Tổng quan về mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khảo sát cách xử trí khi bị sốt của người dân ở xã thủy vân huyện hương thủy tỉnh thừa thiên huế (Trang 29 - 44)

4.1.1. Về tuổi và giới

Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trên 198 người dân xã Thủy Vân, huyện Hương Thủy. Từ bảng 3.1 cho thấy có 168 người được phỏng vấn là nữ chiếm tỷ lệ 84.85%. Trong khi đó số lượng nam giới chỉ là 30 người chiếm tỷ lệ 15,15% . Sự khác biệt này không nói lên được điều gì vì các đối tượng được chọn một cách ngẫu nhiên. Tuy nhiên, qua sơ bộ tìm hiểu tình hình thực tế tại địa phương thì công việc chăm sóc gia đình và nhất là vấn đề chăm lo sức khỏe phần lớn do phụ nữ đảm nhiệm. Do đó sự ngẫu nhiên này lại là một phản ánh khá trung thực về kiến thức và thái độ xử trí sốt mà đề tài của chúng tôi đang nghiên cứu.

Về độ tuổi được chúng tôi lựa chọn ra một cách ngẫu nhiên trên bảng danh sách bầu cử tại địa phương nên kết quả chúng tôi có được người nhỏ tuổi nhất là 22 tuổi, người lớn tuổi nhất là 73 tuổi. Chúng tôi chia mẫu nghiên cứu ra làm 4 nhóm tuổi. Từ bảng 3.2 cho kết quả 51,52% đối tượng nghiên cứu nằm trong độ tuổi 31-40, nhóm tuổi 20-30 chiểm tỷ lệ 23,73% . Quả thực trong cộng đồng thì đây là 2 nhóm tuổi chủ lực chăm lo mọi mặt cho cuộc sống gia đình trong đó có vấn đề sức khỏe.

4.1.2. Về trình độ văn hóa và nghề nghiệp

Như trong phần tổng quan mà chúng tôi đã giới thiệu xã Thủy Vân tuy cách thành phố Huế không xa lắm nhưng kinh tế chủ yếu là nghề nông. Từ bảng 3.4 cho thấy nông nghiệp chiếm 44,44% và nội trợ chiếm 25,25% kế đến là buôn bán nhỏ 19,9%. Thực ra điều này không khác biệt so với thống kê của Ủy ban nhân dân xã Thủy Vân là sản xuất nông nghiệp chiếm 85%, vì thực ra

30

2 nhóm đối tượng nội trợ và buôn bán nhỏ này vẫn xuống đồng làm nông vụ khi mùa đến, do đó mặt bằng chung dân nơi đây nông nghiệp vẫn chiếm 85%.

Về trình độ văn hóa tuy ở không xa trung tâm thành phố Huế nhưng từ bảng 3.3 cho thấy người dân có trình độ Đại học và Phổ thông trung học tương đối thấp chỉ khoảng 17% . Trong khi đó tiểu học chiếm 19,2% và chủ yếu là Trung học cơ sở chiếm 63,64% . Điều này qua tìm hiểu thực tế cho chúng tôi thấy đời sống của người dân nơi đây còn nặng về phong kiến. Trong cộng đồng nam giới được tập trung cho việc học hành hơn nữ giới, nam giới đến tuổi trưởng thành vẫn đầu tư cho việc học thì nữ giới phải lao động kiếm sống hoặc lập gia đình sinh con sau đó quanh quẩn với công việc đồng áng, nội trợ. Trong nghiên cứu chúng tôi có đến 84,85 % nữ giới nên có 82,84% đối tượng điều tra đạt trình độ học vấn là trung học cơ sở trở xuống.

Khi khảo sát số người này trong gia đình, bảng 3.5 chúng tôi thấy có 53,53% số hộ gia đình bằng hoặc hơn 5 người. Đây cũng là một xã có vấn đề về dân số với tỷ lệ sinh con thứ 3 cao.

4.2. TÌM HIỂU KIẾN THỨC CỦA NGƢỜI DÂN VỀ "SỐT"

Tìm hiểu đối tượng có nguy có cao về sốt trong cộng đồng từ bảng 3.6 cho thấy 95,96% người được phỏng vấn xác định trẻ em là đối tượng dễ bị mắc sốt trong cộng đồng. Thực vậy cơ thể trẻ em chưa có sức đề kháng cao nên rất dễ nhiễm bệnh mà dấu hiệu đầu tiên để báo hiệu nhiễm bệnh thông thường sốt [23].

Cho dù nguyên nhân gây bệnh là gì đi nữa, sốt không phải là một bệnh, sốt là triệu chứng nhiễm trùng trong những bệnh lý khác nhau có thể có căn nguyên nhiễm khuẩn hoặc không do nhiễm khuẩn. Ngay cả trong trường hợp có căn nguyên nhiễm khuẩn thì sốt có thể là dấu hiệu chỉ điểm cho một tình trạng bệnh nặng, nhưng nhiều khi chỉ là một tình trạng nhiểm khuẩn thông thường hoặc chỉ có thể là thời tiết. Trong cộng đồng người ta có nhiều cách

31

khác nhau để phát hiện sốt như sờ trán hoặc kẹp nhiệt kế, tuy nhiên sử dụng nhiệt kể để đo thân nhiệt hình như chưa được phổ biến lắm.

Trong nghiên cứu của chúng tôi từ bảng 3.7 cho thấy tỷ lệ 75,76% đối tượng được phỏng vấn không hề sử dụng nhiệt kế, chỉ có 48 người chiếm 24,24% có sử dụng. Kết quả từ bảng 3.8 trong 48 người này thì cũng có 10 người chiếm tỷ lệ 20,83% người có nhiệt kế cũng chỉ sờ trán để đánh giá thân nhiệt, 45,84% người kẹp nhiệt kế ở nách và 33,33% vừa sờ trán vừa kẹp nhiệt kế. Điều này cho thấy sự nhận biết sốt của người dân chủ yếu dựa vào cảm nhận sờ trán, bụng, tay, chân mặt đỏ là mang tính phổ biến. Nhưng đây mới chỉ là cơ sở ban đầu để nhận biết sốt và can thiệp sớm, điều này không khẳng định trẻ có sốt hay không, nhiệt độ cơ thể bao nhiêu mà chỉ có kiểm tra bằng nhiệt kế mới nhận biết được đây mới thực sự là phương pháp khoa học. Vấn đề ở đây là sử dụng nhiệt kế như thế nào cho đúng cũng là vấn đề cần quan tâm vì nó phản ánh thật sự cơ thể có sốt hay không [7].

Theo Phạm Ngọc Kim không thể nói sốt một cách chủ quan bằng động tác sờ trán hay lòng bàn tay, chân … vì xác suất để nói đúng con mình bị sốt bằng phương pháp này là 50% trường hợp, xác suất này cũng giống như tung đồng xu [7]. Nghĩa là không dùng nhiệt kế thì không thể xác định chính xác con mình có bị sốt hay không. Theo Phan Xuân Trung thường nếu nghi ngờ trẻ có sốt hay không để lòng bản tay vào trán trẻ nếu thấy cảm giác nóng nực, tức là trẻ đã sốt khi đó ta nên kẹp nhiệt kế để biết được trẻ sốt bao nhiêu độ mà có hướng xử lý thích hợp [21].

Quả thật trong nghiên cứu của chúng tôi đã có 16 đối tượng (chiếm 33,33% ) thực hành vấn đề này (vừa sờ trán vừa kẹp nhiệt kế) trong khi chăm sóc sốt cho con em họ.

Cách lấy nhiệt kế cũng vô cùng quan trọng có sự khác biệt lớn giữa các cách lấy nhiệt kế, đặc biệt ở trẻ em người ta coi nhiệt độ trực tràng là biểu hiện chính xác nhất của nhiệt độ trung tâm. Nhìn chung nhiệt độ lấy ở miệng

32

hoặc nách có xu hướng thấp hơn nhiệt độ trực tràng khoảng 0,7o

C [7], ngoài ra nhiệt độ lấy ở miệng có thể chênh lệch khoảng 1,6o

C tùy theo vị trí của ống nhiệt đặt ở đâu trong miệng. Nhiệt độ ở nách thì thấp hơn nhiệt độ ở miệng từ 0,5-0,7oC và so với vị trí trên nhiệt độ ở nách ít chính xác hơn, khiến người ta bỏ qua nhiều cơn sốt đáng kể [7].

Với phương pháp đo ở nách thường đơn giản thuận tiện, dễ thực hiện hơn so với cách đo nhiệt độ ở hậu môn, cần chú ý ống nhiệt phải đặt đúng vào hõm nách kẹp giữa phần da. Trong nghiên cứu của chúng tôi từ bảng 3.8 với 48 người có nhiệt kế thì phần lớn đều kẹp nhiệt kế ở nách, để đo thân nhiệt không có trường hợp nào lấy nhiệt kế ở trực tràng hoặc dưới lưỡi. Đây là điều cần lưu ý phải tuyên truyền giáo dục cho người dân về việc thực hành đo nhiệt độ khi có người trong gia đình bị sốt. Vì việc sờ thấy nóng không giúp việc xác định chính xác có bị sốt cao hay không để có hướng xử trí kịp thời tránh bỏ qua những trường hợp đáng tiếc [7].

Một thao tác khác trong kỹ năng lấy thân nhiệt là thời gian lưu lại nhiệt kế, các đối tượng được chúng tôi phỏng vấn rất lúng túng khi xác định thời gian lưu lại nhiệt kế ở nách là bao lâu. Bảng 3.9 cho thấy có 43,75 % đối tượng để lưu nhiệt kế trong 10 phút chỉ có 29,17% để trong 5 phút và 27,08% để trong 3 phút. Thông thường nếu lấy nhiệt kế ở nách bằng nhiệt kế thủy ngân thì sau khi lau khô hõm nách, rảy ống nhiệt cho nhiệt độ xuống 35,5 oC đặt vào hõm nách trong khoảng thời gian tối thiểu là 5 phút, đọc kết quả và cộng thêm 0,5oC để được thân nhiệt trung tâm [21]. Quy trình này đơn giản nhưng không phải ai cũng biết để thực hiện. Do đó khi tuyên truyền giáo dục sức khỏe trong cộng đồng nên hướng dẫn kỹ cho mọi người thao tác đơn giản này.

Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có vài vấn đề về cách xác định nhiệt độ mà người dân gọi là “sốt”. Từ bảng 3.10 cho thấy 81,82% người dân xác định được lúc nào gọi là sốt với mức nhiệt độ >38 o

C, bên cạnh đó cũng có 6,57% người được hỏi không biết xác định thân nhiệt bao nhiêu là sốt,

33

những trường hợp này thường rơi vào những người lớn tuổi, bên cạnh đó cũng có 9,09 % đối tượng cho rằng thân nhiệt phải trên 39oC mới gọi là sốt. Đây là mức nhiệt mà đối với một số trẻ có thể gặp một số vấn đề khi sốt như kích thích, vật vã, co giật, cần phải xử trí cấp cứu đề phòng những bất lợi về sau cho trẻ. Theo Phạm Ngọc Kim mức thân nhiệt được đánh giá là sốt khi nhiệt độ lấy ở trực tràng là 38o

C (100,4oF) còn người lớn là 38,3o

C (100,9oF) mới được gọi là sốt [7].

Khi được hỏi nhận định sốt có lợi hay có hại cho sức khỏe thì từ bảng 3.11 cho thấy 100% người dân trong cộng đồng khẳng định sốt có hại cho sức khỏe. Vậy thực sự sốt có hại cho sức khỏe không? Thực ra nhiệt độ là một chỉ báo đơn giản khách quan và chính xác một trạng thái sinh lý và ít chủ quan hơn nhiều so với những kích thích từ bên ngoài do nguyên nhân tâm lý so với các dấu hiệu sống còn khác như mạch, tần độ thở, huyết áp [3].

Ngày nay với sự tiến bộ của y học, người ta biết rằng sốt cũng có lợi cho cơ thể vì đó là cách tự vệ của cơ thể để chống lại sự nhiễm trùng (vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng …). Khi cơ thể bị nhiễm trùng hệ miễn dịch thông báo về trung tâm điều nhiệt ở não và các trung tâm này sẽ nâng thân nhiệt cần thiết cho cơ thể lên, do đó thân nhiệt của cơ thể người bệnh là 38-39o

C hay hơn nữa. Tuy nhiên không phải sốt đều hoàn toàn có lợi cho cơ thể mà hậu quả của nó đặc biệt trên trẻ em lại rất khó lường như rối loạn nước, rối loạn hệ thần kinh co giật …[15]

Những bất lợi như đã nêu trên xảy ra tức thời trước mắt do đó người dân dễ dàng nhận thấy và lo sợ. Do đó họ cho rằng sốt có hại cho cơ thể và tìm đủ mọi cách để hạ sốt

4.3. THÁI ĐỘ XỬ TRÍ SỐT TẠI NHÀ

Như chúng tôi đã trình bày ở trên, với nhận thức của người dân trong cộng đồng đều cho rằng sốt có hại cho cơ thể. Do đó việc người dân cần làm

34

ngay khi có người thân bị sốt là làm đủ mọi cách để xử trí sốt ngay tại nhà trước khi tham khảo ý kiến của cán bộ y tế.

Để khảo sát thái độ xử trí đầu tiên khi có người bị sốt thì từ bảng 3.12 cho thấy rằng có 62,63% đối tượng được phỏng vấn cho rằng nên nằm ở phòng thoáng mát và 43,94% ý kiến nên nới rộng quần áo. Đây là một nhận thức đúng đắn của người dân trong xử trí sốt. Vì đây là biện pháp dễ dàng cho hiện tượng thải nhiệt qua cơ chế khuyếch tán nhiệt, cơ chế này chiếm 60% lượng nhiệt thải ra để hạ sốt [2].

Tuy nhiên vẫn có 26,26% đối tượng được hỏi cho rằng khi sốt nên "mặc quần áo kín sợ gió", 4,55% cho "nằm phòng kín" và 0,51% cho rằng nên đắp chăn. Như vậy trong cộng đồng vẫn còn một lối xử theo thói quen từ xa xưa là “ sợ gió và sợ nước” khi có sốt, làm như thế này không những không hạ được sốt mà còn làm thân nhiệt tăng cao hơn vì làm giảm quá trình thải nhiệt trong khi quá trình thải nhiệt vẫn tăng [2], [10].

Khi khảo sát tiếp một số biện pháp để hạ sốt trong cộng đồng từ bảng 3.13 cho thấy có khoảng 66 - 67% người dân biết dùng nước ấm để lau cơ thể bệnh nhân hoặc xoa chanh lên người. Đây là 2 biện pháp được chấp nhận, dễ thực hiện trong cộng đồng. Lau ấm hay lau mát là các biện pháp hỗ trợ hạ sốt bằng cách áp dụng nguyên tắc vật lý giúp thoát hơi nóng nhanh qua da dựa vào nước. Tuy nhiên biện pháp xoa chanh phải cẩn thận để tránh làm tổn thương da ở những trẻ quá nhỏ. Bên cạnh đó, cũng từ bảng 3.13 cho thấy có 14,65% đối tượng được hỏi thì dùng biện pháp đắp nước đá lên người với mục đích để hạ nhiệt nhanh. Điều này chỉ đúng một phần là sau khi chờm nước đá, sờ vào da trẻ sẽ có cảm giác trẻ không sốt nữa. Cảm giác này thực ra do độ lạnh của nước đá gây nên, một phần là do các mạch máu ở da co lại, máu không lưu thông tốt đến các vùng da. Trong khi đó, khi bị sốt, cơ thể sẽ tìm cách thải nhiệt vào môi trường bằng cách dãn nở các mạch máu đến da. Do đó lau ấm cho trẻ là biện pháp nên làm hơn là đắp đá hạ nhiệt [10], [20], [24].

35

Đáng lo ngại hơn là có 2,53% hạ sốt bằng cách "cạo gió, chích lễ". Đây là một biện pháp vẫn còn đang được áp dụng trong cộng đồng mặc dù không phổ biến lắm. Thực ra, không nên cạo gió hay chích lễ khi bị sốt cao, đặc biệt ở trẻ em vì sẽ làm trầy sướt da trẻ gây đau đớn, nguy hiểm hơn là có thể gây nhiễm trùng hoặc xuất huyết. Do đó phải tuyên truyền phổ biến cho người dân không nên áp dụng biện pháp này. Một ưu điểm của xã Thuỷ Vân là gần các trung tâm y tế cho nên có 29,29% đối tượng được phỏng vấn cho rằng nên đưa ngay người bệnh có sốt đến cơ sở y tế để được khám và điều trị phù hợp.

Khi bị sốt thì dùng thuốc hạ sốt là cách hạ nhiệt chủ yếu. Do đó từ bảng 3.14 cho kết quả có 93,9% đối tượng phỏng vấn dùng paracetamol để hạ sốt. Thực vậy, trong cộng đồng có nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau, tuy nhiên Acetaminophen (paracetamol) vẫn là loại thuốc hạ sốt an toàn nhất đặc biệt đối với trẻ em mà các bác sĩ nhi khoa khuyên nên dùng [16]. Khi sốt cơ thể có rất nhiều rối loạn về chuyển hoá như glucid, protid, lipid, năng lượng, vitamin. Đặc biệt và dễ dàng nhận ra nhất là rối loạn chuyển hoá muối, nước [2]. Giai đoạn đầu có giảm bài tiết nước tiểu, giảm tiết mồ hôi do tăng kích thích tố chống bài niệu ADH và Aldosterol. Giai đoạn sau do nhu cầu thải nhiệt nên tăng tiết mồ hôi và nước tiểu, gây rối loạn điện giải. Do đó khi sốt cao ngoài việc sử dụng thuốc hạ sốt cần phải uống nhiều nước nhất là oresol. Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 7,57% đối tượng được phỏng vấn có sử dụng hạ sốt và oresol. Điều này chứng tỏ rằng uống dung dịch oresol chưa phải là phổ biến trong cộng đồng khi bị sốt, cần phải tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cho người dân cách chăm sóc bệnh nhân khi có sốt với oresol. Trong khi đó cũng từ bảng này cho thấy một tỷ lệ tương đương 7,08% đối tượng được phỏng vấn sử dụng kháng sinh khi bị sốt mà không qua tham khảo ý kiến của cán bộ y tế.

Từ bảng 3.15 cho kết quả Ampicillin là loại kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất chiếm tỷ lệ 92,86%, kế đến là cephalexin 7,14%. Điều này cũng

36

phù hợp với nghiên cứu của Trần Công Sự, Nguyễn Văn Thế [14]. Tuy nhiên với chỉ 7,08% người sử dụng kháng sinh khi sốt thì chưa thể nói rằng có sự lạm dụng kháng sinh trong cộng đồng, điều này có lẽ một phần do xã Thuỷ

Một phần của tài liệu Khảo sát cách xử trí khi bị sốt của người dân ở xã thủy vân huyện hương thủy tỉnh thừa thiên huế (Trang 29 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)