CHƯƠNG 3: MÔ PHỎNG MẠNG WLAN
3.2 Một số giao thức sử dụng trong mô phỏng 1 Giao thức CSMA/CA:
3.2.1 Giao thức CSMA/CA:
CSMA là viết tắt của từ Carrier Sense Multiple Access : đa truy nhập cảm nhận sóng mang. So với Aloha cứ có dữ liệu là tiến hành truyền, CSMA tìm cách giảm nguy cơ gây va chạm bằng cách trước khi truyền thì cảm nhận xem có sóng mang trên đường truyền khơng (có tín hiệu đang phát khơng). Tuy nhiên thì trong
lúc phát thì tín hiệu vẫn cần thời gian để đến đich, nếu có trạm nào ở khoảng từ máy phát đến máy thu mà phát (tín hiệu chưa đến nên trạm đó chưa cảm nhận được) thì vẫn có khả năng xảy ra va chạm.
Để giải quyết hiện tượng xung đột này trong mạng WLAN có thể sử dụng cơ chế tránh xung đột (CA – Collision Avoidance). Đầu tiên, nút mạng muốn truyền tin sẽ “nghe” đường truyền. Nếu nó thấy đường truyền đang bận, thì sẽ chờ. Đồng thời nút mạng sẽ tính tốn một khoảng thời gian chờ ngẫu nhiên (DIFS). Ngay sau khi thời gian đó trơi qua, nó lại nghe xem liệu có nút mạng nào đang truyền tin hay không. Bằng cách tạo ra thời gian chờ ngẫu nhiên, sẽ hạn chế được hiện tượng các nút mạng muốn truyền tin sẽ truyền tại cùng một thời điểm (tránh xung đột). Ngược lại, khi đường truyền rỗi, nút mạng sẽ được phép truyền tin. Tuy nhiên nút mạng không truyền dữ liệu ngay, mà nó sẽ phát sẽ phát đi một gói tin báo gửi là RTS - Request To Send. Nút nhận nếu cũng thấy đường truyền đang rỗi, thì sẽ phản hồi lại bằng gói tin cho phép gửi - CTS (Clear To Send). Khi đó cặp RTS/CTS được coi là một sóng mang ảo (Virtual Carrier Sense). Khi các nút khác ra “nghe” đường truyền mà phát hiện ra có sóng mang ảo, thì chúng sẽ coi đường truyền đang bận. Sóng mang ảo cịn được gọi là vector thiết lập liên kết NAV – Network Allocation Vector. Sau khi thiết lập RTS/CTS, nút mạng bắt đầu truyền dữ liệu. Và trong q trình truyền này có sử dụng cơ chế báo nhận (ACK). Tức là, nút nhận sau khi nhận được dữ liệu sẽ gửi lại thông báo nhận – ACK (Acknowledgement ).