Giải pháp đẩy mạnh truyền thông quốc tế

Một phần của tài liệu TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ TRONG BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN BẢO VIỆT NAM LIÊN HỆ CHÍNH SÁCH TUYÊN TRUYỀN VỀ BIỂN ĐÔNG CỦA TRUNG QUỐC (Trang 34 - 37)

IV. Các giải pháp đẩy mạnh truyền thông quốc tế để đấu tranh dư luận, thuyết

2. Giải pháp đẩy mạnh truyền thông quốc tế

Thứ nhất, từ những hạn chế đã đưa ra, các cơ quan ban ngành cần tăng cường tham mưu và quản lý cho bộ phận truyền thông quốc tế chứ không nên chỉ dừng lại ở chức năng thực thi; tăng cường quản lý báo chí ngành và đổi mới mạnh mẽ hoạt động báo chí ngành theo hướng đưa tin khách quan, thời sự và mang tính phản biện xã hội cao; tạo ra không gian truyền thông và truyền thông quốc tế cởi mở, minh bạch, tăng cường đối thoại thơng tin; chú trọng và có chiến lược trong việc xây dựng hình ảnh của tổ chức và quản lý hình ảnh người lãnh đạo; hoàn thiện hệ thống văn bản, quy định pháp lý quản lý, điều hành hoạt động thơng tin; hồn thiện bộ máy tổ chức, tiến hành các hoạt động nghiên cứu và xây dựng kế hoạch chiến lược để phát triển nội dung, cách thức truyền thông quốc tế; phát huy các nguồn

35

lực sẵn có để thúc đẩy hoạt động thơng tin bao gồm yếu tố con người, yếu tố kỹ thuật, công nghệ và nguồn ngân sách.

Cụ thể, với việc sắp xếp, quy hoạch lại hệ thống cơ quan báo chí ngành, cần hệ thống các cơ quan báo in gắn với các giải pháp đổi mới mơ hình tổ chức, quản lý theo hướng giảm số lượng cơ quan báo in, mỗi cơ quan báo in có thể có nhiều ấn phẩm, giảm số lượng đầu báo và tạp chí của ngành theo hướng tinh gọn và phù hợp với tơn chỉ mục đích và nhiệm vụ chính trị được giao. Cần xây dựng các nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động thông tin của các cán bộ và quản lý bộ phận truyền thông quốc tế. Đánh giá việc cung cấp thông tin hoặc phát thông điệp qua kênh báo chí và qua kênh trực tiếp tới cơng chúng bằng các tiêu chí: Tần suất và số lượng thơng điệp/thơng tin phát đi; Thái độ và tác phong làm việc với báo chí để cung cấp thơng tin? Tốc độ xử lý vấn đề tính theo khung giờ trong ngày? Mức độ chuyên nghiệp và triệt để trong xử lý vấn đề? Cần xây dựng chương trình đào tạo và tập huấn cho nhà báo và người làm truyền thông quốc tế. Cần đưa hoạt động đào tạo và tập huấn các kỹ năng, nghiệp vụ truyền thông và quan hệ công chúng về một đầu mối cơ quan chức năng quản lý hoạt động. Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan chức năng quản lý nhà nước về báo chí, do đó, Bộ là đầu mối xây dựng khung chương trình đào tạo. Các bộ có thể triển khai xây dựng chương trình hay kế hoạch đào tạo theo yêu cầu thực tế của từng đơn vị. Cần tổ chức các đợt tập huấn truyền thông cho Người phát ngôn của các bộ để cập nhật các quy định, các yêu cầu chỉ đạo cung cấp thơng tin cho báo chí.

Thứ hai, để tiếp tục nâng cao chất lượng tuyên truyền trong thời gian tới, Đảng uỷ, chỉ huy Bộ tư lệnh Hải quân và các cơ quan, đơn vị sẽ tiếp tục bám sát diễn biến của tình hình Biển Đơng để có những dự báo chính xác trong xác định nội dung, hình thức phối hợp tuyên truyền biển đảo. Trên cơ sở đó tổ chức phối hợp chặt chẽ, xây dựng kế hoạch khoa học, triển khai đồng bộ các giải pháp, tuyên truyền kịp thời, có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc theo

36

đúng chủ trương, đường lối của Đảng. Đồng thời, Bộ tư lệnh Hải quân và các cơ quan, đơn vị, địa phương cũng sẽ đẩy mạnh đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức truyền thơng quốc tế, qua đó làm cho đơng đảo quần chúng và các tầng lớp nhân dân ngày càng nhận thức sâu sắc về chủ quyền biển, đảo, phát huy mọi nguồn lực trong xây dựng và bảo vệ biển, đảo, giữ vững chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Thứ ba, nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý, cơ quan chủ quản và chủ thể tham gia truyền thông quốc tế để bảo vệ chủ quyền biển, đảo; coi đây là một

trong những nhiệm vụ quan trọng, cần được quan tâm, đôn đốc, chỉ đạo thường xuyên. Cần thực hiện tốt cơng tác dự báo tình hình; chủ động nắm bắt tư tưởng, dư luận xã hội nhằm xử lý nhanh chóng, hiệu quả các vấn đề phức tạp nảy sinh liên quan, tăng cường công tác cung cấp thông tin và định hướng thông tin đối ngoại cho báo chí. Đây là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của cơ quan lãnh đạo quản lý báo chí các cấp, đảm bảo sự lãnh đạo sâu sát của Đảng đối với báo chí. Đồng thời định hướng thông tin là một điều kiện giúp báo chí nhanh chóng cập nhật được tình hình thực tiễn của đất nước và nắm bắt tình hình dư luận xã hội thơng qua báo chí.

Thứ tư,đổi mới nội dung, hình thức trên các phương tiện truyền thơng. Nội dung cần phong phú, hình thức mới mẻ, đa dạng, bám sát thực tiễn đời sống, phát hiện ra những chủ đề nóng được dư luận trong nước và quốc tế quan tâm, lồng ghép chặt chẽ giữa các hoạt động đối ngoại, chính trị, kinh tế, quân sự, quốc phòng,… Đặc biệt, chú trọng nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, nhất là ở các địa phương ven biển, nhận thức rõ tính chất quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong bối cảnh hội nhập quốc tế; khẳng định, củng cố niềm tin cho nhân dân cả nước, cộng đồng quốc tế về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; làm chuyển biến ý thức, trách nhiệm của mỗi người… Qua đó phát huy sức mạnh của tồn Đảng, tồn qn, toàn dân và của cả hệ thống

37

chính trị, kết hợp sức mạnh trong và ngoài nước, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Thứ năm, đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và đổi mới công nghệ thông tin trong hoạt động truyền thông quốc tế, thông tin đối ngoại để bảo vệ chủ quyền biển, đảo trên các phương tiện truyền thơng. Cần có sự đầu tư kịp thời, hiện đại hóa theo sự phát triển chung của cơng nghệ thơng tin nhằm phát huy các ưu thế của báo mạng điện tử, nâng cao chất lượng truyền tải các thông điệp trong hoạt động truyền thông quốc tế; đầu tư phát triển truyền thông quốc tế theo hướng đa ngôn ngữ, kết hợp với các cơ quan truyền thông, đại sứ quán các nước, văn phòng đại diện các cơ quan báo chí nước ngồi để đẩy mạnh thơng tin đối ngoại; tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan báo chí nước ngồi và phóng viên nước ngồi tác nghiệp theo quy định, đảm bảo tính khách quan trong thơng tin đối ngoại bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Một phần của tài liệu TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ TRONG BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN BẢO VIỆT NAM LIÊN HỆ CHÍNH SÁCH TUYÊN TRUYỀN VỀ BIỂN ĐÔNG CỦA TRUNG QUỐC (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)