Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động phân tích công ty tại công ty cổ phần chứng khoán liên việt (Trang 79 - 103)

2.3.2.1. Hạn chế

Phân công nhân lực : so với các CTCK khác thì nhân sự ở khối phân tích và tư vấn đầu tư đang còn khá khiêm tốn (4 người ) trong khi ở thị trường niêm yết HNX , HSX có trên 600 công ty ngoài ra còn có Upcom , OTC. Ở đây , chúng ta thấy được sự thiếu nhân lực trầm trọng ở bộ phận này .

Do vậy ,nên việc phân công , hay tìm hiểu kĩ một ngành nào đó, để từ đó phân tích công ty là điều khó khăn . Ở các CTCK nước ngoài , hay ở CTCK lớn ở Việt Nam thường một chuyên viên phân tích chỉ đảm nhận 2-3 ngành ,rồi từ

đó phân tích công ty trong ngành đó luôn .

Tuy công nghệ thông tin đã hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động phân tích công ty nhưng LVS vẫn đang còn trong quá trình hoàn thiện .Đặc biệt là phần dữ liệu ở trung tâm phân tích ở website của công ty vẫn chưa có trung tâm dữ liệu khách hàng cho nhà đầu tư .

Nội dung phân tích công ty : công ty vẫn chưa tìm hiểu sâu về LVS , mới chỉ so sánh LVS với các ngân hàng khác ở 6 tháng đầu năm ,và tính các tỷ lệ tài chính của nó . Với việc tính số liệu của 6 tháng đầu năm 2010 , chưa thể hiện được tính ổn định của LVB ,chúng ta nên phân tích kĩ hơn ở những năm trươc đó , để biết được tình hình tài chính của công ty .

Ngoài ra , bản khuyến nghĩ vẫn chưa nêu rõ , LVB đứng ở vị trí nào trong ngành ngân hàng . Đặc biệt , đối với công ty là ngân hàng thì chúng ta nên phân tích ngân hàng theo phương pháp Camels để có thể nhận định và hiểu rõ thêm về công ty mình phân tích . Cụ thể :

CAMEL (hoặc CAMEL mở rộng - CAMEL HIS)

Hệ thống CAMEL phân tích năm khía cạnh truyền thống được xem là quan trọng nhất trong hạot động của một trung gian tài chính. Năm lĩnh vực phản ánh các điều kiện tài chính và khả năng hoạt động nói chung của một TCTD, được miêu tả như sau

như các định hướng phát triển tài sản tiềm năng mà TCTD cần đạt được. Hệ thống phân tích CAMEL xem xét khả năng của TCTD trong việc huy động thêm vốn chủ sở hữu trong trường hợp thua lỗ và khả năng cũng như chính sách để thiết lập dự trữ trong trường hợp có rủi ro hoạt động.

Các chỉ tiêu sử dụng để phân tích vốn

-Cơ cấu vốn, tập trung vào mức độ quan trọng tương đối của vốn cấp 1, cấp 2: Vốn cấp 2 tối đa bằng 100% vốn cấp 1

-Chất lượng của các cổ đông có ảnh hưởng lớn

-Tuân thủ quy định về mức vốn tối thiểu cần thiết (CAR) – (8%)

-Hệ số đòn bẩy tài chính L = tổng nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu (avg 12.5)

-Hệ số tạo vốn nội bộ (internal capital generation) ICG (%) = Lợi nhuận không chia/Vốn cấp 1 (>12%)

-Chất lượng và khả năng tài chính của các cổ đông

-Sự tham gia của các cổ đông trong ban giám đốc và quyền biểu quyết

-Những thay đổi như dự kiến trong cơ cấu vốn góp

-Chỉ số vốn dự trữ = Dự trữ mất vốn thực tế/Dự phòng mất vốn điều chỉnh theo CAMEL

2. A (assets) - Chất lượng tài sản. Chất lượng nói chung của các món

vay và các tài sản khác, bao gồm các khoản cho vay cơ sở hạ tầng. Điều này đòi hỏi việc xem xét phải xem xét sự phù hợp của hệ thống phân loại các món vay, quá trình thu thập thông tin và các chính sách xoá nợ.

-Danh mục cho vay/tổng TS = Dư nợ tín dụng/Tổng TS có (?)

kỳ - dư nợ tín dụng đầu kỳ]/ Dư nợ tín dụng cuối kỳ (?)

-Tỷ trọng dư nợ theo ngành = Dư nợ tín dụng theo ngành /dư nợ tín dụng (?)

-Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ (1,5% theo chuẩn quốc tế, 3,5% theo chuẩn

Úc)

-Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ (VN: 3%, QT: 5%)

-Nợ các nhóm/tổng dư nợ

3. M (management) – Quản lý: Các chính sách về quản lý con người,

các chính sách quản lý chung của tổ chức, các hệ thống thông tin, các chế độ kiểm soát và kiểm toán nội bộ, các kế hoạch chiến lược và ngân sách đều được xem xét một cách riêng rẽ để phản ảnh toàn bộ chất lượng của hoạt động quản lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân tích nhân sự và phong cách làm việc của

-Hội đồng quản trị

-Ban quản lý

-Mối quan hệ giữa hai bên

4. E (earnings) – Lợi nhuận: Đây là nhân tố quan trọng của việc phân

tích doanh thu và chi phí, bao gồm cả mức độ hiệu quả của hoạt động và chính sách lãi suất cũng như các kết quả hoạt động tổng quát được đo lường bằng các chỉ số.

Phân tích khả năng tạo đủ thu nhập để bù đắp chi phí và tăng vốn bền vững

•ROE ( 15-20%)

•Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) = (Thu lãi cho vay và đầu tư CK – Chi trả lãi tiền gửi và nợ khác)/Tổng tài sản sinh lời bình quân

•Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNIM) = (Thu ngoài lãi – Chi trả ngoài lãi)/Tổng tài sản sinh lời bình quân

•Chênh lệch lãi suất = Thu từ lãi/TS sinh lãi bq – Chi trả lãi/Nợ phải trả bq

•Tỷ suất chi phí huy động vốn = (lãi nợ vay + lãi tiền gửi )/ tổng TS bình quân

•Chỉ số chi phí hoạt động = các chi phí hoạt động/tổng TS bình quân

•chỉ số tự lực hoạt động OSS= Tổng thu nhập tài chính/Tổng chi phí tài chính

•chỉ số tự lực tài chính FSS = Tổng thu nhập tài chính/(Tổng chi phí tài chính+ Chi phí vốn + chi phí hoạt động + dự phòng rủi ro)

Các chỉ số về hiệu quả hoạt động

Chi phí tính trên một đơn vị cho vay = chi phí hoạt động/Số tiền giải

ngân trong kỳ

Chi phí trên một khoản cho vay = chi phí hoạt động/số khoản cho

vay mới trong kỳ

Số lượng khách hàng vay trên một cán bộ tín dụng.

Các chỉ số về chất lượng danh mục cho vay.

Hệ số dự phòng rủi ro tín dụng

Danh mục cho vay gặp rủi ro

Tỷ lệ mất vốn.

Các dấu hiệu cảnh báo

Lợi nhuận tăng bất thường thông qua các giao dịch như thanh lý tài sản, mua bán chứng khoán, tiền tệ...

5. L (liquidity) – tính lỏng: Đây là nhân tố được sử dụng khi phân tích

khả năng của tổ chức trong việc xác định nhu cầu tài trợ cho dự án nói chung cũng như nhu cầu vốn cho vay nói riêng. Cấu trúc nợ và vốn chủ sở hữu của tổ chức, khả năng thanh toán của các tài sản ngắn hạn cũng là một nhân tố rất quan trọng trong việc đánh giá tổng quan khả năng quản lý tính lỏng của tổ chức.

Khả năng thanh khoản: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

•Tỷ lệ thanh khoản của tài sản = Tài sản thanh khoản/tổng TS (20-30%)

•Hệ số đảm bảo tiền gửi = Tài sản thanh khoản/Tổng Tiền gửi (30-45%)

•Hệ số thanh khoản ngắn hạn = tài sản thanh khoản/tổng nợ ngắn hạn (30%)

•Tỷ lệ dư nợ cho vay và tiền gửi = tổng dư nợ cho vay/tổng tiền gửi (80- 100%)

• Mức độ công nợ và nghĩa vụ thanh toán công nợ

• Biến động tiền gửi và rút vốn

• Các khoản phải trả

• Các khoản trích trước

• Công nợ tiềm tàng (tài khoản ngoại bảng)

Dấu hiệu cảnh báo sớm:

 Mức độ phụ thuộc ngày càng tăng vào nợ ngân hàng, đặc biệt với lãi suất cao hơn

 Khách hàng tiền gửi rút nhiều

CÁC KHOẢN MỤC MỞ RỘNG HIS

a. Nguồn nhân lực (Human resources)

•Tuyển dụng và chính sách đãi ngộ

•Sự phân công trách nhiệm và công việc rõ ràng

•Kết quả công việc được đánh giá và khen thưởng

Cảnh báo

-Cán bộ không có động cơ làm việc

-Có nhiều ý kiến than phiền của nhân viên

b. Kiểm soát nội bộ (Internal Control)

- Các thủ tục cần thiết trong việc cho vay và thu nợ, đặc biệt hệ thống có hai chữ ký

- Tính chính xác trong việc ghi nhận doanh thu và chi phí

- Các biện pháp đảm bảo an toàn cần thiết trong quản lý và lưu trữ tiền tệ

- Tính đầy đủ của các thu tục kiểm soát và giám định

- Mức độ thường xuyên và chương trình của các chuyến kiểm tra địa bàn

Dấu hiệu cảnh báo

-Trình độ cán bộ kiểm soát yếu kém

-Các chính sách không rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn

-Sự can thiệp của lãnh đạo cao cấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Các chuyến kiểm tra địa bàn thưa thớt, bị bỏ qua

c. Các hệ thống (Systems)

Hệ thống (kế toán và MIS)

HT kế toán

-Ghi nhận các giao dịch kịp thời, chính xác

MIS

-Mức độ máy tính hóa và thủ công

-Quy trình thu thập, quản lý thông tin

-Kiểm tra tính chính xác, thích hợp và tiện lợi của các báo cáo từ MIS. Bản khuyến nghị mua LVB,có nhiều điểm vẫn chưa rõ ràng , chưa lấy lí do thuyết phục để có thể rút ra kết luận LVB và STB có nét tương đồng , và việc quy ước EPS tương lai.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan :

 Các công ty niêm yết và chưa niêm yết:

Các công ty niêm yết , đặc biệt là những công ty trên thị trường OTC , vẫn chưa nhận thức được nghĩa vụ cung cấp thông tin của mình nên gây khó khăn cho hoạt động phân tích trong việc lấy thông tin . Ngoài ra , các công ty đại chúng còn cung cấp báo cáo tài chính không chính xác (trước kiểm toán và sau kiểm toán có số chênh lệch lớn ) gây khó khăn trong khâu tính các giá trị định lượng của công ty

 Các tổ chức xếp hạng mức tín nhiệm : ở Việt Nam vẫn chưa có tổ chức nào xếp hạng mức tín nhiệm uy tín và chính xác , nó gây khó khăn trong hoạt động định giá của công ty .

 Tính chất của lĩnh vực phân tích chứng khoán : đây là lĩnh vực yêu cầu nhân viên có trình độ chuyên môn cao về tài chính-ngân hàng ,ngoài ra còn am hiểu về các hoạt động sản xuất khác để có thể phân tích công ty sâu hơn,từ đó định giá chính xác hơn . Nhưng ở Việt Nam số lượng người có trình độ chuyên môn thì ít mà còn bị cạnh tranh trong các ngành nghề khác như ngân hàng , tài chính doanh nghiệp ,… Vì thế mà nguồn cầu về phân tích và đầu tư chứng khoán rất lớn nhưng cung thì đang còn rất hạn hẹp.

 Công ty chứng khoán : do thị trường chứng khoán 9 tháng năm 2010 không mấy khả quan ,vnindex từ khoảng 517 đầu năm đã xuống 454 điểm cuối tháng 9 ,trong khoảng thời gian đó , thị trường không có sóng lớn . Vì vậy mà thu nhập từ hoạt động tự doanh , môi giới của công ty giảm làm cho hoạt động phân tích cũng không phát huy ưu điểm của mình . Vì vậy mà việc tuyển thêm nhân sự ,tăng thêm chi phí cũng là bài toán khó đối với công ty trong thời điểm này hay việc nâng cấp wesite của công ty cũng vậy.

 Nhân viên phân tích : do điều kiện về thời gian cũng như khối lượng công việc lớn nên chất lượng phân tích nhìn chung vẫn chưa tốt ,chưa có thời gian để tìm hiểu sâu về ngành mình phân tích , thu thập số liệu .

Như vậy , có thể đánh giá hoạt động phân tích công ty tại công ty chứng khoán Liên Việt hiện chưa hoàn thiện .

Chưa đảm bảo tính bao quát : do chưa làm rõ được vị thế của LVB trong ngành ngân hàng đồng thời chưa sử dụng các chỉ tiêu để phân tích ngành ngân hàng trong phương pháp Camel .

Chưa dễ tiếp cận : vì báo cáo phân tích của công ty có nhiều điểm chưa làm rõ tại sao lại chọn thế , ước lượng thế vì khi sử dụng phương pháp P/E; P/B thì công ty so sánh rất quan trọng nó có thể làm thay đổi giá trị của công ty cần định giá .

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH CÔNG TY TẠI CTCP CHỨNG KHOÁN LIÊN VIỆT

3.1. Định hướng phát triển hoạt động phân tích công ty tại LVS

3.1.1. Định hướng phát triển của LVS

Mục tiêu của LVS là thực hiện tầm nhìn chiến lược 2010-2015 phát triển trở thành 1 trong 5 Công ty Chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam và tiến tới hoạt động theo mô hình Ngân hàng Đầu tư bằng những hoạt động cụ thể với các chương trình thực hiện đồng bộ:

 tăng cường năng lực tài chính;

 xây dựng thương hiệu mạnh thông qua việc nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng;

 xây dựng nền tảng và công nghệ hiện đại;

tạo môi trường làm việc năng động, sáng tạo, thu hút nhân tài; lựa chọn đối tác chiến lược và tăng trưởng nhanh, mạnh, bền vững.

Tầm nhìn : LVS trở thành một trong những công ty chứng khoán hàng đầu về hiệu quả kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến , chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp , vì lợi ích cao nhất của khách hàng và nhà đầu tư . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chiến lược : phát triển đầy đủ các nghiệp vụ của ngân hàng đầu tư , trọng tâm là môi giới dịch vụ kinh doanh chứng khoán , tư vấn tài chính doanh nghiệp và đầu tư .

Tăng cường năng lực tài chính , từng bước xây dựng thương hiệu mạnh thông qua chất lượng dịch vụ khách hàng , công nghệ tiên tiến , đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp .

Him Lam , ngân hàng TMCP Liên Việt và các đối tác khác .

Sứ mệnh : đồng hành cùng sự thịnh vượng của khách hàng .

Giá trị cốt lõi : nhân sự chuyên nghiệp , liêm chính , tận tâm và hiệu quả

3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động phân tích tại LVS

Theo như định hướng phát triển chung của công ty trong tương lai , LVS sẽ trở thành một trong 5 CTCK hàng đầu ở Việt Nam và tiến tới là hoạt động ngân hàng đầu tư .

Với vai trò này nghiệp vụ chính của LVS bao gồm : tư vấn tài chính , bảo lãnh phát hành , tư vấn M&A, môi giới tư vấn

Vì vậy mà hoạt động phân tích công ty sẽ có vai trò rất quan trọng bởi kết quả của quá trình phân tích sẽ được sử dụng là nguồn dữ liệu đầu vào cho các nghiệp vụ trên . Do đó ,hoạt động phân tích công ty tại LVS cần phải được phát triển song song với việc phát triển các nghiệp vụ bảo lãnh, tư vấn ,môi giới .

Trong tương lai , chuyên viên phân tích tùy theo từng ngành mình phụ trách ,tìm kiếm những công ty đang có nhu cầu cổ phần hóa hay đang tìm đối tác M&A , phối hợp với bộ phận tư vấn , bộ phận M&A đàm phán kí kết hợp đồng cung cấp dịch vụ và thực hiện phân tích công ty . Khi đó , vai trò và sự chủ động của chuyên viên phân tích ngày càng được nâng cao .

3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động phân tích công ty niêm yết tại LVS LVS

3.2.1. Một số giải pháp

Với mục tiêu hoàn thiện hoạt động phân tích công ty tại công ty chứng khoán Liên Việt ,sau đây là một số giải pháp :

Phân công nhân lực : Nên phân công một nhân viên phụ trách 2-3 ngành , từ đó tìm hiểu sâu về ngành đó , luôn cập nhập thông tin từ đó xây dựng được cơ sở dữ liệu cho ngành mình phân tích .

Nên có mối liên hệ giữa phân tích công ty với phân tích kĩ thuật : để xác định được thời điểm mua bán từ đó đưa ra báo cáo phân tích kịp thời cho đối tượng của phân tích .

Nội dung phân tích : tùy vào đặc điểm từng ngành mà ta có những xu hướng phân tích riêng , nhưng chuyên viên phân tích nên chú trọng vào phân tích SWOT , ngoài ra nên chú ý đến khả năng cạnh tranh cũng như chiến lược cạnh tranh dài hạn của doanh nghiệp hay đội ngũ quản trị . Với những công ty

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động phân tích công ty tại công ty cổ phần chứng khoán liên việt (Trang 79 - 103)