Thái độ, xử trí sốt tại nhà của người dân

Một phần của tài liệu Khảo sát cách xử trí khi bị sốt của người dân ở xã thủy vân huyện hương thủy tỉnh thừa thiên huế (Trang 33 - 44)

Như chúng tôi đã trình bày ở trên, với nhận thức của người dân trong cộng đồng đều cho rằng sốt có hại cho cơ thể. Do đó việc người dân cần làm

34

ngay khi có người thân bị sốt là làm đủ mọi cách để xử trí sốt ngay tại nhà trước khi tham khảo ý kiến của cán bộ y tế.

Để khảo sát thái độ xử trí đầu tiên khi có người bị sốt thì từ bảng 3.12 cho thấy rằng có 62,63% đối tượng được phỏng vấn cho rằng nên nằm ở phòng thoáng mát và 43,94% ý kiến nên nới rộng quần áo. Đây là một nhận thức đúng đắn của người dân trong xử trí sốt. Vì đây là biện pháp dễ dàng cho hiện tượng thải nhiệt qua cơ chế khuyếch tán nhiệt, cơ chế này chiếm 60% lượng nhiệt thải ra để hạ sốt [2].

Tuy nhiên vẫn có 26,26% đối tượng được hỏi cho rằng khi sốt nên "mặc quần áo kín sợ gió", 4,55% cho "nằm phòng kín" và 0,51% cho rằng nên đắp chăn. Như vậy trong cộng đồng vẫn còn một lối xử theo thói quen từ xa xưa là “ sợ gió và sợ nước” khi có sốt, làm như thế này không những không hạ được sốt mà còn làm thân nhiệt tăng cao hơn vì làm giảm quá trình thải nhiệt trong khi quá trình thải nhiệt vẫn tăng [2], [10].

Khi khảo sát tiếp một số biện pháp để hạ sốt trong cộng đồng từ bảng 3.13 cho thấy có khoảng 66 - 67% người dân biết dùng nước ấm để lau cơ thể bệnh nhân hoặc xoa chanh lên người. Đây là 2 biện pháp được chấp nhận, dễ thực hiện trong cộng đồng. Lau ấm hay lau mát là các biện pháp hỗ trợ hạ sốt bằng cách áp dụng nguyên tắc vật lý giúp thoát hơi nóng nhanh qua da dựa vào nước. Tuy nhiên biện pháp xoa chanh phải cẩn thận để tránh làm tổn thương da ở những trẻ quá nhỏ. Bên cạnh đó, cũng từ bảng 3.13 cho thấy có 14,65% đối tượng được hỏi thì dùng biện pháp đắp nước đá lên người với mục đích để hạ nhiệt nhanh. Điều này chỉ đúng một phần là sau khi chờm nước đá, sờ vào da trẻ sẽ có cảm giác trẻ không sốt nữa. Cảm giác này thực ra do độ lạnh của nước đá gây nên, một phần là do các mạch máu ở da co lại, máu không lưu thông tốt đến các vùng da. Trong khi đó, khi bị sốt, cơ thể sẽ tìm cách thải nhiệt vào môi trường bằng cách dãn nở các mạch máu đến da. Do đó lau ấm cho trẻ là biện pháp nên làm hơn là đắp đá hạ nhiệt [10], [20], [24].

35

Đáng lo ngại hơn là có 2,53% hạ sốt bằng cách "cạo gió, chích lễ". Đây là một biện pháp vẫn còn đang được áp dụng trong cộng đồng mặc dù không phổ biến lắm. Thực ra, không nên cạo gió hay chích lễ khi bị sốt cao, đặc biệt ở trẻ em vì sẽ làm trầy sướt da trẻ gây đau đớn, nguy hiểm hơn là có thể gây nhiễm trùng hoặc xuất huyết. Do đó phải tuyên truyền phổ biến cho người dân không nên áp dụng biện pháp này. Một ưu điểm của xã Thuỷ Vân là gần các trung tâm y tế cho nên có 29,29% đối tượng được phỏng vấn cho rằng nên đưa ngay người bệnh có sốt đến cơ sở y tế để được khám và điều trị phù hợp.

Khi bị sốt thì dùng thuốc hạ sốt là cách hạ nhiệt chủ yếu. Do đó từ bảng 3.14 cho kết quả có 93,9% đối tượng phỏng vấn dùng paracetamol để hạ sốt. Thực vậy, trong cộng đồng có nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau, tuy nhiên Acetaminophen (paracetamol) vẫn là loại thuốc hạ sốt an toàn nhất đặc biệt đối với trẻ em mà các bác sĩ nhi khoa khuyên nên dùng [16]. Khi sốt cơ thể có rất nhiều rối loạn về chuyển hoá như glucid, protid, lipid, năng lượng, vitamin. Đặc biệt và dễ dàng nhận ra nhất là rối loạn chuyển hoá muối, nước [2]. Giai đoạn đầu có giảm bài tiết nước tiểu, giảm tiết mồ hôi do tăng kích thích tố chống bài niệu ADH và Aldosterol. Giai đoạn sau do nhu cầu thải nhiệt nên tăng tiết mồ hôi và nước tiểu, gây rối loạn điện giải. Do đó khi sốt cao ngoài việc sử dụng thuốc hạ sốt cần phải uống nhiều nước nhất là oresol. Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 7,57% đối tượng được phỏng vấn có sử dụng hạ sốt và oresol. Điều này chứng tỏ rằng uống dung dịch oresol chưa phải là phổ biến trong cộng đồng khi bị sốt, cần phải tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cho người dân cách chăm sóc bệnh nhân khi có sốt với oresol. Trong khi đó cũng từ bảng này cho thấy một tỷ lệ tương đương 7,08% đối tượng được phỏng vấn sử dụng kháng sinh khi bị sốt mà không qua tham khảo ý kiến của cán bộ y tế.

Từ bảng 3.15 cho kết quả Ampicillin là loại kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất chiếm tỷ lệ 92,86%, kế đến là cephalexin 7,14%. Điều này cũng

36

phù hợp với nghiên cứu của Trần Công Sự, Nguyễn Văn Thế [14]. Tuy nhiên với chỉ 7,08% người sử dụng kháng sinh khi sốt thì chưa thể nói rằng có sự lạm dụng kháng sinh trong cộng đồng, điều này có lẽ một phần do xã Thuỷ Vân đã được tập huấn về chương trình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý- một trong những phần của chương trình giảng dạy cộng đồng cho sinh viên tại địa phương.

Dựa trên chủ trương "kết hợp Đông - Tây y" trong điều trị các bệnh thông thường của nhà nước. Tại các địa phương ngành y tế đã vận động người dân lập vườn cây thuốc nam tại hộ gia đình. Qua khảo sát ở xã Thuỷ Vân, từ bảng 3.16 chúng tôi thấy chỉ có 45/153 hộ chiếm tỷ lệ 22,73% có vườn cây thuốc nam trong gia đình. Nhưng một điều đáng ngạc nhiên từ kết quả bảng 3.17 là có đến 75,76% người được phỏng vấn có sử dụng cây thuốc nam để hạ sốt. Như vậy, tuy không được trang bị về kiến thức chuyên môn một cách bài bản thì người dân vẫn dựa trên kinh nghiệm và truyền miệng để sử dụng cây thuốc nam để chữa sốt một cách khá phổ biến.

Để khảo sát các loại cây thuốc được sử dụng hạ sốt trong cộng đồng, chúng tôi dùng câu hỏi mở để người sử dụng tự điền thì từ kết quả bảng 3.18 cho thấy các loại cây được ưa thích để sử dụng là diếp cá 54%, củ nén 48%, chanh 26,67%, rau tờn 26%, tía tô 10%, sống đời 8%, ngãi cứu 6%.

Như chúng ta đã biết tính chữa bệnh của cây thuốc Việt Nam rất phong phú và phân bố rộng rãi trong nhiều họ cây [17].

Thông thường những cây thuốc nam thông dụng để chữa cảm sốt được biết đến khá nhiều như củ nén, cúc tần, rau má, tía tô, chanh ... Đây là các loại cây được người dân trồng trong vườn quanh nhà để làm rau hoặc gia vị trong bữa ăn hàng ngày, đồng thời cũng sử dụng khi đau ốm. Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy người dân chỉ quen dùng 4 thứ đó là: Nén, chanh, rau tờn và tía tô. Kết quả này cũng phù hợp với Huỳnh Quang Thiện,

37

Đặng Quang Thông và Lê Thích [22]. Khi nghiên cứu sử dụng các cây thuốc phòng và chữa cảm sốt trong cộng đồng.

Bên cạnh đó người dân còn sử dụng diếp cá, sống đời và ngãi cứu để hạ sốt. Đây là các loại thuốc mà tác dụng hạ sốt không phải là chủ yếu. Tuy nhiên sự sử dụng phổ biến của diếp cá trong bữa ăn hàng ngày của người dân mà họ xem như là một thứ thuốc chữa bách bệnh, được sử dụng với tần suất cao nhất là 54%, người ta nghiên cứu thấy chất decanoyl acetaldehyd trong cây diếp cá mang tính kháng sinh nên loại rau này có tính kháng khuẩn như ức chế tụ cầu vàng, liên cầu, phế cầu, e.coli, shigella ... Nó cũng có tác dụng đối với virus sởi, herpes, cúm do tác động vào vỏ bọc protein của virus. Diếp cá còn diệt cả ký sinh trùng đường ruột và nấm [8]. Do đó trong dân gian việc sử dụng diếp cá rộng rãi là một điều dễ hiểu, còn cây sống đời thì theo kinh nghiệm dân gian đây là một loại cây chữa bá bệnh. Tuy nhiên theo nghiên cứu của Đỗ Tất Lợi [8] thì trong cây sống đời hoạt chất chính là Bryophyline và các hợp chất acid hữu cơ khác có tác dụng tốt trong phạm vi chữa bỏng, cần máu, đắp vết thương sưng đau, và có tính giải độc, không có tác dụng hạ sốt. Còn cây ngãi cứu thì gần như được biết đến như một vị thuốc điều kinh mà thôi.

Để khảo sát tình hình sử dụng các dịch vụ y tế của người dân khi bị sốt và thời gian xử trí sốt tại nhà. Từ bảng 3.19 cho kết quả có 13,13% đối tượng được phỏng vấn cho rằng khi có người bị sốt thì nên đưa ngay đến cơ sở y tế để được chăm sóc, khoảng 65% cho rằng sốt là một triệu chứng thông thường và dễ xử lý, do đó họ để ở nhà 1-2 ngày mới đến cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh và điều trị. Tuy nhiên cũng có đến 21,72% đối tượng cho rằng 3 ngày xử lý sốt ở nhà không khỏi rồi mới đến cơ sở y tế. Điều này có thể làm cho một số trường hợp bệnh nặng hơn, do đến bệnh viện muộn hoặc nếu sốt do một bệnh truyền nhiễm nào đó như sốt quai bị, sốt xuất huyết thì thời gian này nếu không cách ly thì người bị sốt trở thành nguồn bệnh lây lan trong cộng đồng. Theo ý kiến của bác sĩ Nhi khoa thì nên cho trẻ đi đến cơ sở y tế ngay khi

38

dùng thuốc hạ sốt mà không đáp ứng hoặc trẻ li bì, ngủ nhiều hoặc co giật..[6]. Các nghiên cứu đã đưa ra nhiều mô hình sử dụng dịch vụ y tế rất khác nhau tùy theo từng vùng địa lý, theo đặc trưng của người ốm và theo mức độ nặng nhẹ của người bệnh.

Trong nghiên cứu của chúng tôi từ bảng 3.20 cho kết quả có 65,66% người dân sử dụng dịch vụ y tế tại trạm y tế xã, có lẽ do vị trí trạm ở gần trung tâm xã Thủy Vân, đường đi lại dễ dàng, cán bộ y tế lại là người ở tại địa phương nên dễ tiếp cận. Trong khi đó bệnh viện huyện lại ở tương đối xa nên chỉ có 13,13% chọn bệnh viện huyện và chỉ có 6,06% chọn bệnh viện tuyến Trung ương, còn phòng mạch tư nhân chỉ có 2,53%, có lẽ do tại địa phương này phòng mạch tư nhân còn quá ít, đời sống kinh tế gia đình của xã Thủy Vân còn khó khăn, do đó người dân thích chọn dịch vụ y tế công hơn là dịch vụ y tế tư nhân. Trong khi đó vẫn có 12,63% người được phỏng vấn cho rằng nếu sốt thì chỉ cần đến chỗ bán thuốc tây mua thuốc về tự điều trị tại nhà. Đây là một thói quen khá phổ biến tại nhiều địa phương. Nghiên cứu của chúng tôi cũng có phần phù hợp với nghiên cứu của Lương Sơn Bá và Nguyễn Duy Thanh tại 30 xã của 5 huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy cách lựa chọn của các hộ gia đình khi có người ốm là: y tế tư nhân 38,9% (phần lớn rơi vào các hộ giàu), mua thuốc tự chữa là 18,3%, đến bệnh viện huyện là 15,6%, trạm y tế là 13,1%, bệnh viện tỉnh là 6,6%.

39

KẾT LUẬN

Qua thời gian thực tế tại cộng đồng và tìm hiểu thái độ xử trí của người dân khi bị sốt chúng tôi nhận thấy:

1. Kiến thức về sốt của ngƣời dân

- Có 95,96% số người được phỏng vấn cho rằng đối tượng hay bị sốt nhất trong gia đình là trẻ em.

- Có 24,24% có sử dụng nhiệt kế để phát hiện sốt - Có 33,33% vừa kết hợp sờ trán và kẹp nhiệt kế - Có 45,84% kẹp nhiệt kế tại nách

- Có 72,92% kẹp nhiệt kế để trong thời gian  5 phút - Có 90,91% người biết sốt cao khi nhiệt độ ≥ 380C - Có 100% cho rằng sốt có hại đến sức khỏe

2. Thái độ xử trí tại nhà khi bị sốt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- 62,63% nằm phòng thoáng mát

- 67,17% hạ sốt bằng lau bằng nước ấm - 85,35% sử dụng thuốc paracetamol để hạ sốt - 7,57% sử dụng paracetamol + oresol khi sốt

- Có 75,76% sử dụng các loại thuốc nam như củ nén, chanh để hạ sốt - Có 13,13% có sốt là đưa ngay đến cơ sở y tế

40

KIẾN NGHỊ

Qua nghiên cứu kết quả, tìm hiểu các vấn đề vừa nêu trên, chúng tôi có một số kiến nghị như sau:

- Cần giáo dục cho người dân biết được kiến thức về sốt và sốt là một phản ứng của cơ thể, sẽ có lợi khi sốt nhẹ và vừa, nguy hiểm khi sốt cao và sốt kéo dài.

- Hướng dẫn và khuyến khích người dân sử dụng nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ khi trong gia đình có người nghi ngờ sốt.

- Chỉ sử dụng thuốc hạ nhiệt khi nhiệt độ trên 38,50C và uống nhiều nước pha oresol.

-Không nên đắp chăn, mặc quần áo kín, chờm đá, chích lễ, cúng bái khi trong gia đình có người sốt.

MỤC LỤC

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ ... 1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 3

1.1. Địa dư và hành chính ... 3

1.2. Sốt ... 4

1.3. Xử trí sốt ... 10

Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 14

2.1. Đối tượng nghiên cứu ... 14

2.2. Phương pháp nghiên cứu ... 15

2.3. Các kỹ thuật thực hiện ... 16

2.4. Phương pháp xử lý số liệu ... 18

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 19

3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ... 19

3.2. Kiến thức về sốt ... 21

3.3. Thái độ xử trí tại nhà ... 24

Chƣơng 4: BÀN LUẬN ... 29

4.1. Tổng quan về mẫu nghiên cứu ... 29

4.2. Tìm hiểu kiến thức của người dân về sốt ... 30

4.3. Thái độ, xử trí sốt tại nhà của người dân ... 33 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN ... 39

KIẾN NGHỊ ... 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤC LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Thị Thu Anh (2004), Sinh lý bệnh điều hoà thân nhiệt sốt, Bộ môn miễn dịch sinh lý bệnh, Trường Đại học y Hà Nội, nhà xuất bản y học năm 2004, trang 219 – 235.

2. Bài giảng sinh lý bệnh (2003), Sinh lý bệnh đại cương về rối loạn thân nhiệt, Bộ môn miễn dịch – sinh lý bệnh học, Trường Đại học y khoa Huế năm 2003, trang 75 – 80.

3. Các nguyên lý y học nội khoa, Harrison tập I, trang 99 – 103 (103. 4. Giáo trình truyền nhiễm (2002), Trường Đại học y khoa Huế, Trang

238,256 – 267, 217-321.

5. Đỗ Đại Hải (1997), Rối loạn điều hoà thân nhiệt, Bộ môn miễn dịch sinh lý bệnh học, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, trang 110 – 116. 6. Đỗ Kiều Hoa, Sốt virus ở trẻ em, http://www.suckhoe360.com

7. Phạm Ngọc Kim (2001), Cẩm nang Hồi sức cấp cứu, Nhà xuất bản Đà Nẵng, trang 52 – 59.

8. Đỗ Tất Lợi (1996), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, trang 51 – 53, 769 – 770.

9. Nguyễn Lô (2002), Sốt chẩn đoán và xử trí, Bộ môn truyền nhiễm Trường Đại học y khoa Huế, Trang 170 – 175.

10. Hƣơng Liên, Xử trí cảm nóng cho trẻ trong mùa hè, Báo sức khoẻ và đời sống số (321), Trang 4.

11. Làm gì khi trẻ bị sốt virus, http://vietbao.vn/suckhoe/Lam-gi-khi-tre- bi-sot-virus/40150441/249.

12. Nội khoa cơ sở (2001), Sốt, Nhà xuất bản Y học, Trang 26 – 34. 13. Sốt kéo dài ở trẻ em, Bài giảng Bộ môn Nhi, Trường Đại học y Hà

14.Trần Công Sự, Nguyễn Văn Thế (2005), Khảo sát tình hình sử dụng Kháng sinh tại trạm Y tế xã Hương Long – thành phố Huế, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa năm 2005.

Một phần của tài liệu Khảo sát cách xử trí khi bị sốt của người dân ở xã thủy vân huyện hương thủy tỉnh thừa thiên huế (Trang 33 - 44)