3.3.1. Đối chiếu các TT CTC qua soi CTC với chẩn đoán TBH
Bảng 3.20. Phân bố các TT CTC qua soi CTC theo chẩn đoán TBH
Không TT TT lành tính TT nghi ngờ Tổng KQ soi CTC TBH n % n % n % n % Bình thường, viêm 6 50,0 205 85,1 3 11,1 214 76,4 ASCUS 3 25,0 22 9,2 7 25,9 32 11,5 LSIL 0 0 10 4,1 4 14,9 14 5,0 HSIL 1 8,3 1 0,4 9 33,3 11 3,9 AGUS 2 16,7 3 1,2 2 7,4 7 2,5 UT biểu mô vảy, tuyến 0 0 0 0 2 7,4 2 0,7 Tổng 12 100 241 100 27 100 280 100 - 85,1% TT lành tính CTC qua soi CTC có kết quả TBH là bình thường, viêm.
- 88,9% TT nghi ngờ CTC qua soi CTC có kết quả TBH bất thường (ASCUS, AGUS, LSIL, HSIL, tế bào UT). Cụ thể :
ASCUS có 9,2% TT lành tính CTC và 25,9% TT nghi ngờ. AGUS có 1,2% TT lành tính CTC và 7,4% TT nghi ngờ. LSIL có 4,1% TT lành tính CTC và 14,9% TT nghi ngờ.
HSIL có 0,4% TT lành tính CTC nhưng có đến 33,3% TT nghi ngờ. Hai bệnh nhân có kết quả TBH là UT tế bào biểu mô vảy có kết quả
soi CTC là TT nghi ngờ. Hai bệnh nhân này khi sinh thiết làm MBH đều cho kết quả UT biểu mô vi xâm nhập.
Bảng 3.21.Đối chiếu các TT CTC qua soi CTC với chẩn đoán TBH Tổn thương KQ soi CTC KQ TBH Không TT TT lành tính TT nghi ngờ Tổng p Bình thường, viêm 6 (50%) 205 (85,1% ) 3 (11,1%) 208 (77,6%) ASCUS, AGUS, LSIL,
HSIL, UT tế bào biểu mô vảy, tuyến 6 (50%) 36 (14,9%) 24 (88,9%) 60 (21,6%) < 0,03 Tổng 12 (100% ) 241 (100%) 27 (100%) 268 (100%) 280 - Những bệnh nhân có kết quả soi CTC là TT lành tính có 85,1% kết quả TBH là bình thường, viêm và 14,9% kết quả TBH bất thường.
- Những bệnh nhân có kết quả soi CTC là TT nghi ngờ có 88,9% kết quả TBH là bất thường (ASCUS, AGUS...) và 11,1% kết quả TBH bình thường, viêm.
Nhìn chung có sự tương xứng (Tương đối) giữa TT CTC qua soi CTC và kết quả TBH. Khi có sự thay đổi TT CTC qua soi CTC thì TT tế bào trên phiến đồ CTC - ÂĐ cũng có sự biến đổi rõ rệt.
Tỷ lệ TT lành tính CTC qua soi CTC càng cao thì tỷ lệ bất thường TBH càng thấp và tỷ lệ TT nghi ngờ CTC qua soi CTC càng cao thì tỷ lệ TBH bình thường càng thấp. Sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,03.
3.3.2. Đối chiếu các trường hợp TT Conđilôm nhọn qua soi CTC với chẩn
đoán TBH
Bảng 3.22.Đối chiếu các trường hợp TT Conđilôm nhọn qua soi CTC với chẩn đoán TBH TT Conđilôm nhọn KQ soi CTC KQ TBH n % Koilocyte (+) 3 27,3 Viêm Koilocyte (-) 1 9,1 Koilocyte (+) 5 45,4 ASCUS, AGUS,
LSIL, HSIL Koilocyte (-) 2 18,2
Tổng 11 100
- Trong 11 bệnh nhân có kết quả soi CTC là Conđilôm nhọn thì:
4/11 bệnh nhân có kết quả TBH là viêm thì có 3 trường hợp tìm thấy tế
bào Koilocyte.
7/11 bệnh nhân có kết quả TBH bất thường thì có 5/7 trường hợp tìm thấy tế bào Koilocyte.
Kết quả này cho thấy: Tế bào Koilocyte đặc hiệu của tổn thương Conđilôm có thể không tìm thấy trong tổn thương Conđilôm CTC.
3.3.3. Đối chiếu các trường hợp TT nghi ngờ CTC qua soi CTC với chẩn
đoán TBH
Bảng 3.23.Đối chiếu các trường hợp TT nghi ngờ CTC qua soi CTC với chẩn đoán TBH TT nghi ngờ Kết quả TBH n % p ASCUS, AGUS 9 / 38 23,7 LSIL, HSIL, UT biểu mô vảy, tuyến 15 / 27 55,6 < 0,05
- Có 38 bệnh nhân có chẩn đoán TBH là ASCUS, AGUS thì khi soi CTC có 9 bệnh nhân có TT nghi ngờ CTC chiếm tỷ lệ 23,7%.
- Có 27 bệnh nhân có chẩn đoán TBH là LSIL, HSIL, UT tế bào biểu mô vảy, tuyến thì có 15 bệnh nhân khi soi CTC có TT nghi ngờ CTC chiếm tỷ
lệ 55,6%.
Như vậy, tỷ lệ TT nghi ngờ CTC qua soi CTC ở nhóm TBH là LSIL, HSIL, UT biểu mô vảy, tuyến (55,6%) cao hơn so với tỷ lệ TT nghi ngờ CTC qua soi CTC ở nhóm TBH là ASCUS. AGUS (23,7%). Sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,05.
Chương 4 BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU
4.1.1. Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu
Trong nghiên cứu của chúng tôi biểu đồ 3.1 cho thấy: nhóm tuổi 30 - 39 tuổi là nhóm tuổi gặp nhiều nhất với tỷ lệ 40,7%, tiếp theo là nhóm tuổi từ
20 - 29 chiếm tỷ lệ 30,7%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Hà [10], trong 110 bệnh nhân thì nhóm tuổi 30 - 39 chiếm tỷ lệ cao nhất (44,55%), sau đó là nhóm tuổi 40 - 49 chiếm 20.09%. Nhóm tuổi 30 - 39 và 20 - 29 là nhóm tuổi đang trong độ tuổi sinh
đẻ, là giai đoạn hoạt động tình dục mạnh nên rất dễ mắc các viêm nhiễm
đường sinh dục dưới nói chung và các TT CTC.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thu Hương [14] thì lứa tuổi gặp nhiều nhất là 40 - 49 với tỷ lệ 43,77%, nhóm tuổi 30 - 39 với tỷ lệ 32,41%. Tuy nhiên đây là nghiên cứu về các TT tiền UT và UTCTC nên kết quả khác kết quả nghiên cứu của chúng tôi.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có 3 bệnh nhân dưới 20 tuổi chiếm tỷ
lệ 1,1%. Tỷ lệ này cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thu Hương [14] là 1 bệnh nhân chiếm 0,28%. Trong nghiên cứu của chúng tôi và Nguyễn Thu Hương nhóm tuổi dưới 20 gặp rất ít. Có lẽ do số phụ nữ dưới 20 tuổi chưa lập gia đình, chưa sinh đẻ. Tuổi càng thấp thì tỷ lệ mắc các TT CTC càng ít. Nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ gặp 2 bệnh nhân trên 60 tuổi, chiếm 0,5%. Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân theo nghiên cứu của chúng tôi là 34,33. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Thị
Hồng Hà [10] có độ tuổi trung bình là 38,2. Đây cũng là tuổi nằm trong độ
4.1.2. Nghề nghiệp và địa phương cư trú
Trong nghiên cứu này, kết quả ở bảng 3.2 cho thấy: nhóm nghề hay gặp là nông dân (41,3%) và công nhân (27%), nhóm nghề cán bộ, nhân viên chiếm tỷ lệ 8,7%. Theo bảng 3.11 thì tỷ lệ TT CTC qua soi ở nhóm bệnh nhân là nông dân cao nhất (98,3%) và ở nhóm bệnh nhân là cán bộ, nhân viên thấp nhất (79,2%). Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi phù hợp với kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Chấn Hùng và Eric Suba [12] tại Thành phố Hồ Chí Minh là tỷ lệ các TT CTC gặp nhiều ở nhóm nông dân và nội trợ (0,8%) cao hơn nhóm cán bộ, nhân viên (0,46%). Thực tế ở nước ta người nông dân vẫn phải làm việc trong điều kiện vệ sinh kém, công việc phải thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm nên rất dễ mắc các viêm nhiễm đường sinh dục dưới. Ngoài ra, nhóm bệnh nhân là nông dân thì chủ yếu có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và phổ thông trung học mà theo bảng 3.12 trong nghiên cứu của chúng tôi thì hai nhóm này có tỷ lệ TT CTC qua soi cao (98,2% và 95,3%). Trình độ học vấn thấp, sự kém hiểu biết về chăm sóc sức khỏe, tiếp cận với các dịch vụ y tế khó khăn người nông dân không có ý thức đi khám sớm ngay khi có triệu chứng nên không được phát hiện và điều trị kịp thời, triệt để.
Bảng 3.2 trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: có 83,6% bệnh nhân sống ở nông thôn, 16,4% bệnh nhân sống ở thành thị. Theo bảng 3.10 thì tỷ lệ
TT CTC qua soi gặp nhiều ở nhóm bệnh nhân sống ở nông thôn (99,1%) cao hơn so với nhóm bệnh nhân sống ở thành thị (78,3%). Kết quả này của chúng tôi không phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Hà [10] là 78% bệnh nhân sống ở thành thị, 32% bệnh nhân sống ở nông thôn và các TT CTC gặp nhiều ở nhóm bệnh nhân sống ở thành thị (82,05%) cao hơn nhóm bệnh nhân sống ở nông thôn (59,37%). Theo Phạm Thị Hồng Hà [10] thì nghiên cứu được thực hiện tại Viện Phụ sản Trung Ương nên chủ yếu là người Hà Nội và một số vùng lân cận đến khám. Theo nghiên cứu của chúng tôi thì số bệnh nhân sống ở Hà Nội và ngoại tỉnh không có sự chênh lệch rõ
ràng, hơn nữa là hiện nay Hà Nội đã mở rộng rất nhiều so với trước kia nên Hà Nội còn nhiều vùng là nông thôn. Sống ở nông thôn không có điều kiện sống tốt bằng thành thị nên nguy cơ bị viêm nhiễm sinh dục và TT CTC cao hơn là điều dễ hiểu.
4.2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CÁC TỔN THƯƠNG CTC THƯƠNG CTC
4.2.1. Triệu chứng lâm sàng và lý do khám bệnh
Bình thường niêm mạc âm đạo luôn chế tiết một ít chất dịch để làm ẩm
ướt âm đạo nhưng không chảy ra ngoài, Khi lượng dịch chế tiết nhiều và chảy ra ngoài làm phụ nữ phải chú ý đến được gọi là khí hư. Có hai loại khí hư là khí hư sinh lý xuất hiện quanh ngày phóng noãn và khí hư bệnh lý biểu hiện tình trạng viêm nhiễm âm đạo và tổn thương thực thể tại CTC [11].
Kết quả tại biểu đồ 3.2 cho thấy: lý do gặp nhiều nhất khiến bệnh nhân
đi khám là ra khí hư nhiều (70,4%), lý do ra máu bất thường là lý do gặp nhiều thứ hai (16,4%). Phạm Thị Hồng Hà [10] trong nghiên cứu của mình cũng cho thấy thì lý do ra khí hư là lý do gặp nhiều nhất (36,4%), ra máu bất thường là lý do gặp nhiều thứ hai với tỷ lệ 30%. Theo nghiên cứu của Nguyễn Quốc Trực và Lê Văn Xuân [28] thì lý do ra khí hư nhiều gặp nhiều nhất (36%), ra máu sau giao hợp chiếm 5,5%, rong kinh - rong huyết chiếm 3,8%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn hai kết quả nghiên cứu trên vì trong nghiên cứu của chúng tôi TT lành tính chiếm tỷ lệ khá cao, còn hai nghiên cứu của các tác giả trên thì chủ yếu là các TT tiền UT.
Khi nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng lâm sàng và kết quả soi CTC, bảng 3.18 cho thấy trong nhóm TT lành tính CTC qua soi CTC thì triệu chứng lâm sàng chủ yếu là ra khí hư (86,3%), triệu chứng ra máu bất thường chỉ chiếm 10,8% bao gồm những trường hợp rong kinh, rong huyết và có polip CTC. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả
nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Hà [10]: ra khí hư chiếm 42,5%, ra máu bất thường chiếm 12,12%. Theo Trần Thị Phương Mai [18], các TT lành tính
CTC thường ra khí hư nhiều, gây khó chịu và đó cũng là lý do làm cho người phụ nữ phải đi khám phụ khoa.
Đối với nhóm TT nghi ngờ CTC qua soi CTC chúng tôi nhận thấy triệu chứng ra khí hư là triệu chứng hay gặp hơn (63%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Hà (70,27%) [10]. Theo Trần Thị Phương Mai [18] tất cả các TT nghi ngờ CTC đều có nguồn gốc từ những tái tạo bất thường của lộ tuyến, để lại các di chứng không bình thường, đó là những TT không có triệu chứng lâm sàng khác ngoài triệu chứng ra khí hư.
Bảng 3.18 cho thấy: trong các TT CTC thì triệu chứng ra máu bất thường gặp chủ yếu ở nhóm bệnh nhân có TT nghi ngờ CTC qua soi CTC với 37% (10 bệnh nhân). Những bệnh nhân này khi sinh thiết để chẩn đoán MBH có 3 bệnh nhân có kết quả là UT biểu mô vi xâm nhập. Theo Trần Thị Phuơng Mai [18], lý do đến khám bệnh là ra máu chiếm 86,5% bệnh nhân UTCTC. Theo Phạm Thị Hồng Hà [10], TT UTCTC ở nhóm có lý do ra máu bất thường cao hơn các nhóm khác, sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,01. Vì vậy muốn hạn chế tỷ lệ mắc UTCTC, cần giáo dục để người phụ nữ có ý thức đi khám phụ khoa ngay từ khi có những triệu chứng đầu tiên.
4.2.2. Cận lâm sàng
4.2.2.1. Kết quả soi khí hư
Khí hư là triệu chứng chung của viêm nhiễm đường sinh dục nữ cũng như các TT lành tính, TT nghi ngờ và UTCTC. Trong số 214 bệnh nhân soi CTC có soi tươi khí hư để tìm nguyên nhân gây bệnh, chúng tôi nhận thấy nguyên nhân gây viêm không đặc hiệu chiếm tỷ lệ cao nhất 74%, trong đó chủ
yếu là trực khuẩn Gr (-), cầu khuẩn... Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Hà (84,88%) [10]. Theo Nguyễn Khắc Liêu [16], nguyên nhân gây viêm loét CTC chủ yếu là tạp trùng chiếm 97 - 100%.
Bảng 3.4 cho thấy: các nguyên nhân gây viêm đặc hiệu chiếm 26%, trong đó nấm chiếm tỷ lệ cao nhất (11,2%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Hà [10]: nấm chiếm 10,47%. và thấp hơn kết quả nghiên cứu của Dương Thị Cương [8] nấm chiếm tỷ lệ 22,3% trong các nguyên nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ. Nấm Candida là nguyên nhân thường gặp nhất viêm nhiễm
đường sinh dục dưới ở phụ nữ, chiếm tỷ lệ 22,3 - 39,52% tùy theo các tác giả
[2].
Trong nghiên cứu này, chúng tôi gặp 23 trường hợp Chlamydia (+) chiếm tỷ lệ 10,7%, đa số là những bệnh nhân đến khám vì lý do vô sinh. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Hà (2,33%) [10] và Dương Thị Cương (3,5%) [8] có thể là do sự khác nhau về cỡ mẫu và thời điểm nghiên cứu. Ở Mỹ, Anh và Thụy Điển, 20 - 40% số
phụ nữđến khám da liễu có Chlamydia (+) [29].
Trichomonas: có 2 trường hợp cho kết quả (+) chiếm 0,8%. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của các tác giả khác như: Phạm Thị Hồng Hà 2,33% (2 bệnh nhân) [10], Dương Thị Cương 1,25% [8] và Phan Thị Kim Anh 1,63% [2]. Theo Nguyễn Vượng [31], tỷ lệ nhiễm Trichomonas ở cộng đồng giao động từ 1 - 3 %, ở bệnh viện từ 4 - 7%.
Có 7 trường hợp nhiễm Gardrenella trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 3,3%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Dương Thị Cương 3,8% [8].
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hầu hết bệnh nhân (214/280) soi CTC vì lý do ra khí hư có viêm âm đạo kèm theo. Các nguyên nhân gây viêm làm quá trình lộ tuyến→ dị sản vảy các tế bào dự trữ diễn ra không thuận lợi
→ Các TT nghi ngờ CTC, về lâu dài có thể tiến triển thành UTCTC. Vì vậy, soi tươi khí hư để xác định nguyên nhân gây viêm nhiễm ÂĐ - CTC là rất quan trọng để điều trị đúng và triệt để các viêm nhiễm âm đạo, tổn thương
CTC, góp phần làm giảm tỷ lệ TT CTC, nâng cao chất lượng sống của người phụ nữ.
4.2.2.2. Kết quả phiến đồ CTC - ÂĐ
Theo nghiên cứu của chúng tôi, 280 bệnh nhân có kết quả TBH như
sau:
Bảng 4.1. So sánh kết quả TBH giữa các tác giả
Kết quả TBH Trang Trung Trực (%) [27] Nguyễn Thu Hương (%) [14] Nghiên cứu này (%) Bình thường, phản ứng viêm 37,14 76,4 ASCUS 9,8 28,81 11,5 LSIL 33,01 5,82 5,0 HSIL 16,84 14,4 3,9 AGUS 1,57 8,59 2,5 UT biểu mô vảy 1,42 26,32 UT biểu mô tuyến 0,22 9,97 0,7
Trong nghiên cứu này, chúng tôi gặp tỷ lệ TBH là bình thường, tế bào phản ứng viêm chiếm tỷ lệ rất cao (76,4%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Trang Trung Trực (37,14%) [26]. Sự khác nhau này có lẽ do cỡ mẫu khác nhau (Trang Trung Trực nghiên cứu trên 1336 bệnh nhân, nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 280 bệnh nhân).
Đối với nhóm TT tế bào vảy: ASCUS chiếm tỷ lệ cao nhất 11,5 %, LSIL chiếm 5% và HSIL chiếm 3,9%. Trong nhóm TT tế bào vảy, nghiên cứu của Nguyễn Thu Hương [14] cũng cho kết quả tương tự, ASCUS chiếm tỷ lệ
cao nhất với 28,81%. Tuy nhiên trong nghiên cứu của Nguyễn Thu Hương [14] thì trong nhóm TT tế bào vảy, tỷ lệ UT tế bào biểu mô vảy gặp nhiều thứ
hai với tỷ lệ 26,32%, tỷ lệ HSIL là 14,4% và LSIL gặp ít nhất với tỷ lệ 5,82%.