Đối chiếu dạng thính lực đồ và bệnh lý nội khoa toàn thân 6 1-

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình thái thính lực đồ ở bệnh nhân điếc đột ngột (Trang 70 - 91)

Các bệnh lý nội khoa thường gặp trong nghiên cứu gồm các bệnh lý về tim mạch, bệnh lý về chuyển hóa (đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ máu); các bệnh lý này đều có đặc điểm chung là tình trạng tổn thương vi mạch từ đó dẫn đến giảm tưới máu các cơ quan. Đặc biệt là tai trong được nuôi dưỡng bởi các mạch tận nên các tổn thương vi mạch sẽ dẫn đến tình

trạng thiếu máu nuôi dưỡng, từ đó có thể dẫn đến hủy hoại các đơn vị chức năng của tai trong là cơ quan corti – các tế bào lông.

Các bệnh nhân điếc đột ngột trên nền các bệnh lý nội khoa này thường có dạng thính lực đồ nằm ngang hoặc đi xuống. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

Theo kết quả một nghiên cứu khác trên các trường hợp điếc đột ngột xảy ra trên bệnh nhân đái tháo đường, có 44,8% thính lực đồ dạng điếc sâu, 28,4% dạng đi xuống, 22,4% dạng hình đĩa, và 4,5% dạng đi lên [47].

4.2.4. Đối chiếu lâm sàng và định khu tổn thƣơng dựa trên kết quả ABR

Trong nghiên cứu chúng tôi nhận thấy trong 24 trường hợp có đo ABR thì có 19/ 24 ca tổn thương tại ốc tai, trong đó 16 ca nghe kém một bên tai còn lại 3 ca nghe kém cả hai tai. Trong 5 ca kết quả tổn thương cho thấy có tổn thương sau ốc tai thì tất cả đều nghe kém một bên tai, không có trường hợp nào nghe kém hai tai.

Khi đối chiếu triệu chứng ù tai với kết quả ABR chúng tôi nhận thấy tất cả các trường hợp tổn thương sau ốc tai đều có ù tai tiếng cao, còn các trường hợp tổn thương tại ốc tai, bệnh nhân có thể ù tai tiếng cao ( 15/19 ca) hoặc tiếng trầm ( 2/19 ca) hoặc không ù tai ( 2/ 19 ca). Tương tự khi nghiên cứu tương quan giữa triệu chứng chóng mặt với kết quả ABR chúng tôi nhận thấy có 3/5 ca tổn thương sau ốc tai có chóng mặt quay và 2/5 ca không có chóng mặt; các ca tổn thương tại ốc tai có thể có chóng mặt quay hay chỉ có cảm giác chòng chành mất thăng bằng hoặc có thể không có chóng mặt. Tuy nhiên các sự khác biệt trên là không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

4.2.5. Đối chiếu thính lực đồ với kết quả ABR

Khi nghiên cứu đặc điểm hình thái thính lực đồ và kết quả đo ABR chúng tôi nhận thấy, trong các trường hợp tổn thương sau ốc tai thường gặp dạng thính lực đồ giảm sức nghe ở tần số cao hoặc tất cả các tần số (dạng đi

xuống, nằm ngang hoặc điếc sâu). Ở nhóm tổn thương tại ốc tai, có thể gặp tất cả các dạng thính lực đồ trong đó nhiều nhất là các dạng nằm ngang và điếc sâu. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Như vậy, không có mối tương quan nào giữa hình thái thính lực đồ với định khu tổn thương.

Điều trị điếc đột ngột chỉ có hiệu quả đối với các trường hợp tổn thương nằm tại ốc tai. Trong nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy không có mối tương quan nào giữa bệnh cảnh lâm sàng và hình thái thính lực đồ với kết quả định khu tổn thương tại ốc tai hay sau ốc tai dựa trên kết quả ABR. Do đó, trên lâm sàng không thể chỉ dựa vào bênh cảnh lâm sàng và hình thái thính lực đồ để chẩn đoán được định khu tổn thương.

KẾT LUẬN

ếc đột ngộ Tai Mũi Họ

:

1. Đặc điểm lâm sàng và hình thái thính lực đồ của điếc đột ngột

- Điếc đột ngột gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên lứa tuổi gặp nhiều nhất là từ 20 đến 60 tuổi; tuổi trung bình là 42,75 ± 15,129, trong đó tuổi thấp nhất là 9 tuổi, cao nhất là 82 tuổi.

- Điếc đột ngột phân bố theogiới nam và nữ với tỉ lệ như nhau. Tuổi

trung bình ở hai giớ 42,23 ±

14,395.

- Không có sự khác biệt về phân bố bệnh giữa nông thôn và thành thị. - Trong các nhóm nghề thì công chức văn phòng có tỉ lệ bị điếc đột ngột cao nhất.

-

; 114/168 (67,86% ) .

- Về lâm sàng: triệu chứng khởi phát thường gặp nhất là ù tai chiếm 152/168 ca (90,48%). Điếc đột ngột thường xảy ra ở một tai 148/168 ca (89,1%) và thường là tai trái. Ù tai là triệu chứng hay gặpthứ hai sau nghe kém 159/168 ca (94,64%) và chủ yếu là ù tai tiếng cao. Triệu chứng chóng mặt cũng gặp ở 50 /168 ca (29,76%). Có 16/168 ca (9,52%) bị điếc đột ngột tái phát sau khi điều trị.

- Hình thái thính lực đồ thường gặp nhất là dạng nằm ngang 37/188 tai (28,19%) và dạng điếc sâu 44/188 tai (23,4%). Các dạng khác ít gặp hơn với

tỉ lệ : 53/188 tai(19,86%), đi lên: 32/188 tai (17,02%); hình đồi 15/188 tai (7,98%); hình đĩa: 7/188 tai (3,72%).

- Nghe kém trong điếc đột ngột ở các mức độ có tỉ lệ như nhau.

2. Đối chiếu hình thái thính lực đồ với lâm sàng và định khu tổn thƣơng

- Không có sự tương quan giữa các dạng thính lực đồ với các triệu chứng cơ năng ù tai và nghe kém.

- Không có mối tương quan giữa dạng thính lực đồ và bệnh lý nội khoa toàn thân phối hợp.

- Khoảng 20% số ca tổn thương nằm sau ốc tai. Không có mối tương quan nào giữa triệu chứng lâm sàng cũng như hình thái thính lực đồ với định khu tổn thương theo kết quả ABR.

- Không thể dựa vào bệnh cảnh lâm sàng và hình thái thính lực đồ để chẩn đoán định khu tổn thương tại ốc tai hay sau ốc tai trong điếc đột ngột. Do đó trước khi chỉ định điều trị nên có các thăm dò chức năng nhằm định khu tổn thương.

KHUYẾN NGHỊ

Điếc đột ngột chỉ điều trị hiệu quả khi tổn thương nằm tại ốc tai. Bệnh cảnh lâm sàng và hình thái thính lực đồ không có giá trị trong định khu tổn thương. Do đó cần làm các thăm dò chức năng như OAE, ECoG, ABR và ASSR để định khu tổn thương trước khi chỉ định điều trị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Lƣơng Sĩ Cần (1992), "Đại cương về thính giác", Những vấn đề về điếc và nghễnh ngãng, Trường ĐH Y dược TP Hồ Chí Minh, tr 7-14.

2. Lƣơng Sĩ Cần (1992), "Điếc đột ngột", Những vấn đề cấp cứu TMH, Hà Nội, Tr 110-115.

3. Lƣơng Hồng Châu và CS (1995), “Điếc đột ngột (Một số nhận xét nhân 37 trường hợp gặp ở khoa Tai - Viện Tai Mũi Họng”, Nội san Tai – Mũi – Họng, số chuyên đề: Phòng chống điếc và nghễnh ngãng, Tổng hội Y – Dược học Việt Nam, Tr 70-76.

4. Lƣơng Hồng Châu và CS (2005), “Điều trị điếc đột ngột tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương”, Kỷ yếu công trình khoa học Bộ Y tế, Tr 11-14.

5. Phạm Khánh Hòa (2002), "Điếc đột ngột", Cấp cứu TMH, NXB y học Hà Nội,Tr 131-133.

6. Nguyễn Minh Hảo Hớn, Võ Quang Phúc, Nguyễn Thành Lợi, Huỳnh Khắc Cƣờng, Trần Viết Luân. Điều trị điếc đột ngột ở người lớn bằng corticoid xuyên màng nhĩ. Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 13 – Số 1 - 2009: 264 – 266.

7. Ngô Ngọc Liễn (2001), “Giải phẫu cơ quan nghe”, Thính học ứng dụng, NXB y học,Tr 9-27.

8. Ngô Ngọc Liễn (2001), “Sinh lý nghe”, Thính học ứng dụng, NXB y học,Tr 27-46.

9. Ngô Ngọc Liễn (2001), “Tính thiếu hụt sức nghe”, Thính học ứng dụng, NXB y học,Tr 195-203.

10. Phạm Trƣờng Minh (2000), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị điếc xảy ra đột ngột gặp tại Viện Tai Mũi Họng. Luận văn thạc sỹ y học 2001.

11. Lê Sỹ Nhơn (1966), “Một trường hợp điếc đột ngột”, Tai Mũi Họng tài liệu nghiên cứu, Tổng hội Y học Việt Nam.

12. Nguyễn Tấn Phong (2000), “Điều trị chóng mặt”, Chẩn đoán và điều trị chóng mặt, Nhà xuất bản y học, Tr 98-105.

13. Võ Tấn (1993), „Điếc", Tai Mũi Họng thực hành tập 2, NXB y học, Tr 190-213.

14. Võ Tấn (1993), „Giải phẫu sơ lược về tai", Tai Mũi Họng thực hành tập 2, NXB y học, Tr 16-27.

15. Cao Minh Thành (2011), Bệnh lý tai trong 5 năm tại khoa tai Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Tạp chí nghiên cứu y học tập 72 số 1, Tr 65 – 69.

16. Nguyễn Thúy Vân (2005), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị điếc đột ngột gặp tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II 2006.

TIếNG ANH

17. Anna Pajor, Magdalena Jozefowicz-Korczynska. (2008) Prognostic factors for vestibular impairment in sensorineural hearing loss. Eur Arch Otorhinolaryngol, 265: p. 403–407 .

18. Bennett M.H., Kertesz T., Yeung P.(2007) Hyperbaric oxygen for idiopathic sudden sensorineural hearing loss and tinnitus. Cochrane Database Syst Rev;1:CD004739.

19. BYL F.M. Jr.(1984) Sudden hearing loss: eight years‟ experience and suggested prognostic table. Laryngoscope; 94: p. 647-661.

20. Ceylan A., ÇelenkF., KemalogluY.K., and al.(2007) Impact of prognostic factors on recovery from sudden hearing loss. The Journal of Laryngology & Otology, 121, p. 1035–1040.

21. Conlin A.E., Parnes L.S.(2007) Treatment of sudden sensorineural hearing loss: II. A Meta-analysis. Arch Otolaryngol Head Neck Surg.;133 (6) : p. 582-586.

22. Goto F., Fujita T., Kitani Y., et al.(1979) Hyperbaric oxygen and stellate ganglion blocks for idiopathic sudden hearing loss. Acta Otolaryngol;88(5–6): p. 335–342.

23. Gussen R.(1981) Sudden hearing loss associated with cochlear membrane rupture. Arch Otolaryngol Head Neck Surg;107: p. 598-600.

24. Hultcrantz E.(1999) Sudden deafness-A critical Evaluation of Pathogenesis and cure. Otorhinolaryngol; 9: p. 178-189.

25. Itoh A., Sakata E.(1991) Treatment of vestibular disorders. Acta Otolaryngol Suppl;481: p. 617–623.

26. Johanna Kallinen, Esa Laurikainen, Lasse Bergroth, and Reidar Grénman.(2001) A Follow-up Study of Patients Suffering from Sudden Sensorineural Hearing Loss. Acta Otolaryngol; 121: p. 818–822.

27. Justin K. Chau, June R. J. Lin, Shahnaz Atashband,and al. (2010) Systematic Review of the Evidence for the Etiology of Adult Sudden Sensorineural Hearing Loss. Laryngoscope 120; p. 1011-1021.

28. Kazuo Murai, Takasht Tsuiki, Hideaki Kusano and Kiyoshi Shishido.(1994) Clinical Study of Audiograms in the Initial Stage and Fixed Stage of Sudden Deafness. Acta Otolaryngol (Stockh); Suppl 514: p. 17-20.

29. Lazarini P.R., CamargoA.C.(2006) Idiopathic sudden sensorineural hearing loss: etiopathogenic aspects. Rev Bras Otorrinolaringol (English Edition);72(4): p. 554–61.

30. Matthew R. O’Malley, David S. Haynes (2008) Sudden Hearing Loss. Otolaryngologic Clinics of North America. 41,p. 633–649.

31. Mattox D.E., Simmons F.B.(1977) Natural history of sudden sensorineural hearing loss. Ann Otol Rhinol Laryngol;86: p. 463–80.

32. MomT.,AvanP.,BonfilsP.,GilainL.(1999)Vulnerability of the gerbil cochlea to sound exposure during reversible ischemia.Hear R es; 136: p. 65- 74.

33. Nakashima T., Yanagita N.(1993) Outcome of sudden deafness with and without vertigo. Laryngoscope; 103: p. 1145-1149.

34. Ning-Chia Chang, Kuen-Yao Ho, and Wen-Rei Kuo.

(2005)Audiometric Patterns and Prognosis in Sudden Sensorineural Hearing Loss in Southern Taiwan. Otolaryngology–Head and Neck Surgery 133, p. 916-922.

35. Ramesh Zarenoe, Magnus Hansson and Elisabeth Hultcrantz.(2010) Assessment of diagnostic approaches to idiopathic sudden sensorineural hearing loss and their influence on treatment and outcome,Acta oto-laryngologica, (130), 3, p. 384-391.

36. Roman S., Aladio P., Paris J., and al.(2001) Prognostic factors of sudden hearing loss in children. Int J Pediatr Oto-rhinolaryngol; 61: p. 17-21. 37. Sauvaget E, Kici S, Kania R, Herman P , Tran Ba Huy P .(2005) Sudden sensorineural hearing loss as a revealing symptom of vestibular schwannoma. Acta Otolaryngol., Jun;125 : p. 592-595.

38. Schuknecht H. F. and DonovanE. D..(1986) The pathology of idiopathic sudden sensorineural hearing loss. Arch Otorhinolaryngol 243 : p. 1-15.

39. Shaia F.T., Sheehy J.L.(1976) Sudden sensorineural hearing impairment: a report of 1220 cases. Laryngoscope; 86: p. 389-398.

40. Shiraishi T., Kubo T., Okumura S., and al. (1993)Hearing recovery in sudden deafness patients using a modified defibrinogenation therapy. Acta Otolaryngol; 501: p. 46-50.

41. Siegel L.G.(1975) The treatment of idiopathic sudden sensorineural hearing loss. Otolaryngol Clin North Am;8: p. 467–473.

42. Simmons F.B.(1968) Theory of membrane breaks in sudden hearing loss. Arch Otolaryngol Head Neck Surg; 88: p. 68-74.

43. Suzuki H., Furukawa M., Kumagai M., and al.(2003) Defibrinogenation therapy for idiopathic sudden sensorineural hearing loss in comparison with high-dose steroid therapy. Acta Otolaryngol;123: p. 46–50. 44. Therrocha J.R., Ramirez-Camacoj I.R.(2002)Sudden sensorineural hearingloss: supportingtheimmunologic theory.Ann Otol Rhinol Laryngol; 111: p. 989-997.

45. Tucci D.L., Farmer J.C., Kitch R.D., and al.(2002) Treatment of sudden sensorineural hearing loss with systemic steroids and acyclovir. Otol Neurotol;23:p. 301–308.

46. Van Dishoeck H., Bierman T. (1957) Sudden perceptive deafness and viral infection. Ann Otol Rhinol Laryngol; 66:p. 963.

47. Weng Shuen-Fu, Chen Yuh-Shyang, Hsu Chuan-Jen, and al. (2005) Clinical Features of SuddenSensorineural Hearing Loss in Diabetic Patients. Laryngoscope, 115: p. 1676–1680.

48. Westmore G.A., Pickard B.H., Stern H. (1979) Isolation of mumps virus from inner ear. BMJ ; 1: p.14.

49. WilsonW.R., Byl F.M., Laird N.(1980) The efficacy of steroids in the treatment of idiopathic sudden hearing loss. A double-blind clinical study. Arch Otolaryngol;106: p. 772–776.

50. Wu Chuan-Song; Tang Chao-Hsiun, PhD; Lin Herng-Ching, PhD.(2005) Sudden Sensorineural Hearing Loss: Evidence from Taiwan. Otolaryngology–Head and Neck Surgery August; p. 122.

51. XenellisJ., KarapatsasI., PapadimitriouN., and al.(2006) Idiopathic sudden sensorineural hearing loss: prognostic factors. The Journal of Laryngology & Otology, 120, p. 718–724.

52. Yeo S.W., Park S.N., Park Y.S., et al.(2001) Different distribution of HLA Class II alleles according to response tocorticosteroidtherapy insuddensensorineural hearing loss. Arch Otolaryngol Head Neck Surg; 127: p.945-949.

TIếNG PHÁP

53. MomT., PorretC.,Carvahlo S., et al.(2003) Analyse des oto- émissions acoustiques en cas de surdité brusque. Communication à la société française d‟ORL. Rev Off Soc Fr ORL; 80: p. 110.

54. Mom T., AvanP., GilainL.(2002).Les surdités brusques idiopathiques. Rev Méd Interne; 23 : p. 292-307.

55. Pierre Bonfils, Jean-Marc Chevallier (1998). Anatomie du système auditif. Anatomie ORL.Flammarion Médecine-Sciences, Paris, France, p. 288-330. 56. Sauvage J.-P., Puyraud S., Khalifa N. (2004). Surdités brusques et fluctuantes. Encyclopédie Médico-Chirurgicale 20-183-A-10.

57. Tran Ba Huy P., Manach Y. (2002) Les urgences en ORL.Conduite à tenir en urgence face à une surdité brusque. Rapport de la société française d‟ORL; p. 207-225.

PHỤ LỤC 1

MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU ĐIẾC ĐỘT NGỘT (H91.2) 1. Hành chính

1.1. STT……… 1.2. Số lưu trữ:………

1.3. Họ tên:………... 1.4. Tuổi:……..1.5. Giới:Nam / Nữ

1.6. Địa chỉ:………..………1.7. Nghề nghiệp:……….

1.8. Ngày VV:……….. 1.9. Ngày RV:……….

1.10. Lý do vào viện:………...

1.11. Ngày thứ:

□ <7 ngày □ 7-15 ngày □ >15 ngày(….)

1.12. Đã điều trị tuyến dưới: ………ngày.

2. Hỏi bệnh

2.1.Yếu tố liên quan khởi phát bệnh:……….. 2.2. Cơ năng

2.2.1. Triệu chứng xuất hiện đầu tiên: ……… Vào thời điểm nào trong ngày:………

2.2.2. Nghe kém □ 1 tai □ Phải □ Trái

2.2.3. Ù tai □

Tai phải: Tiếng trầm / cao Liên tục /Từng lúc Tai trái: Tiếng trầm / cao Liên tục /Từng lúc

2.2.4. Đầy tức tai □ 2.2.5. Đau tai □

2.2.6. Chóng mặt □ Quay /Cg mất thăng bằng Cơn / liên tục 2.2.7. Triệu chứng khác : ………...……….

2.3. Tiền sử :

2.3.1. Bệnh lý toàn thân :

□ THA □ HA thấp □ Suy tim □ Mạch vành

□ Tiểu đường □ Suy giáp □ Tăng mỡ máu □ Bệnh dị ứng Bệnh khác………...……….

2.3.2. Các yếu tố liên quan

□ Uống rượu □ Hút thuốc □ Sử dụng thuốc độc cho tai □ T/sử nhiễm virus trong vòng 2 tuần trước đó

□ T/sử điếc đột ngột

3. Khám bệnh

3.2. Bệnh nội khoa: - Bệnh………...……… - Điều trị ổn định: □Có □Không 3.3. Chuyên khoa: - Tai:……….……… - Mũi- xoang:……… - Họng – thanh quản: ……… - Khám tiền đình: ………. ……… ………. 4. Cận lâm sàng 4.1. Thính lực đồ: 250 500 1000 2000 4000 8000 Lần 1 Tai P Tai T Lần 2 Tai P Tai T Lần 3 Tai P Tai T Lần 4 Tai P

Tai T

4.2. Kết quả đo ABR………

………

………

………

DANH SÁCH BỆNH NHÂN

1 1536 . 61 - 17/03/2011 2 915 . 31 - 25/02/2011 3 1262 N. 40 - 09/03/2011 4 976 . 17 - 01/03/2011 5 1126 . 60 - 04/03/2011 6 1257 . 53 - 08/03/2011 7 1209 . 51 - Hưng Yên 08/03/2011 8 1535 . 58 - 17/03/2011

9 849 . 52 S. Dương - Tuyên Quang 24/02/2011

10 712 . 50 - 21/02/2011 11 904 Chu Phong L. 35 - 25/02/2011 12 1365 Thanh H. 23 - 11/03/2011 13 5720 . 49 - 17/06/2011 14 5932 Ngô Văn T 56 - 22/06/2011 15 4758 . 82 - 03/06/2011 16 4724 . 64 - 03/06/2011 17 5138 . 30 - 08/06/2011 18 6075 . 37 - 24/06/2011 19 6010 . 62 - 23/06/2011

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình thái thính lực đồ ở bệnh nhân điếc đột ngột (Trang 70 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)