Với phạm vi hoạt động trên lãnh thổ nhiều quốc gia, các doanh nghiệp ngoại thương chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kinh tế thế giới và kinh tế trong nước.
Sự hình thành các tổ chức kinh tế và khu vực; tốc độ phát triển kinh tế thế giới; tình hình giá cả và sự lạm phát của các đồng tiền mạnh trên thế giới; khủng hoảng kinh tế và các mối quan hệ kinh tế thương mại trên thế giới đều có tác động
to lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới, thu nhập bình quân đầu người/ năm của các quốc gia và thế giới ảnh hưởng đến sức mua và cơ hội phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tình hình giá cả nguyên vật liệu, sản phẩm, dịch vụ và tốc độ lạm phát của các đồng tiền mạnh trên thế giới như đô la Mỹ, đồng yên Nhật, đồng bảng Anh, đồng EURO của Liên minh châu Âu ảnh hưởng đến thị trường đầu vào của nhiều doanh nghiệp, tác động tới giá cả sản phẩm, dịch vụ đầu ra trên thị trường của doanh nghiệp. Khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực có tính chất dây chuyền đến tất cả các nước, các khu vực trên thế giới, gần đây nhất phải kể đến cuộc đại khủng hoảng năm 2008. Dường như không một quốc gia nào miễn dịch trước cuộc khủng hoảng này. Sự sụp đổ của hai ngân hàng lớn nhất nước Mỹ kéo theo sự chao đảo hệ thống tài chính tồn cầu. Mỹ, Nhật Bản và một số nước châu Âu khác rơi vào tình trạng suy thoái, điều này đã, đang và sẽ ảnh hưởng tới tình hình xuất nhập khẩu của nước ta trong thời gian dài. Nếu như xuất khẩu gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường thì nhập khẩu lại tìm được cơ hội từ khủng hoảng. Cơ hội tiêu biểu nhất là việc giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị và phương tiện sản xuất kinh doanh đã sụt giảm đáng kể từ các doanh nghiệp giải thể ở nước ngồi, và đây được coi là dịp may hiếm có để các nhà sản xuất kinh doanh Việt Nam mua vào để nâng cấp và mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh của mình.
Các yếu tố kinh tế trong nước tác động đến cả cung và cầu về hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế quốc dân, có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng. Các yếu tố kinh tế trong nước bao gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế; lạm phát, thất nghiệp, lãi suất ngân hàng; tiềm năng kinh tế và sự gia tăng đầu tư của các ngành và của nền kinh tế quốc dân; các chính sách về tiền tệ, tín dụng, tài chính quốc gia…
Hệ thống tài chính ngân hàng đóng vai trị quan trọng trong việc điều chỉnh
nguồn cung và cầu tiền tệ, cung cấp vốn cho doanh nghiệp và đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra thuận lợi. Ngân hàng với nghiệp vụ ngân hàng giúp các bên đối
tác giữa hai quốc gia có thể thực hiện thanh tốn thuận lợi mà khơng cần gặp gỡ trực tiếp. Ngân hàng là nguồn cung cấp vốn cho doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu kinh doanh, đồng thời cũng cung cấp lượng ngoại tệ giúp doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu dễ dàng. Hiện nay, hệ thống tài chính ngân hàng đã phát triển hết sức mạnh mẽ và can thiệp tới tất cả các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, dù tồn tại dưới hình thức nào, thuộc thành phần kinh tế nào. Khơng có sự phát triển của hệ thống ngân hàng thì hoạt động nhập khẩu sẽ khó có thể thực hiện được.
Tỷ giá hối đoái cũng là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh xuất nhập khẩu. Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa hai loại tiền tệ với nhau, hay nói cách khác là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện trong một lượng tiền tệ nước kia. Trong thực tế, sự biến động của tỷ giá hối đoái ảnh hưởng rất mạnh đến hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu. Có nhiều loại tỷ giá hối đối: tỷ giá hối đoái cố định, tỷ giá hối đoái thả nổi, tỷ giá hối đoái thả nổi tự do, tỷ giá hối đối thả nổi có quản lý. Sự biến động của tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào các nhân tố sau: Sự biến động của thị trường tài chính tiền tệ khu vực và thế giới; chiến tranh, cấm vận quốc tế, thiên tai; sự ổn định về tình hình chính trị kinh tế trong nước; tỷ lệ lạm phát và sức mua của tiền tệ nội địa; chênh lệch thặng dư hoặc thiếu hụt trong cán cân thanh toán; mức dự trữ ngoại tệ của quốc gia; cung cầu về ngoại tệ; khối lượng tiền tệ đưa vào lưu thông… Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần quan tâm tới tỷ giá hối đoái và các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đối để có những quyết định đúng đắn, giảm thiểu được rủi ro do sự biến động của tỷ giá hối đối và tác động bất lợi của nó đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.