Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu LUẬN văn tốt NGHIỆP PHÂN TÍCH các HOạT ÐỘNG THANH TOÁN QUỐC tế tại VIETINBANK CHI NHÁNH cần THơ (Trang 28 - 87)

5. Nội dung và các kết quả đạt được:

2.2.2Phương pháp phân tích số liệu

Phân tích số liệu bằng phương pháp so sánh và thống kê mô tả:

+ So sánh bằng số tuyệt đối: so sánh giữa thực tế với thực tế, giữa hai thời gian, không gian khác nhau hoặc giữa các chỉ tiêu khác nhau để thấy mức độ hoàn thành, tốc độ tăng trưởng và qui mô phát triển của ngân hàng.

+ So sánh bằng số tương đối (%): so sánh giữa hai mức độ của cùng một chỉ tiêu nào đó ở hai thời kì, thời điểm khác nhau, mức độ tử số là mức độ cần nghiên cứu, mức độ mẫu số là mức độ làm cơ sở so sánh.

+ Phân tích số liệu bằng phương pháp thống kê mô tả: dùng số liệu thứ cấp thu được từ thực tế so sánh giữa các năm để thấy tốc độ tăng trưởng của ngân hàng.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ

3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CẦN THƠ (VIETINBANK CAN THO):

3.1.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Công Thương Việt Nam:

Ngân hàng Công Thương Việt Nam (INCOMBANK) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngày 16 tháng 01 năm 2008 được sự chấp thuận của Ngân hang nhà nước. Ngân hàng Công Thương Việt Nam quyết định đổi tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là Vietnam Bank for Industry and Trade viết tắt là VIETINBANK.

Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam góp phần vào sự điều tiết nền kinh tế.

Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 3 Sở Giao Dịch, 141 chi nhánh và trên 700 điểm và phòng giao dịch.

Có 04 công ty hạch toán độc lập là Công ty cho thuê tài chính, Công ty TNHH Chứng Khoán, Công ty quản lý nợ và khai thác Tài Sản, Công ty TNHH Bảo Hiểm và 03 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm công nghệ thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA. Có quan hệ đại lý với trên 850 Ngân hàng lớn trên toàn thế giới.

Ngân hàng Công Thương Việt Nam là một Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.

Là thành viên của hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính Viễn Thông liên Ngân hàng toàn cầu (SWIFT), tổ chức phát hành và thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.

Là Ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam.

Không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu cao nhất của khách hàng.

Đến với Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Quý khách sẽ hài lòng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình với phương châm: “Tin cậy, hiệu quả, hiện đại”.

3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Vietinbank Cần Thơ

Thông tin về Vietinbank Cần Thơ trong quá trình giao dịch:

Tên giao dịch: Industrial Commercial Bank of Viet Nam Can Tho Branch. Địa chỉ giao dịch: số 09 Phan Đình Phùng, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Tel: 0710.3822095.

Swift: ICBVVNVX820. Email: icbct@hcm.vnn.vn

Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Cần Thơ (NHCTCT) tiền thân là Ngân hàng khu vực thành phố Cần Thơ (TPCT) thuộc Ngân hàng Nhà Nước, trụ sở tại 39-41 Ngô Quyền, TPCT. Đến tháng 7/1998 NHCTCT chính thức thành lập và có trụ sở đặt tại số 09 Phan Đình Phùng, TPCT cho đến ngày nay.

Chi nhánh NHCTCT là một Ngân hàng thương mại chuyên kinh doanh tiền tệ, tín dụng, phạm vi hoạt động chủ yếu là huy động vốn trong các tầng lớp dân cư, các thành phần kinh tế; cho vay trong lĩnh vực Công thương nghệp, giao thông vận tải và dịch vụ. Đầu năm 1991 Ngân hàng (NH) đã mở rộng thêm hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ. NHCTCT là Chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCTVN), hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động tại chỗ và vốn điều hòa từ NHCTVN.

Khi mới thành lập, Chi nhánh NHCTCT gồm cả phòng giao dịch Sóc Trăng và Chi nhánh cấp 2 Khu Công nghiệp Trà Nóc. Tháng 06/2001 phòng giao dịch Sóc Trăng tách khỏi sự kiểm soát của Chi nhánh NHCTCT hình thành Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sóc Trăng chịu sự giám sát trực tiếp của NHCTVN. Đến tháng 10/2006 Chi nhánh cấp 2 Khu Công nghiệp Trà Nóc cũng tách ra thành Chi nhánh NH Công thương Khu công nghiệp Trà Nóc trực thuộc NHCTVN.

Ngân hàng Công thương Cần Thơ với phương châm “Tin cậy, hiệu quả và hiện đại” luôn tìm kiếm các biện pháp phát triển nghiệp vụ kinh doanh một cách an toàn và hiệu quả. Nhiều năm qua, NH đã không ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên và hiện nay

đang phát triển hết sức lớn mạnh với nội dung kinh doanh đa dạng và hiệu quả. Hiện nay, NHCTCT gồm có 09 phòng ban, 03 phòng giao dịch và 01 điểm giao dịch.

3.1.3 Cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:

Sơ đồ 5: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CẦN THƠ

Cơ cấu tổ chức của Ngân Hàng Công Thương Cần Thơ bao gồm: Ban Giám Đốc: 01 Giám Đốc và 03 Phó Giám Đốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các phòng ban: Gồm 09 phòng ban tại hội sở chính. Ban Giám Đốc CN NHCT TPCT Các phòng ban P. Kế toán P. Hành Chính Tổ Chức Phòng Ngân Quỹ P. KH Cá nhân

P. Điện Toán P. Quản lý rủi ro Phòng Thanh toán XNK P. Khách hàng DN Phòng và điểm Giao dịch PGD Ninh Kiều PGD Phong Điền PGD Cái Tắc Ban Kiểm Tra & Kiểm

Soát Nội Bộ Phó Giám Đốc 2 Phó Giám Đốc 3 Phó Giám Đốc 1 ĐGD Xuân Khánh Phòng Vi tính ĐGD An Thới

Các phòng giao dịch: Gồm 03 phòng Giao Dịch và 02 Điểm Giao Dịch. Trưởng, phó phòng ban có trách nhiệm điều hành công việc của phòng mình, các phòng ngang cấp với nhau chịu sự chỉ đạo của Ban Giám Đốc.

Giám đốc:

Giám đốc có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của NH hướng dẫn giám sát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nội dung hoạt động cấp trên đã giao. Thực hiện các chính sách chiến lược đối với khách hàng trong việc ký kết các hợp đồng tín dụng. Được quyền quyết định các vấn đề liên quan đến viêc tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỉ luật đối với cán bộ công nhân viên của đơn vị.

Phó giám đốc:

Có trách nhiệm giám sát tình hình hoạt động các đơn vị phòng ban do giám đốc phân công và ủy quyền, tổ chức thực hiện theo đúng qui trình qui chế… Thường xuyên theo dõi và phân tích tình hình tài chính, huy động vốn, đầu tư tín dụng, qua đó tham mưu cho giám đốc trong việc điều hành các mảng nghiệp vụ.

Phòng Khách hàng Doanh nghiệp:

Đây là bộ phận quan trọng chịu sự điều hành trực tiếp từ giám đốc về chiến lược hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bộ phận này có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, tiến hành thẩm định, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng sau khi cho vay, định giá trị tài sản đảm bảo khoản vay, tính toán số tiền gốc và lãi phải thu khách hàng vào mỗi kì hạn, thu hồi nợ cho vay khi phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Đầu tư cho vay bằng VND đối với các khách hàng trong quan hệ vay vốn ngắn, trung và dài hạn, thực hiện báo cáo thống kê, xây dựng kế hoạch vốn cho toàn chi nhánh và vạch ra kế hoạch tín dụng.

Phòng Khách hàng Cá nhân:

Cũng có chức năng như Phòng Khách hàng Doanh nghiệp nhưng khách hàng ở đây là các cá nhân, ngoài ra thực hiện chức năng huy động tiền gửi từ việc phát hành thẻ Visa/Master, cho vay thông qua việc phát hành thẻ ATM, chăm sóc khách hàng ca nhân.

Phòng Thanh toán Xuất Nhập Khẩu:

Sơ đồ 6: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC PHÒNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU

Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến quá trình thanh toán XNK với các đơn vị nước ngoài bằng các phương thức thanh toán: tín dụng chứng từ, nhờ thu, chuyển tiền… Với các công việc chủ yếu:

Thanh toán tiền hàng cho nhà XK và đòi tiền nhà NK.

Phát hành L/C cho nhà NK và tiếp nhận L/C từ nước ngoài chuyển đến. Làm Đại lý nhận lệnh cho Công ty Chứng khoán, Giao dịch Chứng Khoán. Tuy thành lập sau so với những Ngân hàng khác nhưng Ngân hàng Công Thương TP. Cần Thơ đã có một nền tảng vững chắc cho phòng này, nhất là trong điều kiện hiện nay, hoạt động một cách thuận lợi trong hoạt động xuất nhập khẩu và ngày càng phát triển hơn. Với sự cạnh tranh không ngừng của các Ngân hàng thì Ngân hàng Công Thương TP. Cần Thơ đã không ngừng nâng cao nghiệp vụ kinh doanh, cùng với uy tín sẵn có đã giúp Ngân hàng luôn được khách hàng tín nhiệm và hợp tác.

Phòng Kế toán:

Ghi chép toàn bộ các hoạt động phát sinh trong ngày, hạch toán kế toán theo chế độ do Nhà nước quy định.

Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến quá trình thanh toán như thu, chi theo yêu cầu của khách hàng. Thường xuyên kiểm tra tài khoản của khách hàng có liên quan.

Trưởng phòng XNK

Phó Phòng XNK

Bộ phận thanh toán xuất nhập khẩu và tài

trợ thương mại

Bộ phận kinh doanh

ngoại tệ chứng khoán và đại lý Bộ phận giao dịch nhận lệnh

Kiểm tra việc mua sắm tài sản cho NH, đặc biệt đối với những tài sản có giá trị lớn phải đề xuất ý kiến lên ban giám đốc.

Tổng hợp chi tiết, lên bảng cân đối và báo cáo quyết toán hàng năm với Hội sở về hoạt động của Chi nhánh.

Thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài theo yêu cầu của khách hàng và hạch toán tiền nước ngoài chuyển đến trong nước.

Phòng Nguồn vốn: có 02 quỹ tiết kiệm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn dưới dạng tiền gửi tiết kiệm của dân cư và tiền gửi thanh toán dưới hình thức kỳ phiếu có kì hạn, không kì hạn, kỳ phiếu có mục đích, chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm dự thưởng…

Phòng vi tính:

Có nhiệm vụ quản lý và bảo mật các thông tin kĩ thuật nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động được thông suốt.

Phòng Ngân quỹ:

Thực hiện các khoản thu chi tiền mặt, bảo quản các tài sản có giá trong kho cũng như giấy tờ thế chấp tài sản của khách hàng.

Phòng Kiểm soát Nội bộ:

Trực thuộc Phòng kiểm soát NHCTVN, thực hiện chức năng giám sát mọi hoạt động của ngân hàng nhằm mục đích đảm bảo việc thực hiện các nguyên tắc, chế độ một cách đúng đắn, ngăn ngừa những sai phạm có thể xảy ra.

Phòng Tổ chức Hành chánh:

Thực hiện tuyển dụng, đào tạo cán bộ Công nhân viên bố trí công việc phù hợp với năng lực và nhu cầu công việc, bảo vệ trật tự an toàn tài sản của cơ quan, quản lí toàn bộ văn thư tài liệu mật đúng theo qui định.

Các Phòng giao dịch và Điểm giao dịch:

Cũng thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, đầu tư tín dụng và thanh toán… giống như hội sở chính. Tuy nhiên, hoạt động trong phạm vi hẹp theo sự ủy quyền của Giám đốc.

Các lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng Công Thương Cần Thơ:

 Huy động vốn: Nhận tiền gởi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư.

Nhận tiền gởi tiết kiệm với nhiều hình thức: tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tích lũy,...

Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.  Cho vay tín dụng:

Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ Tài trợ xuất khẩu - nhập khẩu; chiết khấu chứng từ hàng xuất. Cho vay tiêu dùng.

Bão lãnh:

Bảo lãnh và tái bảo lãnh: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán.

 Thanh toán và tài trợ thương mại:

Chuyển tiền trong nước và quốc tế, chuyển tiền nhanh Western Union. Thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi và séc.

Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua thẻ ATM và chi trả kiều hối. Phát hành thanh toán L/C nhập khẩu, thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu.

Nhờ thu xuất - nhập khẩu (Collection), nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A)

 Ngân quỹ: Mua bán ngoại tệ

Thu, chi tiền mặt VNĐ và ngoại tệ.

Mua bán chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu,...).  Thẻ và ngân hàng điện tử:

Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (Visa, Master Card). Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt, Phone Banking.

Và các hoạt động khác.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ

4.1 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI TP. CẦN THƠ: Bảng 1: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TP. CẦN THƠ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị tính:1000 USD Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Số tiền % Số tiền % Xuất khẩu 473.331 551.813 839.457 78.482 16,5 287.644 52 Nhập khẩu 286.263 374.797 586.723 88.534 31 211.926 56,5

(Nguồn: Tổng cục thống kê Thành phố Cần Thơ)

0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 900,000 2006 2007 2008 Năm T rị g

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Hình 1: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA TP. CẦN THƠ

Nhận xét: Qua những số liệu được cung cấp từ cục thống kê Thành Phố Cần Thơ từ năm 2006 đến 2008 ta thấy được kim ngạch xuất nhập khẩu của Thành phố Cần Thơ liên tục tăng qua các năm. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm vị trí chủ đạo trong cán cân thanh toán của Thành Phố Cần Thơ. Cụ thể là kim ngạch xuất khẩu của năm 2007 tăng 78,482 ngàn USD tăng 16,5% so với 2006 và kim ngạch nhập khẩu cũng tăng 88,534 ngàn USD chiếm khoảng 31% so với năm 2006. Nguyên nhân là do năm 2007 nước ta chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Vì thế nước ta được đông đảo bạn bè thế giới biết đến và được đề cao trong số các nước đang phát triển, được đánh giá là quốc gia có nền kinh tế ổn định

và môi trường đầu tư tốt. Vì vậy mà các doanh nghiệp đẩy mạnh việc xuất khẩu ra nước ngoài nhằm thu ngoại tệ về cho quốc gia. Bên cạnh đó thì để phục vụ sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp cũng phải nhập khẩu những nguyên liệu, máy móc phục vụ cho sản xuất. Vì thế mà kim ngạch nhập khẩu cũng tăng lên đáng kể. Đặc biệt là trong năm 2008 đã có sự gia tăng đột biến. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 là 551,813 ngàn USD tăng lên 839,457 ngàn USD năm 2008, tăng 52% so với năm 2007 đồng thời với sự gia tăng của kim ngạch xuất khẩu thì kim ngạch nhập khẩu cũng tăng lên đáng kể tăng 211,926 ngàn USD chiếm khoảng 56,5% so với năm 2007. Nguyên nhân của sự tăng đột biến này là do Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Cần Thơ chủ yếu là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở những mặt hàng thiết yếu của con người như: chế biến và xuất khẩu gạo, thủy sản, trái cây, rau quả, muối… chính vì đặc điểm của các mặt hàng này mà đã làm cho kim ngạch xuất khẩu tăng lên. Mặc dù nền kinh tế đang gặp khó khăn. Nhìn chung cán cân xuất nhập khẩu của Thành Phố Cần Thơ qua 3 năm từ 2006 - 2008 thì đều là xuất siêu. Tuy nhiên trong những năm tới có thể Thành Phố Cần Thơ sẽ nhập siêu vì tốc độ tăng xuất khẩu chậm hơn tốc độ tăng nhập khẩu.

Từ biểu đồ tình hình xuất nhập khẩu của Thành Phố Cần Thơ cho thấy: Cần Thơ đang là một Thành Phố có nền kinh tế tăng trưởng mạnh và năng động. Với quy mô và tốc độ tăng trưởng của của Thành Phố kết quả này thể hiện tiềm năng phát triển xuất nhập khẩu của Cần Thơ. Đây chính là động lực để thúc đẩy ngoại thương

Một phần của tài liệu LUẬN văn tốt NGHIỆP PHÂN TÍCH các HOạT ÐỘNG THANH TOÁN QUỐC tế tại VIETINBANK CHI NHÁNH cần THơ (Trang 28 - 87)