Bài học cho nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược phẩm

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược phẩm việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 60 - 63)

2.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH

2.4.3. Bài học cho nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược phẩm

phẩm Việt Nam

2.4.3.1. Bài học cho các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam

Nghiên cứu kinh nghiệm của một số công ty dược phẩm trên thế giới, tác giả nhận thấy muốn nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp dược

phẩm Việt Nam cần phải có một giải pháp tổng thể và đồng bộ. Các giải pháp đặt ra phải chú trọng ngay từ các khâu nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất, đầu ra cho sản phẩm. Một số bài học kinh nghiệm cụ thể mà các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam có thể tiếp thu:

Đầu tư cho hoạt động R&D: với các doanh nghiệp dược phẩm lớn trên thế

giới, chi phí đầu tư cho hoạt động R&D chiếm một tỷ lệ không nhỏ do đây là bộ phận mang yếu tố quyết định toàn bộ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ đầu tư cho R&D tại thị trường Việt Nam nói chung và ở các doanh nghiệp nói riêng vẫn cịn q thấp, chưa đến 1% (Ban kinh tế Trung ương, 2017); do vậy, các doanh nghiệp dược Việt Nam cần chủ động và chuyên sâu hơn nữa trong hoạt động R&D (sản phẩm mới, khác biệt; công nghệ bào chế; tối ưu quy trình, thiết bị). Nếu khơng đầu tư cho R&D, doanh nghiệp dược phẩm Việt nam không thể tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng của dược phẩm toàn cầu. Nếu doanh nghiệp không quan tâm đến đầu tư vào R&D sẽ khó có khả năng phát triển bền vững trong mơi trường cạnh tranh ở mức độ toàn cầu như hiện nay.

Hoàn thiện hệ thống phân phối: Hệ thống phân phối dược phẩm Việt Nam

cần được cấu trúc lại theo hướng chuyên biệt hóa, xây dựng những nhà phân phối chuyên nghiệp, đồng thời đào thải dần các chủ thể trung gian không phù hợp như chợ sỉ, các nhà phân phối nhỏ lẻ tiềm lực yếu. Các doanh nghiệp sản xuất đầu ngành nên tự thành lập hoặc liên kết với các công ty phân phối chuyên nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý chuỗi hiện đại để tạo nên một chuỗi phân phối hiệu quả, đáp ứng nhanh, tức thời (một yêu cầu quan trọng trong hoạt động cung ứng thuốc).

Phát triển nguồn nhân lực, xây dựng văn hóa doanh nghiệp: nguồn nhân

lực, đặc biệt là nhân lực trong khâu R&D là tài sản quý báu nhất, quan trọng nhất trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp dược phẩm; do vậy, các doanh nghiệp dược phẩm cần chủ động, tích cực phát triển nguồn nhân lực của chính mình thơng qua việc xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp cụ thể, từ đó phát triển chiến lược đào tạo và phát triển nhân lực đáp ứng nhu cầu chiến lược của doanh nghiệp; đồng thời, việc xây dựng một môi trường năng động,

phù hợp rất quan trọng trong việc thúc đẩy và nâng cao năng suất làm việc của người lao động trong các doanh nghiệp dược phẩm.

Quản trị doanh nghiệp hiệu quả: các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam

cần phải xác định rõ các sản phẩm cạnh tranh, các lợi thế cạnh tranh của mình để từ đó xác định các chiến lược cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ cạnh tranh (dược phẩm nhập khẩu, cơng ty dược phẩm nước ngồi) đang ngày càng gia tăng trên thị trường nội địa; bên cạnh đó việc tổ chức sản xuất, phân phối cần thiết phải tinh gọn, hiệu quả. Các nguồn lực tài chính được quản trị đúng mục đích, tái đầu tư vào các hoạt động then chốt (nguồn nhân lực), công đoạn trọng yếu (R&D, hệ thống phân phối), các hoạt động có giá trị gia tăng cao (thương hiệu) góp phần làm cho hiệu quả quản trị tổng thể của doanh nghiệp dược phẩm được nâng cao.

2.4.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Chính phủ Việt Nam

Việc học hỏi kinh nghiệm của các nước có ngành dược phẩm phát triển là rất cần thiết, đặc biệt là với ngành dược phẩm cịn đang trong q trình hồn thiện, phát triển như ở Việt Nam. Đối với mỗi nước khác nhau, chúng ta lại có thể tham khảo những kinh nghiệm khác nhau.

Tại Pháp và Ấn Độ, chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển thị trường dược phẩm trong nước và kinh nghiệm đầu tư cho nghiên cứu khoa học. Chính việc đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài đã giúp cho ngành dược của Pháp phát triển mạnh mẽ như hiện nay; đó cũng là chính sách mà Ấn Độ đưa vào áp dụng thời gian gần đây. Việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học cũng giúp cho hai nước trở thành những nhà xuất khẩu dược phẩm lớn nhất trên thế giới.

Tại Trung Quốc, chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm định hướng phát triển phù hợp với tiềm năng của đất nước, kinh nghiệm phát triển nền y học cổ truyền; đặc biệt là các chính sách nhằm khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất thuốc đông dược cũng như thu hút các nhà khoa học trẻ tham gia vào lĩnh vực Đông y tại Trung Quốc rất đáng để tham khảo và học tập.

Chương 3

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược phẩm việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w