Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng qua các năm

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch Tiểu Cần ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh tỉnh Trà Vinh (Trang 35)

(Đvt: triệu đồng)

(Nguồn: Báo cáo cuối năm của phòng kế toán ngân quỹ)

2008/ 2007 2009/ 2008 6 tháng 2010/ 6 tháng 2009

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 6 tháng đầu 2009

6 tháng đầu

2010 Tuyệt đối Tương đối ( % )

Tuyệt đối Tương đối ( % )

Tuyệt đối Tương đối ( % ) Vốn huy động 12.510 29.034 21.637 11.620 29.421 + 16.524 +132,08 - 7.397 - 25,48 + 17.801 +153,19 Vốn điều hòa 34.963 33.558 72.458 40.253 62.602 - 1.405 - 4,02 + 38.900 +115,92 + 22.349 + 55,52 Tổng nguồn vốn 47.473 62.592 94.095 51.875 92.023 + 15.119 + 31,85 + 31.503 + 50,33 + 40.148 + 77,40

Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tín dụng tại MHB Tiểu Cần Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn của MHB Tiểu Cần đều có sự tăng lên qua các năm. Cụ thể năm 2007 tổng nguồn vốn đạt mức 47.473 triệu đồng, sang năm 2008 tăng lên đạt 62.592 triệu đồng tăng so với 2007 là 15.119 triệu đồng với tỷ lệ tăng 131,85%. Năm 2009 có sự tăng lên mạnh mẽ của tổng nguồn vốn, tăng 31.503 triệu đồng so với 2008 đạt mức 94.095 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 50,33%. Đến năm 2010 trong 6 tháng đầu năm tổng nguồn vốn đã là 92.023 triệu đồng tăng 177,40% so với 51.875 triệu đồng của 6 tháng đầu năm 2009 với mức tăng là 40.148 triệu đồng.

Như ta đã biết nguồn vốn của ngân hàng bao gồm 2 yếu tố là: vốn huy động và vốn điều hoà. Trong đó vốn huy động tạo cho ngân hàng thế chủ động trong kinh doanh, có khả năng cung cấp đầy đủ, kịp thời và nhanh chóng vốn cho khách hàng, cịn vốn điều hịa thì ngân hàng chỉ sử dụng khi vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của người dân. Để hiểu rõ hơn về cơ cấu của 2 loại vốn này trên tổng nguồn vốn ta xem xét hình bên dưới:

26.35 73.65 46.39 53.61 23 77 31.97 68.03 0 20 40 60 80 100 % 2007 2008 2009 6 tháng 2010 vốn điều hịa vốn huy động

Hình 3:Cơ cấu nguồn vốn qua các năm 2007 - 2010

Qua hình 3 ta thấy tỷ trọng của cả vốn huy động lẫn vốn điều hồ đều có sự tăng giảm qua các năm. Đầu tiên ta phân tích vốn huy động, cụ thể năm 2007 chiếm

Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tín dụng tại MHB Tiểu Cần trọng là 46,39% đạt mức 29.034 triệu đồng tăng so với năm 2007 là 16.524 triệu

đồng với mức độ tăng là 132,8%. Sang năm 2009 đạt 21.637 triệu đồng chiếm tỷ

trọng 23% giảm 7.397 triệu đồng với mức độ giảm là 25,48% so với năm 2008. Và trong 6 tháng đầu năm 2010 là 29.421 triệu đồng, cao hơn vốn huy động trong cả

năm 2009, chiếm tỷ trọng 31,97% trong tổng nguồn vốn, tăng 153,19% so với 6 tháng đầu năm 2009 với 17.801 triệu đồng.

Nhìn chung vốn huy động qua các năm có sự tăng lên, nguyên nhân là do việc đa dạng hố các hình thức huy động nhằm thu hút nhiều hơn lượng vốn nhàn rỗi từ các tổ chức và trong dân cư. Cụ thể như năm 2007 do tình hình lạm phát ngày càng

tăng cao nên lượng vốn huy động được khá thấp; năm 2008 tình hình kinh tế thế

giới và trong nước có nhiều biến động, tình trạng lạm phát tại Việt Nam đạt 2 chữ

số, nhưng với những nỗ lực và hướng đi riêng cùng với việc tăng lãi suất nhiều lần, đẩy mạnh phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ MHB Tiểu Cần vẫn

thu hút được một lượng lớn nguồn tiền gửi ổn định, tăng trên 132% so với 2007.

Đến năm 2009 lượng vốn huy động giảm 7.397 triệu đồng so với 2008, nguyên nhân

là năm 2009 là năm đánh dấu lĩnh vực ngân hàng thương mại nói chung đối mặt với

nhiều khó khăn thử thách, khủng hoảng kinh tế xảy ra, đời sống người dân khó khăn nên ít có tiền gửi tiết kiệm hơn dẫn đến việc lượng tiền huy động giảm đáng kể.

Sang năm 2010 có sự chuyển biến tích cực về lượng vốn huy động của ngân hàng,

chỉ trong 6 tháng đầu năm 2010 đã huy động được lượng vốn nhiều hơn cả năm 2009 là 7.784 triệu đồng đạt doanh số là 29.421 triệu đồng, nguyên do là khủng hoảng kinh tế đã bị đẩy lùi, đời sống người dân tăng lên nên có khuynh hướng gửi

tiết kiệm. Điều này cho thấy người dân vẫn còn rất tin tưởng việc gửi tiền vào hệ

thống ngân hàng so với các hình thức đầt tư khác. Để đạt được điều đó, Chi nhánh ln theo sát diễn biến tình hình huy động vốn trên địa bàn, nhằm điều chỉnh mức lãi suất cạnh tranh, phù hợp với từng loại kỳ hạn tiền gửi, tặng balo, đồng hồ… cho những người đến giao dịch gửi tiền, cũng như chú trọng nâng cao chất lượng dịch

vụ cung cấp. Do vậy Ngân hàng đã thu hút ngày càng nhiều lượng nguồn vốn nhàn rỗi của dân chúng.

Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tín dụng tại MHB Tiểu Cần

Nhìn chung mặc dù lượng vốn huy động qua các năm có tăng về mặt số lượng

nhưng vẫn chưa tăng cao, tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn chưa có sự

thay đổi lớn, tỷ trọng này qua các năm đều dưới 50%, vốn huy động tốt nhất nên

chiếm tỷ trọng từ 60 – 70% trong tổng nguồn vốn của ngân hàng 1. Ngân hàng cần

có thêm nhiều chiến lược kinh doanh, tiếp cận khách hàng, lãi suất linh hoạt, kịp thời, hiệu quả để nâng cao nguồn vốn huy động sao cho hợp lý để có được nguồn vốn với chi phí thấp đem về cho chi nhánh ở mức hiệu quả nhất.

Bên cạnh vốn huy động thì vốn điều hịa cũng đóng vai trò quan trọng với

ngân hàng. Khi nhu cầu vay vốn của khách hàng lớn hơn khả năng huy động vốn của chi nhánh thì chi nhánh thường sử dụng vốn điều hoà, được chuyển về từ Hội sở. Chỉ tiêu vốn điều hoà trên tổng nguồn vốn phản ánh mức độ phụ thuộc của chi nhánh vào hội sở như thế nào. Đối với MHB Tiểu Cần tỷ lệ này chiếm khá cao trong tổng nguồn vốn ( qua hình 3 ta thấy ở tất cả các năm tỷ lệ này đều trên 50%, cá biệt năm 2009 tỷ trọng này là 77% ). Năm 2007 vốn điều hoà là 34.963 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 73,65% trên tổng nguồn vốn, sang 2008 giảm xuống còn 33.558 triệu

đồng giảm 1.405 triệu đồng với mức độ giảm 4,02% so với năm 2007. Năm 2009

vốn điều hoà của MHB Tiểu Cần tăng lên hơn 2 lần so với năm 2008 với doanh số là 72.458 triệu đồng, tăng 38.900 triệu đồng so với 2008 đạt mức độ tăng là 115,92%. Trong 6 tháng đầu năm 2010 vốn điều hoà cũng tăng lên so với cùng kỳ năm 2009 đạt 62.062 triệu đồng, tăng 22.349 triệu đồng với tỷ lệ tăng 55,52%. Qua 4 năm tỷ lệ này có xu hướng tăng giảm khơng đều, tuy nhiên vốn điều hoà vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn. Điều này là vì tuy nguồn vốn huy động có tăng lên qua các năm nhưng vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn ngày càng nhiều của các tổ chức kinh tế cũng như của các hộ kinh tế cá thể, điều này dẫn

đến việc chi nhánh phải thường xuyên nhận vốn điều hoà từ Hội sở. Chi nhánh trong

thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp tăng lượng vốn huy động để giảm nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, đồng thời có đủ vốn đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh, sản xuất của người dân, hạn chế nhận vốn điều hoà đến mức thấp nhất.

Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tín dụng tại MHB Tiểu Cần 4.1.2 Phân tích tình hình huy động vốn của MHB

Trong điều kiện tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, nhu cầu về vốn của cá nhân và doanh nghiệp ngày càng cao, việc Ngân hàng phát huy tốt nguồn vốn huy động khơng những góp phần mở rộng kinh doanh, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn gia tăng lợi nhuận của Ngân hàng, ổn định nguồn vốn, giảm tối đa việc sử dụng vốn từ cấp trên đưa xuống. Nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn huy động càng dồi dào sẽ giúp ngân hàng càng tự chủ trong kinh doanh và mở rộng qui mơ tín dụng. Vì vậy ngân hàng đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện nhằm tạo nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Để hiểu rõ hơn về tình hình huy động vốn của ngân hàng ta xem xét Bảng tình hình huy động vốn tại MHB Tiểu Cần qua 4 năm 2007 – 2010 bên dưới:

Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tín dụng tại MHB Tiểu Cần

Bảng 5: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG TỪ NĂM 2007 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010

(Đvt: triệu đồng)

(Nguồn: Báo cáo cuối năm của phịng kế tốn ngân quỹ)

Năm

2007 Năm 2008 Năm 2009 đầu 20096 tháng đầu 20106 tháng Chênh lệch2008/ 2007 Chênh lệch2009/ 2008

Chênh lệch 6 tháng 2010/ 6

tháng 2009

Chỉ tiêu

Triệu

đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng

Tuyệt

đối Tương đối

( % )

Tuyệt

đối Tương đối

( % )

Tuyệt

đối Tương đối

( % )

1. Tiền gửi TK 12.395 24.590 17.900 9.445 26.527 +12.195 +98,39 -6.690 -27,21 +17.082 +180,86

TK không kỳ hạn 430 583 466 265 1.527 +153 +35,58 -117 -20,07 +1.262 +476,23

TK có kỳ hạn 11.965 24.007 17.434 9.180 25.000 +12.042 +100,64 -6.573 -27,38 +15.820 +172,33

2. Tiền gửi thanh

toán của các TCKT 115 4.444 1.342 627 1.306 +4.329 +3.764 -3.102 -69,80 +679 +108,29

Không kỳ hạn 115 4.444 1.320 620 1.283 +4.329 +3.764 -3.124 -70,30 +663 +109,94

Có kỳ hạn 0 0 22 7 23 0 0 +22 0 +16 +228,57

3. Tiền gửi của các

TCTD 0 0 2.395 0 1.588 0 0 +2.395 0 +1.588 0

Trong năm 2007 tổng vốn huy động của MHB Tiểu Cần đạt được là 12.510 triệu đồng, sang năm 2008 nguồn vốn huy động tăng so với năm 2007 là 16.524 triệu đồng, tỷ lệ tăng 132%, nguyên nhân của sự tăng đột biến là do năm 2007 là năm ngân hàng mới bắt đầu kinh doanh do chi nhánh được thành lập vào cuối năm 2006, người dân chưa quen với cái tên MHB. Đến 2008 việc kinh doanh bắt đầu đi vào quỹ đạo, đã tạo được lòng tin ở người dân, đặc biệt trong năm 2008 lượng tiền gửi không kỳ hạn tăng đột biến, tăng hơn 9 lần so với 2007, điều này cũng làm cho tổng nguồn vốn huy động 2008 tăng cao. Sang năm 2009 thì tổng vốn huy động giảm 7.397 triệu đồng hay giảm 25,48 % so với năm 2008, nguyên nhân là do năm 2009 thế giới xảy ra khủng hoảng kinh tế và Việt Nam cũng không thể tránh khỏi, điều đó làm cho việc huy động vốn của MHB gặp nhiều khó khăn vì đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Sang 2010 khủng hoảng kinh tế tạm thời bị đẩy lùi, đời sống người dân sang một bước mới, kinh tế khá hơn, người dân bắt đầu nghĩ đến việc gửi tín dụng làm tổng lượng vốn tín dụng trong 6 tháng đầu năm 2010 tăng đột ngột, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2010 mức tiền huy động được đã vượt xa mức huy động trong cả năm 2009 và nhiều hơn cả năm 2008. Hình thức huy động vốn của MHB Tiểu Cần khá đa dạng với các hình thức sau:

4.1.2.1 Tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm là lượng tiền nhàn rỗi của dân chúng, các đơn vị kinh tế gửi vào ngân hàng nhằm mục đích chính là hưởng phần lãi suất mà Ngân hàng trả cho khách hàng khi gửi tiền, và tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng vốn huy động. Năm 2007 tổng tiền gửi tiết kiệm là 12.395 triệu đồng, sang 2008 con số này tăng lên 12.195 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 98,39% đạt mức 24.590 triệu đồng. Đến 2009 do khủng hoảng nên tổng lượng tiền gửi tiết kiệm đã giảm sút với tỷ lệ 27,21% tức giảm 6.690 triệu đồng chỉ đạt mức 17.900 triệu đồng so với năm 2008. Sang 2010 chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm con số này đã vượt xa tổng lượng tiền huy động trong năm 2009 với 26.527 triệu đồng, tăng 18.670 triệu đồng với tỷ lệ 180,86% so với cùng kỳ năm 2009. Tiền gửi tiết kiệm này bao gồm 2 hình thức:

- Tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn

Là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể gửi tiền, rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của ngân hàng nhận gửi tiền. Đối với loại tiền gửi này, người dân gửi vào Ngân hàng không phải mục đích

chính là lấy lời mà khi cần sử dụng có thể rút ra nhanh chóng và kịp thời theo mục đích sử dụng Do đó ngân hàng không chủ động được nguồn vốn nên loại tiền gửi này có lãi suất thấp. Tuy loại tiền gửi này lãi suất đầu vào thấp, đầu ra cao nên Ngân hàng được hưởng lãi suất chênh lệch cao nhưng Ngân hàng không thể dùng loại tiền gửi này vào mục đích hoạt động kinh doanh của mình vì loại tiền gửi này khơng ổn định do khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào.

Nhìn chung trong tổng nguồn vốn huy động của MHB Tiểu Cần thì tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chưa thực sự lớn với 3,44% trên tổng vốn huy động trong năm 2007 với 430 triệu đồng, sang 2008 tăng lên 583 triệu đồng tăng 153 triệu đồng so với năm 2007 với tỷ lệ tăng là 35,58%. Đến 2009 con số này là 466 triệu đồng, giảm 117 triệu đồng và giảm 20,07% so với năm 2008. Sang 6 tháng đầu năm 2010 có sự thay đổi, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn đã tăng lên đạt mức 1.527 triệu đồng, tăng 1.262 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2009 tức đã tăng gấp trên 5 lần. Ngân hàng cần phải xem xét lại về những ưu đãi đối với loại tiền gửi này, bên cạnh đó nên chú trọng việc thay đổi các thủ tục thanh tốn sao cho tiện lợi nhanh chóng để có thể nâng cao doanh số tiền gửi của hình thức này.

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi chỉ rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với ngân hàng nhận gửi tiết kiệm. Trường hợp người gửi tiền rút tiền trước hạn thì tùy theo sự thỏa thuận giữa người gửi tiền và ngân hàng khi gửi mà người gửi tiền được hưởng theo lãi suất không kỳ hạn.

Đây là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động của MHB Tiểu Cần với 11.965 triệu đồng năm 2007 chiếm tỷ trọng 95,64% trên tổng nguồn vốn, năm 2008 đạt 24.007 triệu đồng chiếm tỷ trọng 82,68% tăng 12.042 triệu đồng tức tăng 100,63% so với năm 2007. Sang năm 2009 có sự sụt giảm nhưng khơng đáng kể đạt 17.434 triệu đồng giảm 6.573 triệu đồng tức giảm 27,38 % so với năm 2008. Trong 6 tháng đầu năm 2010 tiền gửi có kỳ hạn này tăng lên cao với 25.000 triệu đồng cao hơn cả mức huy động cả năm 2009, tăng 172,33% tức tăng 15.820 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2009. Đối tượng chủ yếu của loại tiền gửi này là những người muốn giữ tiền một cách an tồn đồng thời muốn có thêm thu nhập nhất định như cán bộ công nhân viên Nhà nước hay những người buôn bán, kinh doanh lớn. Về phía mình, Ngân hàng sử dụng số tiền này vào hoạt động kinh doanh bằng cách cho các tổ

là tiền gửi tiết kiệm bậc thang nên Ngân hàng đã xác định được thời điểm trả tiền lại cho khách hàng, như vậy Ngân hàng sẽ có mục tiêu đầu tư phù hợp nhằm đạt được lợi nhuận cao. Xác định được tầm quan trọng của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn nên Ngân hàng đã đẩy mạnh huy động nguồn này với khung lãi suất thường cao hơn các loại hình tiền gửi khác để thu hút khách hàng.

Bên cạnh đó, do thói quen e ngại của người dân là sợ người quen của mình biết số tiền tích luỹ nên họ ít gửi tiền vào ngân hàng mà chủ yếu đầu tư vào các hình

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch Tiểu Cần ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh tỉnh Trà Vinh (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)