BỐI CẢNH CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG

Một phần của tài liệu 748 Cạnh tranh & các biện pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp (Trang 38 - 39)

Sự phát triển của nghành thương mại Việt Nam với nhiều thành phần kinh tế tham gia vận hành bằng cơ chế thị trường trong thời kinh tế mở cửa và hội nhập với các nước khu vực trên thế giới đã đang và sẽ hứa hẹn nhiều cơ hội cũng như thách thức cho mọi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Trong các thành phần kinh tế tham gia thị trường thì thương mại quốc doanh vẫn giữ vai trò chủ đạo, vẫn có mặt ở những địa bàn và lĩnh vực trọng yếu để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội và đảm bảo các nhu cầu thiết yếu mà các thành phần kinh tế khác không đáp ứng được.

Cùng với sự phát triển đó, trong quá trình thực hiện kế hoạch Bộ giao, Công ty đã chủ động đi sâu nghiên cứu tiếp cận thị trường, nắm bắt được nhu cầu hàng hóa tiêu dùng phục vụ đời sống dân sinh, nhu cầu về các loại nguyên vật liệu, hóa chất để có kế hoạch khai thác, mở rộng nguồn hàng nhập khẩu trên thế giới, cung ứng đầy đủ vật tư, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất phát triển.

Để đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước Công ty đã ký kết hợp đồng nhập khẩu với hầu hết các nước trong khu vực Châu á, Đông âu và Bắc âu.

Mặt hạn chế của Công ty trong mấy năm gần đây là chưa bảo đảm được sự cân đối giữa nhập khẩu và xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu hầu như chưa có trong khi Công ty lại nhập khẩu hàng hóa tới trên 90% tổng giá trị hàng hóa. Như vậy, sự chệnh lệch quá lớn về nhập khẩu và xuất khẩu sẽ hạn chế nhiều đến quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty. Đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu của Công ty để lấy lại sự cân bằng giữa nhập khẩu và xuất khẩu là một trong những mục tiêu lớn của Công ty trong những năm tới.

Một phần của tài liệu 748 Cạnh tranh & các biện pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w