4.2 .Tình hình sử dụng nước của bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn
4.2.1 .Nguồn nước sử dụng
4.2.3. Nhu cầu xả nước thải
Với nhu cầu sử dụng nước tối đa 400 m3/ngày đêm và căn cứ theo Điều 39 Nghị định 80/2014/NĐ-CP, nước thải sinh hoạt tính bằng 100% lượng nước cấp, đối với các loại nước thải khác tính bằng 80% lượng nước cấp (Đối với trường hợp sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung). Như vậy, nhu cầu xả nước thải tối đa của bệnh viện là 400 m3/ngày; nhu cầu xả thải trung bình theo thực tế hiện nay vào khoảng 165,34 m3/ngày đêm.
Hệ thống thu gom nước thải của Bệnh viện được thiết kế với 02 hệ thống riêng biệt nhau trước khi đưa vào ống thoát nước thải dẫn về khu xửlý nước thải tập trung. Nguồn nước thải bệnh viện được thiết kế tổ chức một hệ thống thốt nước riêng hồn tồn với hệ thống thốt nước mưa.
- Hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt từ các khu vệ sinh bố trí ở các tầng của nhà bệnh nhân nội trú 1, nhà trung tâm kỹ thuật cao, nhà khám bệnh, cấp cứu, nhà hành chính, nhà giặt là, nhà khoa dược và trang thiết bị. Một phần nước thải sinh hoạt sau khi được xử lý tại bể tự hoại được dẫn vào hệ thống thu gom nước thải dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung. Một phần nước thải được vào hệ thống thu gom nước thải dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung.
- Hệ thống thu gom và xử lý nước thải y tế: Nước thải y tế từ các hoạt động y tế, từ các khoa phòng của bệnh viện. Nước thải được thu gom và đưa vào hệ thống cống thu gom nước thải dẫn về trạm xửlý nước thải tập trung.
- Đối với hệ thống thu gom và xử lý nước thải nhiễm xạ: Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Đầu tư xây dựng cơng trình Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 440/QĐ- UBND ngày 24 tháng 3 năm 2011, nước thải y tế nhiễm xạ phát sinh từ khoa Y học hạt nhân, được thu gom xử lý sơ bộ trước khi dẫn đến trạm xử lý nước thải tập trung của bệnh viện. Tuy nhiên, Khoa Y học hạt nhân không thuộc các hạng mục dự án Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn được phê duyệt tại Quyết định số 1880/QĐ-UBND ngày 13/11/2012, chuyển thời gian xây dựng sang giai đoạn 2, nên hệ thống xử lý nước thải y tế nhiễm xạ chưa được xây dựng. Đồng thời đã được UBND tỉnh chấp thuận tại Quyết định số 913/QĐ-UBND ngày 29/6/2017 về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Đầu tư xây dựng cơng trình Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn.
Nước thải bệnh viện được xử lý tại trạm xử lý nước thải tập trung đảm bảo chất lượng theo quy định của QCVN 28:2010/BTNMT, cột B.
- Khu vực xử lý và xảnước thải
+ Khu vực xử lý nước thải tập trung được xây dựng tại phía Nam của dự án có diện tích 470 m2, cửa xả nước thải thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát và có vị trí giao thơng thuận lợi.
+ Khu vực xả nước thải: Toàn bộ nước thải tại khu vực xử lý nước thải tập trung được dẫn qua cống thoát nước thải với chiều dài 80m từ trạm xửlý đến vịtrí điểm xảra ngồi mơi trường, rộng 1,2 m và cao 2,2m có nắp bê tơng kín.
+ Vị trí xả nước thải: Điểm xả thải vào khe Phiêng Vỉnh thuộc thôn Khuổi Thuổm, phường Huyền Tụng, thành phố Bắc kạn có tọa độnhư sau:
Bảng 4.6: Tọa đợ vị trí xảnước thải vào khe Phiêng Vỉnh
Tên Hệ Tọa độ Tọa độ
VTXT VN 2000 KTT 106 030’
múi chiếu 30 2.452.327 432.709
+ Vị trí tiếp nhận nước thải vào nguồn tiếp nhận: Nước thải của bệnh viện được đổ thải vào khe Phiêng Vỉnh là khe nước tự nhiên chảy từ khu vực phía Bắc của bệnh viện. Khe Phiêng Vỉnh từ điểm xả thải kéo dài khoảng 400m trước khi dẫn nước vào suối Pá Danh. Nước thải bệnh viện hòa với suối Pá Danh khoảng 2 km trước khi đổ ra Sông Cầu tại địa phận giáp danh phường Minh Khai và phường Huyền Tụng.
Khe Phiêng Vỉnh và suối Pá Danh đều nằm trong lưu vực của hệ thống Sông Cầu với chiều dài từ điểm xả thải đến điểm tiếp nhận nước thải trên sông Cầu vào khoảng 2.400 m.
(Báo cáo xảnước thải, 2018)[2]