Mong muốn con cái theo nghề truyền thống

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Vai trò của cha mẹ trong việc định hướng nghề nghiệp của các gia đình làng nghề tại xã La Phù, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 69 - 71)

Mong muốn Tần số (ngƣời) Tần xuất (%)

Có 25 20,8

Không 95 79,2

Tổng 120 100

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 5/2020)

Qua số liệu cho thấy có đến 79,2 % số bậc cha mẹ khi được hỏi có mong muốn cho con cái của mình sau này theo nghề truyền thống của địa phương hay không đều trả lời là không mong muốn bởi rất nhiều yếu tố tác động và đặc biệt nhất đó chính là do cơng việc của làng nghề q bận rộn và vất vả lại “khơng ổn định”, chỉ có một số ít chiếm 20,8% số bậc cha mẹ mong muốn con cái sau này theo nghề truyền thống của gia đình phần lớn các bậc cha mẹ này mong muốn con cái được bố mẹ, gia đình giúp đỡ trong công việc, không cần học hành quá vất vả lại có thu nhập ổn định và cũng mong muốn con cái giữ được nghề truyền thống của địa phương.

Trong khi đó lý do khiến các bậc cha mẹ khơng mong muốn con cái theo nghề truyền thống đó chính là vì cơng việc tại làng nghề quá vất vả (42,1%), một phần nữa là vì các nghề truyền thống hiện nay đã mai một dần (52,6%), ý kiến khác (5,3%). Có lẽ chính sự vất vả, cực nhọc trong cơng việc hàng ngày mà các bậc cha mẹ tại đây phần đông không định hướng con cái họ theo nghề truyền thống của địa phương, mặc dù chính những nghề truyền thống này đã có từ rất lâu đời và ni sống nhiều thế hệ, gia đình, dịng họ.

Hộp 2.2: Ba chị em không theo nghề truyền thống của gia đình

Sinh ra và lớn lên tại làng nghề xã La Phù, gia đình tơi có ba chị em gái, bố mẹ tôi trước làm nông nghiệp, trồng lúa đơn thuần. Những năm

1988, 1989 theo lời bố mẹ kể lại thì bố tơi học nghề sản xuất bánh quy xốp theo các gia đình trong làng, ban đầu là ủ mầm để nấu nha, sau đó thì chuyển sang mua nguyên liệu và thuê thợ và làm bánh quy xốp. Kinh tế gia đình cũng từ đó mà đi lên, sửa được nhà, mua sắm được các vật dụng trong gia đình.... Khơng cịn vất vả về mặt kinh tế như trước kia nữa.

Năm 1990, mẹ tôi sinh e gái thứ 2, theo lời mẹ thì buổi chiều mẹ cịn cố ủ thêm nồi bột bánh, bố đạp xe đi chợ giao bánh cho khách hàng. Tối thì mẹ sinh em gái tôi tại Trạm y tế xã. Công việc ngày một bận rộn, thay vì sản xuất thủ công, bố mẹ đã mua được dàn máy đầu tiên để sản xuất bánh quy. Chị em chúng tôi lớn lên từ sự chăm sóc của bố mẹ, ông bà nội, ngoại... Ngày tôi đi thi ĐH, bố mẹ dậy từ sáng sớm, mẹ thì nấu xơi đỗ cho

tơi ăn sáng, bố chở tôi đi thi ĐH, trên suốt đoạn đường đi, bố nhắn nhủ, cố gắng làm bài tốt con nhé, tự tin, bình tĩnh, sau này con sẽ có cơng việc ổn định, được đi nhiều nơi, gặp nhiều người, cuộc sống sẽ không vất vả như bố mẹ.... Đến em gái thứ hai, em gái thứ ba thi ĐH, vẫn thế bố vẫn là người chở đi thi và ngồi đợi cả buổi ngồi cổng trường....

Trong gia đình, mặc dù cơng việc bận rộn, nhưng việc học hành của chị em tôi bố mẹ đều ưu tiên trên hết. Từ bé bố mẹ đã hướng chị em tôi đi theo con đường học hành, phấn đấu để có cơng việc nhẹ nhàng, khơng vất vả, được thoát ly khỏi công việc của làng nghề. Từ khi học Tiểu học, chứng kiến bố mẹ đầu tắt mặt tối suốt từ sáng đến đêm để sản xuất bánh quy, thậm trí những lúc vội hàng, không kịp trả hàng cho khách, bố mẹ tơi thức làm hàng cả đêm. Cũng chính vì thương bố mẹ, thấy cơng việc làng nghề q vất vả mà bản thân đã cố gắng học hành và chọn con đường học tập để có cơng việc ổn định. Các em tôi cũng thế, đều học hành và chọn con đường có học vấn, có thu nhập chính từ kiến thức mình học được trên ghế nhà trường.

(Nguồn: Câu chuyện được viết lại từ tư liệu phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm của tác giả).

Qua câu chuyện trên ta có thể thấy một trong những điểm nút, có thể là khác biệt và rất quan trọng tác động đến quá trình học tập cũng như ĐHNN cho con của các gia đình làng nghề tại xã La Phù là chính những đứa con trong các gia đình làm nghề tự nhận thức được sự vất vả, cực nhọc khi bố mẹ chúng phải vất vả ngày đêm lo làm việc, kiếm sống. Chính yếu tố “tự thân” này tác động rất lớn đến kết quả học tập cũng như lựa chon nghề nghiệp của nhiều em. Q trình cùng tham gia cuộc thảo luận nhóm chủ trì là Ban chấp hành Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh xã La Phù cùng với một số các

bạn sinh viên đã ra trường đi làm và các em học sinh bậc học THPT trên địa bàn xã xoay quanh vấn đề tư vấn hỗ trợ trong việc chọn trường, chọn nghề nghiệp. Tác giả thấy được chính sự vất vả cực nhọc của cha mẹ trong quá trình làm nghề đã tác động rất lớn đến nỗ lực, kết quả học tập của rất nhiều em học sinh. Từ sự vất vả, cực nhọc này mà chính cha mẹ các em không muốn các em tiếp tục theo nghề truyền thống, từ đó bản thân các em có động lực lớn hơn trong việc “thoát ly” rời bỏ làng nghề để chọn cho mình những cơng việc phù hợp, nhẹ nhàng và chọn kiến thức là hành trang trên đường đời của các em sau này. Những tấm gương hiếu học, những tấm gương các anh chị học hành giỏi giang “thốt ly” ra ngồi làm việc hay được các em học sinh nhắc lại với vẻ mặt rất ngưỡng mộ. Trong cuộc thảo luận nhóm do Ban chấp hành Đoàn thanh niên xã tổ chức, mong muốn của các em học sinh trước khi cuộc thảo luận nhóm diễn ra chính là đề nghị anh Bí thư Đồn mời được một vài anh chị đang đi học, đã đi làm về để nói chuyện trao đổi. Các em mong muốn bản thân mình vừa được nghe các kinh nghiệm trong quá trình học tập, lựa chọn nghề nghiệp, lại vừa mong muốn gặp được tận mắt các anh chị đã

thành công này.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Vai trò của cha mẹ trong việc định hướng nghề nghiệp của các gia đình làng nghề tại xã La Phù, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)