1.2. HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
1.2.4. Cách tiếp cận và khung phân tích
1.2.4.1. Cách tiếp cận
1) Cách tiếp cận theo vấn đề
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược phẩm được tạo nên nhờ sự kết hợp hài hịa của nhiều vấn đề, có những vấn đề thuộc về khâu quản trị doanh nghiệp, có những vấn đề thuộc về khâu huy động nguồn lực. Do đó, cách tiếp cận theo vấn đề giúp nghiên cứu thấy được thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam một cách chi tiết nhất, đặc biệt là đánh giá được nguyên nhân khách quan và chủ quan làm nên thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam.
2) Cách tiếp cận theo chức năng
Mỗi một chủ thể trong xã hội khi thực hiện đúng chức năng sẽ mang lại hiệu quả cao vì cơng việc khơng bị chồng lấn hoặc bỏ sót. Nhìn dưới góc độ vĩ mơ và quản lý nhà nước, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược phẩm ở Việt Nam mạnh hay chưa mạnh phụ thuộc vào bản thân doanh nghiệp dược phẩm và sự hỗ trợ của Nhà nước. Vì thế, cách tiếp cận theo chức năng sẽ giúp cho nghiên cứu nhận rõ được doanh nghiệp phải làm gì, Nhà nước phải làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự rõ ràng về chức năng không chỉ giúp nâng cao hiệu quả của các tác động mà còn hạn chế được sự can thiệp trái với các quy định quốc tế dẫn đến vi phạm các cam kết và điều kiện hội nhập.
1.2.4.2. Khung phân tích
Để làm rõ được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, luận án sử dụng một khung phân tích truyền thống bắt đầu bằng việc tổng quan các vấn đề lý luận, sau đó đánh giá thực trạng để phát hiện những hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế, trên cơ sở bài học quốc tế và bối cảnh hội nhập quốc tế để đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam (Hình 1.1).
Các phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu các lý luận về NLCT của DN dược phẩm
Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới
và một số doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài về nâng
Đánh giá thực trạng NLCT và các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam Nghiên cứu bối cảnh và triển vọng hội nhập quốc tế cao NLCT Những yêu cầu từ nghiên cứu lý luận
Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Thành quả, hạn chế, nguyên nhân
Dự báo những tác động đến
NLCT
Đề xuất các giải pháp nâng cao NLCT cho doanh nghiệp dược phẩm
Hình 1.1: Khung phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược phẩm
Nguồn: Tác giả xây dựng
- Nghiên cứu cơ sở lý luận nhằm làm rõ bản chất, nội dung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp làm cơ sở đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược phẩm, cùng với đó là tổng kết kinh nghiệm quốc tế để làm bài học cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ tập trung làm rõ 4 vấn đề lớn đó là: (i) đặc điểm doanh nghiệp dược phẩm (chủ thể cạnh tranh) và các cam kết quốc tế của Việt Nam có liên quan đến hoạt động của chủ thể cạnh tranh; (ii) phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh được biểu hiện dưới 3 tiêu chí chủ đạo là: năng lực chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, năng lực tối ưu hóa đặc tính sản phẩm, duy trì và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh); (iii) phân tích thực trạng các yếu tố bên trong doanh
nghiệp, gồm: tổ chức quản trị doanh nghiệp, nguồn lực tài chính, tiếp cận và đổi mới cơng nghệ; nguồn nhân lực; (iv) phân tích thực trạng các yếu tố bên ngồi doanh nghiệp, gồm: vai trị của Nhà nước, đối thủ cạnh tranh, hội nhập quốc tế. Trên cơ sở đánh giá 4 nội dung này sẽ rút ra những mặt được, hạn chế và
nguyên nhân của những hạn chế trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam.
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng (trọng tâm là hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế), kinh nghiệm quốc tế và phân tích bối cảnh. Luận án sẽ đề xuất một số định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mạnh hay chưa mạnh phụ thuộc vào nhóm yếu tố nội bộ doanh nghiệp và nhóm yếu tố bên ngồi mà trọng tâm là sự hỗ trợ của nhà nước. Vì thế, giải pháp đề xuất cũng chia thành hai nhóm dựa trên chức năng của hai nhóm này (Nhà nước và doanh nghiệp).