Hàng đợi ưu tiên PQ

Một phần của tài liệu tìm hiểu qos trong mạng ip và ứng dụng (Trang 50 - 51)

Giống như hàng đợi FIFO, hàng đợi PQ có ưu điểm chính là rất đơn giản; nó đưa ra phương pháp đơn giản để phân biệt các lớp lưu lượng.

Nhược điểm chính của hàng đợi PQ là ln hướng tới xử lý hàng đợi có độ ưu tiên cao hơn trước, do đó các hàng đợi có độ ưu tiên thấp hơn có thể khơng có cơ hội được xử lý. Vì vậy phải quan tâm và lưu ý khi chúng ta áp dụng hàng đợi PQ trong các bộ định tuyến.

Trong bộ định tuyến của Cisco, Hàng đợi PQ có thể phân loại các gói tin vào một trong 4 kiểu hàng đợi: hàng đợi mức cao (High queue), hàng đợi mức vừa (Medium queue), hàng đợi mức bình thường (Normal queue) và hàng đợi mức thấp (Low queue). Bộ lập lịch thực hiện việc lập lịch các lưu lượng theo mức hàng đợi. Mỗi lớp lưu lượng sử dụng một hàng đợi FIFO, vì vậy các gói tin bị loại bỏ nếu một hàng đợi bị đầy.

3. Hàng đợi cân bằng – FQ (Fair queuing)

IP Router

Luồng dữ liệu đi vào

Phân loại gói tin Hàng đợi PQ1 Cổng ra Hàng đợi PQ2 Hàng đợi PQ3 Hàng đợi PQ N

Hàng đợi cân bằng còn được gọi là hàng đợi dựa trên luồng lưu lượng. Trong FQ, các gói tin đến được phân loại thành N hàng đợi. Mỗi hàng đợi nhận 1/N băng thông khả dụng đầu ra. Bộ lập lịch kiển tra các hàng đợi theo chu kỳ và bỏ qua các hàng đợi rỗng. Mỗi khi bộ lập lịch tới một hàng đợi, một gói tin được truyền ra khỏi hàng đợi.

Hàng đợi cân bằng rất đơn giản, nó khơng yêu cầu một kỹ thuật chỉ định băng thông phức tạp nào. Nếu một hàng đợi mới được thêm vào N hàng đợi có trước đó để tạo một lớp lưu lượng mới, bộ lập lịch sẽ tự động đặt lại băng thông của mỗi hàng đợi bằng 1/(N+1). Đơn giản chính là ưu điểm chính của hàng đợi cân bằng.

Một phần của tài liệu tìm hiểu qos trong mạng ip và ứng dụng (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)