Từ đó, đề tài đề xuất ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý các dự án giao thông

Một phần của tài liệu Quản lý các dự án giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh hà tĩnh (Trang 53 - 131)

giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

7. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu, luận văn gồm có 3 chương như sau gồm có 3 chương như sau

Chương 1: Sự cần thiết phải tăng cường quản lý các dự án giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Chương 2: Thực trạng quản lý các dự án giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Hà Tĩnh

Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các dự án giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

CHƯƠNG 1

SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH

NHÀ NƯỚC 1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.1. Khái niệm dự án

Dự án là một quán trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và được kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được một mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực [19,tr.6].

1.1.2. Khái niệm quản lý dự án

Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép [19,tr.8]

Quản lý dự án gồm ba giai đoạn chủ yếu. Đó là việc lập kế hoạch, điều phối, thực hiện mà các nội dung chủ yếu là quản lý tiến độ thời gian chi phí và thực hiện thời gian giám sát các công việc dự án nhằm đạt đựoc mục tiêu nhất định.

Lập kế hoạch. Đây là giai đoạn xác định mục tiêu, xác định công việc, xây dựng nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kế hoạch hành động thống nhất.

Điều phối thực hiện. Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm tiền vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến

độ thời gian. Giai đoạn này chi tiết hoá thời gian, lập lịch trình cho từng công việc và toàn bộ dự án (khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc), trên cơ sở đó bố trí tiền vốn, nhân lực và thiết bị phù hợp.

Giám sát là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình thực hiện, báo cáo hiện trạng và đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Cùng với hoạt động giám sát, công tác đánh giá dự án giữa kỳ cuối và cuối kỳ cũng đuợc thực hiện nhằm tổng kết rút kinh nghiệm, kiến nghị cho các pha sau của dự án.

1.1.3. Vốn ngân sách đối với các dự án giao thông đường bộ 1.1.3.1. Khái niệm vốn ngân sách nhà nước

Là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng của Nhà nước. Đối với xâyu dựng cơ sở hạ tầng cần phải đầu tư rất nhiều vốn, đặc biệt là nguồn vốn từ ngân sách nhà nuớc đóng vai trò rất quan trọng.

1.1.3.2. Phân loại vốn xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nuớc

Để quản lý dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nuớc cấn phải phân loại nguồn vốn này. Có nhiều cách phân loại phụ thuộc vào yêu cầu, mục tiêu quản lý của từng loại nguồn vốn khác nhau. Cụ thể một số cachs phân loại như sau:

Theo tính chất công việc của hoạt động xây dựng cơ bản: Vốn đuợc phân thành chi phí xây dựng, chi phí thiết bị và chi phí khác. Trong đó chi phí xây dựng và chi phí thiết bị chiếm tỷ trọng chủ yếu.

Căn cứ vào nguồn hình thành, tính chất vốn và mục tiêu đầu tư, người ta phân chia thành các nhóm chủ yếu sau:

Một là, nhóm vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung của ngân sách nhà nuớc. Nhóm này bao gồm: Vốn xây dựng cơ bản tập trung, vốn sự nghiệp có tính chất xây dựng, vốn đầu tư cho các chuơng trình mục tiêu, vốn ngân sách xã dành cho đầu tư xây dựng.

- Vốn xây dựng cơ bản tập trung: Là loại vốn lớn nhất về cả quy mô và tỷ trọng. Việc thíêt lập cơ chế chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng chủ yếu hình thành từ loại vốn này và sử dụng rộng rãi cho nhiều loại vốn khác.

- Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng: Hàng năm ngân sách có bố trí để phát triển một số sự nghiệp như giao thông, đuờng sắt, dân dụng...nhưng việc sử dụng vốn này lại bố trí cho một số công trình xây dựng hoặc sửa chữa công trình nên đuợc áp dụng cơ chế quản lý như vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

- Vốn cho các chuơng trình mục tiêu: Hiện nay có 10 chuơng trình mục tiêu quốc gia và hàng chục chuơng trình mục tiêu khác nhau.

- Vốn ngân sách xã dành cho đầu tư xây dựng cơ bản: Loại vốn này thuộc ngân sách cấp xã với quy mô không lớn, đầu tư vào các công trình của xã.

Hai là, nhóm vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nuớc dành cho chuơng trình mục tiêu đặc biệt như: Chuơng trình 135, chuơng trình giảm nghèo, chuơng trình giáo dục đào tạo, chuơng trình y tế, chuơng trình văn hoá...

Ba là, nhóm vốn vay, bao gồm vốn vay trong nuớc và vốn vay nuớc ngoài. Vốn vay trong nuớc chủ yếu là trài phiếu chính phủ. Vốn vay ngoài nuớc chủ yếu là vay các tổ chức tài chính, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và một số vốn vay khác.

Bốn là, nhóm vốn đầu tư theo cơ chế đặc biệt như đầu tư cho các công trình an ninh quốc phòng, công trình khẩn cấp.

1.1.3.3. Nguồn hình thành vốn giao thông đường bộ của Ngân sách nhà nước- Một phần tích lũy trong nước từ thuế, phí, lệ phí; - Một phần tích lũy trong nước từ thuế, phí, lệ phí;

- Vốn viện trợ theo dự án của Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ;- Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của tổ chức quốc tế và các - Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của tổ chức quốc tế và các Chính phủ hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam;

- Vốn thu hồi nợ của Ngân sách đã cho vay ưu đãi các năm trước;

- Vốn vay của Chính phủ dưới các hình thức trái phiếu do Kho bạc nhà nước phát hành theo quyết định của Chính phủ; nước phát hành theo quyết định của Chính phủ;

- Vốn thu từ tiền giao quyền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ;- Vốn thu từ tiền bán, cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước. - Vốn thu từ tiền bán, cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước.

1.1.3.4. Phạm vi sử dụng vốn Ngân sách nhà nước cho dự án giao thông đường bộ đường bộ

Vốn của Ngân sách nhà nước chỉ được cấp phát cho các dự án đầu tư thuộc đối tượng sử dụng vốn Ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Cụ thể vốn Ngân sách nhà nước chỉ được cấp phát cho các đối tượng sau:

- Hỗ trợ các dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật. sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Chi cho công tác điều tra, khảo sát, lập các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn khi được Thủ tướng chính phủ cho phép.

- Các doanh nghiệp nhà nước được sử dụng vốn khấu hao cơ bản và các khoản thu của Nhà nước để lại để đầu tư (đầu tư mở rộng, trang bị lại kỹ khoản thu của Nhà nước để lại để đầu tư (đầu tư mở rộng, trang bị lại kỹ thuật).

Chi đầu tư XDCB của NSNN đó là những khoản chi lớn của Nhà nước đầu tư vào việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và nó được thực hiện bằng chế độ cấp phát không hoàn trả từ Ngân sách nhà nước.

1.2. Vai trò của dự án giao thông đường bộ đối với phát triển kinh tế - xã hội hội

1.2.1. Giao thông đường bộ với việc thúc đẩy mạnh phát triển kinh tế

Giao thông đường bộ góp phần thu hút đầu tư trong nước cũng như nước ngoài, rút ngắn được khoảng cách địa lý giữa các tỉnh thành trong cả nước do đó làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, rút ngắn trình độ phát triển kinh tế giữa các địa phương, tạo điều kiện phát huy lợi thế so sánh của từng địa phương và thúc đẩy các địa phương phát triển kinh tế.

Giao thông đường bộ góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua kích thích tạo việc làm và tăng năng suất lao động. Sự phát triển của giao thông đường bộ đã góp phần đáng kể vào tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong thời gian qua. Các công trình giao thông đường bộ thu hút một lượng lớn lao động do đó góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp cho quốc gia, mặt khác khi vốn đầu tư cho dự án giao thông đường bộ lớn sẽ kích thích thu hút vốn đầu tư cho các ngành trực tiếp sản xuất sản phẩm phục vụ cho sự phát triển của các dự án giao thông như sắt, thép, xi măng, đá, gạch...[14]

Giao thông đường bộ phát triển sẽ đóng góp tích cực vào việc tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển, từ đó tạo điều kiện giảm giá thành sản phẩm, kích thích tiêu dùng và phát triển của các ngành khác.

1.2.2. Giao thông đường bộ góp phần phát triển văn hóa xã hội

Phát triển văn hóa xã hội là phát triển đời sống tinh thần của người dân, điều này góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của Quốc gia. Dân số Việt Nam tính đến năm 2012 khoảng 88,78 triệu người đến từ các dân tộc khác nhau và sống trong các vùng không đồng đều về lịch sử, địa lý...do đó đời sống tinh thần cũng khác nhau, đặc biệt là giữa thành thị và nông thôn, các vùng xa xôi hẻo lánh. Nhờ có giao thông đường bộ phát triển mà khoảng cách đó ngày càng được xóa bỏ, sự giao lưu văn hóa giữa các vùng ngày càng được tăng cường, làm phong phú thêm đời sống nhân dân từ đó kích thích người dân hăng say lao động đóng góp vào sự phát triển của đất nước [14]. 1.2.3. Giao thông đường bộ thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập và giao lưu kinh tế về mọi mặt đang là xu hướng diễn ra mạnh mẽ giữa các nước trong khu vực và trên toàn thế giới và Việt Nam không nằm ngoài xu hướng đó. Hiện nay hệ thống giao thông đường bộ ở nước ta nói chung cũng như Hà Tĩnh nói riêng còn ở mức yếu so với các nước cũng như các địa phương khác. Chính vì vậy mà Hà Tĩnh đang xúc tiến xây dựng hệ thống giao thông đường bộ để góp phần mở rộng giao lưu kinh tế giữa các địa phương cũng như các nước trên thế giới.

1.3. Dự án giao thông đường bộ

1.3.1. Khái niệm dự án giao thông đường bộ

Dự án giao thông đường bộ là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những dự án giao thông nhằm

mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời gian nhất định.

1.3.2. Đặc điểm của dự án giao thông đường bộ

Dự án giao thông đường bộ là các dự án có vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài và thường thông qua các hoạt động kinh tế khác để có thể thu hồi vốn. Thời kỳ đầu tư được tính từ khi khởi công thực hiện dự án cho đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động, nhiều công trình có thời gian kéo dài hàng chục năm.

1.3.2.1. Dự án giao thông đường bộ mang tính hệ thống và đồng bộ

Tính hệ thống và đồng bộ là một đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư phát triển giao thông đường bộ. Tính hệ thống và đồng bộ được thể hiện ở chỗ mọi khâu trong quá trình đầu tư phát triển giao thông đường bộ đều liên quan mật thiết với nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hoạt động đầu tư: bất kỳ sai lầm nào từ khâu lập dự án hay thẩm định các dự án đường bộ... cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của dự án gây thiệt hại lớn không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt xã hội [6,tr.12]

1.3.2.2. Dự án giao thông đường bộ có mục tiêu và mục đích hỗn hợp

Các thành phần tham gia vào dự án giao thông đường bộ đều có mục tiêu của riêng mình và các mục tiêu đó có thể mâu thuẫn nhau. Ví dụ như: Mục tiêu của chủ đầu tư là công trình có chất lượng, chi phí thấp, thời gian thực hiện ngắn; mục tiêu của đơn vị thi công là lợi nhuận và thương hiệu v.v…

1.3.2.3. Dự án giao thông đường bộ có tính duy nhất

Mỗi dự án có đặc trưng riêng biệt lại được thực hiện trong những điều kiện khác biệt nhau cả về địa điểm, không gian, thời gian và môi trường luôn

thay đổi. Dự án không tồn tại một cách ổn định cứng, hàng loạt phần tử của nó đều thay đổi trong quá trình thực thi do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn các tác nhân từ bên trong như nguồn lực, tài chính....thậm chí cả điều kiện kinh tế xã hội.

1.3.2.4. Dự án giao thông đường bộ bị hạn chế về thời gian và quy mô

Với mục đích đảm bảo hiệu quả đầu tư, tránh ứ đọng vốn và chủ động trong việc sử dụng vốn thì mỗi dự án giao thông đường bộ khi được phê duyệt đều được khống chế thời gian và quy mô thực hiện. Mỗi dự án đều có điểm khởi đầu và kết thúc rõ ràng và thường có một kỳ hạn có liên quan. Có thể ngày hoàn thành được ấn định một cách tùy ý nhưng nó cũng trở thành điểm trọng tâm của dự án, điểm trọng tâm đó có thể là một trong những mục tiêu của người đầu tư. Mỗi dự án đều được khống chế bởi một khoảng thời gian nhất định, trên cơ sở đó trong quá trình triển khai thực hiện, nó là cơ sở để phân bổ các nguồn lực sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. Sự thành công trong việc quản lý dự án thường được đánh giá bằng khả năng có đạt được đúng thời điểm kết thúc đã được định trước hay không? [6,tr.13]

1.3.2.5. Dự án giao thông đường bộ liên quan đến nhiều nguồn lực khác nhau Việc quản lý nguồn lực của một dự án (trong trạng thái biến động) rất phức tạp vì mỗi dự án giao thông đường bộ có nhiều nguồn lực khác nhau và bản thân các nguồn lực cũng có sự đa dạng trong đó. Triển khai dự án là một quá trình thực hiện một chuỗi các đề xuất để thực hiện các mục đích cụ thể nhất định, chính vì vậy để thực hiện được nó chúng ta phải huy động nhiều nguồn lực khác nhau, việc kết hợp hài hòa các nguồn lực đó trong quá trình triển khai là một trong những nhân tố nâng cao hiệu quả dự án.

1.3.3. Phân loại dự án giao thông đường bộ

- Theo quy mô, tính chất gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C.

Một phần của tài liệu Quản lý các dự án giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh hà tĩnh (Trang 53 - 131)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w