3. Kỹ thuật đánh dấu gói tin trong mơ hình phân biệt dịch vụ
Mơ hình phân biệt dịch vụ DiffServ sử dụng trường kiểu dịch vụ (Type of Service - ToS) trong Header IPv4 và trường lớp lưu lượng (Traffic Class - TC) trong Header IPv6 để đánh dấu gói tin. Khi cả IPv4 và IPv6 được thực thi trên các bộ định tuyến Router và các Router này hoạt động trong vùng DS, các trường ToS và TC được thay thế bằng trường phân biệt dịch vụ ( DiffServ field - DS) 8 bít. Trong 8 bít này, 6 bít được sử dụng để đánh dấu gói tin và 2 bít cuối cùng là để dự phịng. 6 bít sử dụng để đánh dấu gói tin được được gọi là điểm mã phân biệt dịch vụ DSCP. Chi tiết về trường DS và DSCP được trình bày tại mục 5.1.3 trong bài báo cáo này. Như vậy, các gói tin muốn đánh dấu để thực thi theo mơ hình phân biệt dịch vụ thì chúng ta phải thiết lập giá trị của trường DSCP.
3.1. Kỹ thuật hành vi theo từng bước - PHB
Mơ hình phân biệt dịch vụ DiffServ sử dụng phương pháp phân loại gói tin kết hợp hành vi (BA – Behavior Aggregate). Trong phương pháp đánh dấu gói tin BA, các gói tin được đánh đấu chỉ dựa trên giá trị của trường điểm mã phân biệt dịch vụ DSCP. Các gói tin được đánh dấu trong một BA nhận được cùng cách xử lý như nhau trong việc chuyển tiếp gói tin.
Mơ hình DiffServ hoạt động cơ bản là dựa trên từng bước và dựa trên định nghĩa PHB trong mỗi Router. Tuy nhiên, để cung cấp DiffServ cho mỗi vùng DS, PHB trong mỗi Router có thể được thiết kế, và cách tốt nhất là đáp ứng tất cả các yêu cầu QoS đầu cuối đến đầu cuối. PHB được thế kế sao cho có thể kết hợp được với kỹ thuật chính sách lưu lượng, định hướng lưu lượng, điều khiển đầu vào.
Một nhà cung cấp dịch vụ sử dụng một PHB để xác định băng thông và các yêu cầu tài nguyên khác. Do đó, một PHB có thể được định nghĩa trong nhóm của các yêu cầu tài nguyên mạng (băng thơng, kích thước bộ đệm), độ ưu tiên của các PHB được so sánh với nhau trong cùng một Router, và các thông số hiệu năng (độ trễ, jitter, và mất gói).
Để tạo ra các hành vi chuyển tiếp gói tin được định nghĩa theo quy tắc ứng xử từng bước PHB, các kỹ thuật bảo đảm QoS bên trong Router như AQM, lập lịch gói tin và các yêu cầu khác được trình bày trong chương 3 được áp dụng. Một PHB của một Router có thể khơng cần phụ thuộc vào nguyên tắc chung mà có thể được phát triển với các kỹ thuật riêng của nhà cung cấp thiết bị mạng.
Có hai loại PHB được định nghĩa trong RFC 2598 đó là: Chuyển tiếp nhanh hành vi từng bước (Expedited forwarding (EF) PHB) và chuyển tiếp bảo đảm hành vi từng bước (Assured forwarding (AF) PHB).
3.2. Chuyển tiếp nhanh PHB – Expledited Forwarding (EF) PHB
Chuyển tiếp nhanh EF PHB ban đầu được mô tả trong RFC 2598, sau đó được thay thế bởi RFC 3246. Với EF PHB, Các gói tin được chuyển tiếp với tỉ lệ mất gói thấp, độ trễ thấp và jitter thấp. EF PHB yêu cầu một sự bảo đảm về số lượng băng thông của cổng liên kết đi ra để có thể đưa ra được các hành vi phù hợp đáp ứng được khả năng tổn hao thấp, độ trễ thấp và độ biên trễ thấp. Điều này có thể thực thi được bằng cách cung cấp cho từ đầu cuối tới đầu cuối các “đường ảo riêng – virtual leased
lines” hoặc phí dịch vụ.
Vì độ trễ được sinh ra do thời gian mà các gói tin ở trong bộ nhớ đếm và hàng đợi lâu, một bộ định tuyến EF phải bảo đảm rằng các lưu lượng EF được đưa đến bộ nhớ đệm có kích thước nhỏ và tồn tại trong thời gian ngắn. Tốc độ đầu ra của Router phải bằng hoặc lớn hơn đầu vào. Khi xẩy ra hiện tượng qua tải, nút biên vùng DS không cho phép các dạng lưu lượng EF đi vào trong miền vì nó sẽ gây ra hiện tượng tắc
nghẽn tại các bộ đinh tuyến trong vùng DS. Vấn đề này được điều chỉnh thông qua việc xác định mức dịch vụ thỏa thuận SLA và xác định lưu lượng truyền có điều kiện.
Hình 2-15 thể hiện q trình chuyển tiếp gói tin theo phương pháp chuyển tiếp nhanh theo từng bước EF PHB.