách và các chế độ khuyến khích cho các nghệ nhân trao truyền di sản văn hóa cũng như khuyến khích lớp trẻ tiếp thu di sản văn hóa của dân tộc mình.

Có cơ chế hỗ trợ một phần kinh phí nhằm thúc đẩy, kích thích phục hồi và phát huy các lễ hội quy mơ cộng đồng, bao gồm kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ lễ hội, hỗ trợ kinh phí ẩm thực, tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật liên quan đến lễ hội...

Bảo tồn nghề dệt, đan lát phải gắn với cơng tác quy hoạch, chính sách đất đai và đầu tư cơ sở hạ tầng. Đồng thời, quan tâm đến công tác quản lý, chỉ đạo và lực lượng lao động. Bên cạnh đó là quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu; là công tác quảng bá sản phẩm và thị trường tiêu thụ. Kêu gọi cộng đồng cùng tham gia quản lý, bảo tồn DSVH. Bên cạnh đó, có cơ chế khuyến khích, động viên, khen thưởng cho cộng đồng khi tham gia bảo tồn các DSVH như: hỗ trợ vốn, cho vay tiền với lãi suất thấp, khen thưởng gia đình đạt gia đình

văn hóa… ; xử phạt đối với những hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về bảo tồn các giá trị DSVH.

Đối với chính sách dân tộc giai đoạn 2021-2025; đề nghị Chính phủ, UBND tỉnh, các sở, ban ngành của tỉnh quan tâm có chính sách phù hợp đầu tư hỗ trợ nguồn vốn đáp ứng các nhu cầu để thực hiện đồng bộ các mục tiêu nhằm đẩy nhanh tiến trình giảm nghèo bền vững và xây dựng nơng thơn mới ở vùng đồng bào DTTS của huyện Đơng Giang. Cần ban hành chương trình phát triển KT-XH chung cho miền núi, khơng nên q nhiều chương trình như hiện nay làm phân tán nguồn lực, khó quản lý và khơng giúp cho miền núi phát triển. Đồng thời, cần tăng cường đội ngũ cán bộ và các điều kiện công tác cho cơ quan công tác dân tộc cấp huyện và bố trí cán bộ chuyên trách công tác dân tộc ở cấp xã ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số để hoạt động tốt hơn; bên cạnh đó cần tập trung các nhóm sau: (1) Về đầu tư cơ sở hạ tầng: Giao thông: Trung ương cần ưu tiên tập trung dứt điểm việc đầu tư xây dựng, nâng cấp hồn chỉnh hệ thống giao thơng kết nối giữa miền núi và đồng bằng, thành phố, các vùng núi với nhau và từ huyện đến xã, từ xã đến thơn bao gồm nâng cấp tồn bộ các tuyến, xây dựng đồng bộ các cơng trình trên đường giao thơng(cầu, cống, ngầm tràn) đảm bảo đi lại được 2 mùa để miền núi có điều kiện phát triển. (2) Định canh - định cư: Quan tâm bố trí vốn đầu tư xây dựng các khu tái định cư tập trung cho nhân dân do thiếu đất ở, đất sản xuất, ở vùng có nguy cơ đe dọa tiềm ẩn bởi thiên tai lũ lụt. (3) Hỗ trợ phát triển sản xuất: Hỗ trợ giống, công cụ lao động cho người nghèo, đào tạo hướng dẫn chuyển dịch cơ cấu sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật tăng năng suất các loại cây trồng. (4) Hỗ trợ các dịch vụ nâng cao đời sống nhân dân; đầu tư đủ các thiết chế văn hóa nhằm tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong đó quan tâm các vấn đề trợ giúp pháp lý, giải quyết những tồn tại trong tập quán cư trú sinh hoạt còn lạc hậu; nâng mức hỗ trợ các chính

sách cho phù hợp để nâng cao đời sống nhân dân. (5) Về giáo dục, y tế: Cần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học. cho các trường học; trang thiết bị y tế cho các trạm y tế xã. Tập trung xoá trường học tạm bợ, xây dựng nhà công vụ, nhà ở học sinh bán trú; cung cấp và xây dựng mới trạm xá đủ chuẩn. (6) Đề nghị điều chỉnh nâng định mức đầu tư, hỗ trợ một số chính sách cho phù hợp với điều kiện miền núi và thị trường hiện nay. Nâng định mức hỗ trợ đầu tư thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng nơng thơn mới, Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững.

3.2.2. Nhóm giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ

3.2.2.1. Đẩy mạnh việc kiểm kê, lập hồ sơ khoa học và sưu tầm các giá trị văn hóa truyền thống

Tiếp tục tập trung vào hoạt động nghiên cứu, điều tra, kiểm kê di sản văn hóa, di tích trên tồn huyện, xem đây là một việc làm thường xuyên để tìm kiếm, xem xét lại khả năng hiện diện, tồn tại của di sản, di tích đã được cơng nhận để có biện pháp xử lý thích hợp.

Tổ chức công tác kiểm kê DSVH của đồng bào dân tộc người Cơ Tu, đến năm 2025 kiểm kê, lập hồ sơ khoa học đề nghị cơng nhận di sản văn hóa đối với nhà Gươl và múa cồng chiêng của người Cơ Tu. Qua đó, ngành chuyên môn tiếp tục xây dựng kế hoạch theo lộ trình, thực hiện tổng kiểm kê di sản văn hóa ở người Cơ Tu, lập dự tốn kinh phí; tiến hành khảo sát thực tế, điền dã, thu thập tài liệu, phân loại di sản có nguy cơ mai một; đưa vào danh mục; bảo vệ, phát huy, truyền dạy, phục dựng.

Đồng thời đẩy mạnh công tác sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu văn hóa dân gian; nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học về các giá trị văn hóa truyền thống của người Cơ Tu; bảo tồn, nâng cao giá trị của nhà làng truyền

thống, lễ hội cồng chiêng, lễ hội mừng lúa mới, lễ hội đâm trâu… , phát huy các giá trị tốt đẹp của truyền thống văn hóa người Cơ Tu. Tăng cường hơn nữa việc tôn tạo, bảo tồn các di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh.

Điều tra, thống kê, phân loại di sản vật thể, phi vật thể; xây dựng và hồn thiện bộ chỉ số về phát triển văn hóa tộc người Cơ Tu trên địa bàn huyện. Tổ chức sưu tầm, biên soạn bài tế, lễ vật cúng tế, tái hiện nguyên bản các nghi lễ đặc sắc; sưu tầm các điệu múa, hát dân ca, các nhạc cụ đưa vào tập luyện và biểu diễn thường xuyên để giữ gìn, phát huy và phục vụ công chúng; sáng tác mới, phổ biến rộng rãi các ca khúc ca ngợi Đảng, Bác Hồ và quê hương Đông Giang bằng tiếng Cơ Tu tại các xã, thị trấn, cơ quan, trường học, nhà văn hóa, trung tâm văn hóa…

3.2.2.2. Tăng cường các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa tộc người

Khảo sát, nghiên cứu, để thấy được thực trạng, những điểm mạnh và điểm yếu trong việc xây dựng Nhà văn hóa truyền thống và đầu tư xây dựng nhà văn hóa truyền thống theo nguyện vọng của đồng bào. Phấn đấu đến năm 2025 xây dựng hồn thiện nhà cộng đồng theo đúng mơ hình nhà làng truyền thống, nâng 40/40 thơn có Nhà văn hóa truyền thống. Đồng thời nâng cấp, sửa chữa lại những nhà Gươl đã xuống cấp, hư hỏng nặng. Nghiên cứu, áp dụng vật liệu mới trong xây dựng nhà làng truyền thống để vừa phù hợp với văn hóa dân tộc, vừa phù hợp với sự khan hiếm nguồn nguyên liệu truyền thống (vật liệu cơ bản được sử dụng: cột bằng bê tông cốt thép, mái và tường, sàn, cửa bằng các vật liệu truyền thống, với nguyên tắc Nhà nước hỗ trợ kinh phí, cộng đồng tham gia thực hiện và giám sát; Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí sửa chữa, cộng đồng tổ chức thực hiện quá trình sửa chữa). Đồng thời thu nhập và trưng bày hiện vật hóa đặc trưng trong Nhà làng truyền thống (Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí, cộng đồng tổ chức hiến tặng và trưng bày, bảo quản tại Nhà văn hóa (Gươl)).

Tập trung bảo tồn 3 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Cơ Tu trong đó, chú trọng xây dựng và phát triển các câu lạc bộ nói ly-hát lý (các

xã, thị trấn); phát triển thêm một số làng nghề dệt thổ cẩm, đan lát mây tre (xã A Ting, thị trấn Prao, A Rooi và các xã khác); đưa việc giáo dục văn hóa

truyền thống vào trong trường học như dạy múa Tân tung-da dắ, giới thiệu nói lý-hát lý, dạy hát dân ca, dạy chữ viết Cơ Tu (trước mắt tổ chức dạy thí điểm

cho học sinh trường PT dân tộc nội trú huyện, trường THPT Âu Cơ, THPT Quang Trung trong các giờ học ngoại, chính khóa. từng bước đưa việc dạy hát dân ca, điệu múa Tân tung-da dắ vào các trường THCS, Tiểu học trên địa bàn huyện). Phục dựng một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của tộc người Cơ Tu;

tăng cường công tác tổ chức lễ hội truyền thống cấp xã; duy trì các hoạt động biểu diễn văn nghệ, trị chơi dân gian trong lễ hội; tổ chức hội chợ, hội thi, triển lãm nhằm hỗ trợ quảng bá sản phẩm các làng nghề truyền thống, hỗ trợ công tác nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ. Phục dựng nghề điêu khắc, chạm trổ các con vật, vật dụng sinh hoạt… để truyền dạy lại cho thế hệ trẻ.

Bảo vệ và phát huy trang phục truyền thống của Người Cơ Tu, trong đó chú trọng hỗ trợ đối tượng ban đầu là những già làng, trưởng thơn, người có uy tín, thành viên Đội, câu lạc bộ văn nghệ đã được thành lập tại các xã. Hỗ trợ phát triển các nghề thủ công truyền thống, nhất là nghề dệt thổ cẩm, nghề đan lát (Nhà nước hỗ trợ kinh phí để mua sắm trang thiết bị, các khung dệt, nguyên liệu dệt và truyền dạy nghề dệt) nhằm gắn với bảo tồn trang phục truyền thống của đồng bào và tạo ra các sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của du khách, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, từng bước góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn nâng cao đời sống của đồng bào. Cùng với giá trị về mặt kinh tế, thì một số nghề thủ cơng truyền thống cịn lưu giữ trong nó cả cách thức sinh hoạt, phong tục tập quán, tri thức dân gian và nhiều quan niệm của con người về thế giới. Tiếp tục triển khai

cho xã nào chưa tổ chức thành lập các câu lạc bộ/Đội văn nghệ truyền thống tại địa phương; củng cố các câu lạc bộ/Đội nghệ thuật đã thành lập tại xã (Đội văn nghệ được thành lập có tổ chức, có quyết định thành lập của UBND cấp xã, có những quy định về quyền lợi, nghĩa vụ).

Tổ chức mạnh mẽ hơn nữa các hoạt động tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng cho lực lượng đoàn viên và thanh thiếu niên, nhất là lồng ghép việc tuyên truyền lịch sử Đảng bộ của địa phương vào chương tŕnh giảng dạy nhằm làm cho thế hệ trẻ huyện nhà có kiến thức vững chắc về

Một phần của tài liệu BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TỘC (Trang 82 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)