Khảo sát, thiết kế, lập dự toán xây dựng công trình

Một phần của tài liệu Quản lý các dự án giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh hà tĩnh (Trang 81 - 85)

- Hệ thống cửa sông và cửa lạch ven biển có: nhóm Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa

a.Khảo sát, thiết kế, lập dự toán xây dựng công trình

* Khảo sát thiết kế xây dựng công trình

Khảo sát thiết kế là công tác có vai trò quan trọng trong xây dựng công trình. Công tác khảo sát được thực hiện tốt sẽ dẫn đến chất lượng công trình được đảm bảo và tiết kiệm được chi phí xây dựng đáng kể. Với sự phát triển của các thiết bị phục vụ khảo sát và trình độ cán bộ khảo sát ngày càng cao thì chất lượng khảo sát xây dựng công trình đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, do đặc thù của công tác khảo sát là quyết định sự an toàn của công trình và khó kiểm soát quá trình thực hiện nên có nhiều sai sót. Nhiệm vụ khảo sát do đơn vị tư vấn lập không phù hợp với quy mô công trình, chủ đầu tư phê duyệt nhiệm vụ khảo sát thường quá thiên về an toàn nên không giảm khối lượng công việc khảo sát do đơn vị tư vấn lập. Một số công trình xây dựng lại trên nền cũ đã có số liệu đảm bảo cho việc thiết kế nhưng vẫn thực

hiện khảo sát lại gây mất thời gian và tăng chi phí. Nhiều công trình đơn vị tư vấn thông đồng với giám sát lấy tài liệu khảo sát của các công trình đã thực hiện liền kề để giảm khối lượng công việc. Mặt khác, do quá trình khảo sát diễn ra trong thời gian ngắn nên việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng rất khó thực hiện.

* Thiết kế, lập dự toán xây dựng công trình

Với việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin nên công tác thiết kế, lập dự toán cơ bản đảm bảo yêu cầu về mặt chất lượng, rút ngắn thời gian và có độ thẩm mĩ cao. Tuy nhiên, còn một số tồn tại trong công tác thiết kế, lập dự toán làm giảm hiệu quả đầu xây dựng.

Hầu hết các công trình được thiết kế đều có hệ số an toàn quá cao làm tăng chi phí xây dựng công trình. Nhiều công trình thiết kế chưa phù hợp với công năng của công trình và văn hóa từng vùng. Việc thiết kế các hạng mục thuộc dự án lớn chưa đồng bộ, một số hạng mục liền kề nhau nhưng lại có thông số khác nhau, sai sót này thường thuộc về công trình hạ tầng kỹ thuật. Có những công trình phải thực hiện thiết kế bổ sung nhiều lần do khi thiết kế không đánh giá được các tình huống xẩy ra làm kéo dài thời gian thi công. Công tác lập dự toán do chưa có sự ràng buộc chặt chẽ trong việc chịu trách nhiệm về chất lượng nên còn nhiều sai sót dẫn đến chi phí xây dựng công trình tăng cao so với thực tế. Nhưng những sai sót đó nếu được phát hiện thì chỉ trừ vào phần chi phí xây dựng còn chưa có chế tài cụ thể quy định về hình thức xử phạt đơn vị tư vấn lập dự toán. Do đó, các đơn vị tư vấn lập dự toán hoặc do năng lực hạn chế hoặc do cố tình lập tăng dự toán chi phí tạo điều kiện cho đơn vị thi công hưởng lợi. Nhiều công trình, dự toán được lập với biện pháp thi công phức tạp, không phù hợp với thiết kế, áp dụng sai định

mức, chế độ chính sách quy định, sai sót trong đo bóc tiên lượng, sai lỗi số học.

b. Thẩm tra thiết kế, dự toán công trình

Trước đây, khi công tác thẩm tra thiết kế, dự toán công trình được giao cho các cơ quan chuyên môn thì hầu hết các công trình đều được điều chỉnh những sai sót trong thiết kế, lập dự toán qua quá trình thẩm tra. Từ khi nhiệm vụ thẩm tra thiết kế, lập dự toán được giao cho chủ đầu tự tự thực hiện hoặc thuê tư vấn, thiết kế, dự toán xây dựng công trình hầu như không có sự thay đổi qua quá trình thẩm tra. Nhiều đơn vị tư vấn thẩm tra còn phối hợp với đơn vị tư vấn lập dự toán cố tình lập tăng dự toán để nếu qua được sự kiểm tra của các cơ quan chuyên môn thì tạo điều kiện cho đơn vị thi công hưởng lợi. Xẩy ra tình trạng này, ngoài do năng lực của các đơn vị tư vấn thẩm tra hạn chế thì còn do các đơn vị này không phải chịu trách nhiệm cao khi phát hiện ra sai phạm.

c. Phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình

Theo quy định, chủ đầu tư có thẩm quyền phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình. Tuy nhiên, ngoài các chủ đầu tư lớn như Sở Nông nghiệp, Sở Giao thông và các huyện, thành phố còn lại các chủ đầu tư nhỏ hầu như không có trình độ chuyên môn về xây dựng, việc phê duyệt thiết kế, dự toán của các chủ đầu tư này dựa hoàn toàn vào báo cáo đơn vị thẩm tra. Do đó, nhiều công trình đã được phê duyệt nhưng vẫn còn tồn tại nhiều sai sót.

2.2.2.2. Công tác bồi thường GPMB

Công tác bồi thường GPMB ở hầu hết các dự án đang gặp nhiều khó khăn, phức tạp như: Nhận thức của người dân ở vùng hưởng lợi từ dự án còn hạn chế; Việc quản lý đất đai các xã trong vùng dự án nhiều khi còn buông lỏng, không cập nhật và quản lý theo quy định dẫn đến quá trình tổng hợp, xác định

nguồn gốc đất đai mất nhiều thời gian; Các chế độ, định mức trong công tác đền bù đang còn thấp so với mặt bằng giá cả trên thị trường (cụ thể giá đất tại một số địa phương); Quản lý dự án thuộc chủ đầu tư, nhưng Hội đồng Bồi thường GPMB thì do địa phương, các thành viên Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư của các địa phương chủ yếu là kiêm nhiệm; Khả năng huy động nguồn vốn cho công tác đền bù GPMB, tái định cư còn gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục khó khăn trên, Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh đã có Nghị quyết chỉ đạo công tác bồi thường GPMB, tái định cư trên địa bàn toàn tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt để thực hiện công tác bồi thường GPMB, tái định cư cho các chương trình, dự án, đặc biệt là đối với các dự án lớn,trọng điểm. Nhờ vậy, thời gian vừa qua một số dự án được thực hiện công tác bồi thường GPMB rất tốt để tạo mặt bằng sạch, kịp thời cho xây dựng công trình như: Dự án đường tránh Quốc lộ IA, đoạn qua thành phố Hà Tĩnh…. Một số công trình gặp nhiều khó khăn, khi bàn giao đưa vào sử dụng nhưng vẫn còn lại một số đoạn không thể thi công được như 150 m đoạn nút giao cuối tuyến thuộc dự án đường Nam Cầu Cày đến cầu Thạch Đồng và 538 m đoạn qua xã Thạch Đồng thuộc dự án đường Nguyễn Du kéo dài đến cầu Thạch Đồng. Mặt khác các chủ đầu tư chưa tập trung cao độ cho công tác đền bù, GPMB, hỗ trợ tái định cư dẫn đến dự án triển khai chậm tiến độ so với yêu cầu.

2.2.2.3. Lựa chọn nhà thầu

a. Vai trò của của công tác lựa chọn nhà thầu

- Đấu thầu góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về đầu tư và xây dựng, quản lý sử dụng vốn một cách có hiệu quả, hạn chế và loại trừ được các tình trạng như: thất thoát lãng phí vốn đầu tư đặc biệt là vốn ngân sách, các hiện tượng tiêu cực phát sinh trong xây dựng cơ bản.

Một phần của tài liệu Quản lý các dự án giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh hà tĩnh (Trang 81 - 85)