Ít quan tâm ☐

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Vai trò của cha mẹ trong việc định hướng nghề nghiệp của các gia đình làng nghề tại xã La Phù, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 55)

Bảng 3.6 : Số thế hệ chung sống trong gia đình làng nghề

3. Ít quan tâm ☐

học hành, ĐHNN của con. Liệu có phải sự quan tâm của các bậc phụ huynh này chỉ ở mức độ hời hợt, có phải họ khơng lo lắng cho tương lai của con em họ? Khi tìm hiểu vấn đề này tác giả được biết: “...Con gái tôi học lớp 11 rồi

nên giờ giấc học tập, việc chọn ngành nghề sau này của cháu để cháu tự quyết định là chính... Khơng phải tơi khơng quan tâm đến việc giáo dục, ĐHNN cho con cái nhưng công việc của tôi bận rộn từ sáng sớm đến tối khuya, hết trơng coi thợ sản xuất thì lại lo thu vén tiền hàng, rồi còn chợ búa cơm nước, nhà lại có đứa em nó học lớp 6 nữa nên không thể bảo ban, đôn đốc việc học con còn gặp nhiều hạn chế...” [Phỏng vấn sâu số 4, Tuổi 44, Giới tính: Nữ, Trình độ học vấn: THPT, Có làm nghề truyền thống, Thu nhập: Trên 25 triệu]. Từ ý kiến trên ta có thể thấy các bậc cha mẹ khơng phải là không quan tâm tới việc học của con nhưng do hoàn cảnh gia đình bận rộn nên việc quan tâm cịn nhiềuhạn chế. Theo kết quả điều tra thì đối với những gia đình có cha mẹ làm cán bộ, cơng chức, viên chức nhà nước và không làm nghề truyền thống, mức độ quan tâm tới việc học tập của con thường xuyên hơn so với những gia đình làm nghề truyền thống. Bởi lẽ tính chất cơng việc làng nghề là dệt kim và sản xuất bánh kẹo địi hỏi có nhiều thời gian chứ không chỉ đi làm thời gian 8 tiếng như cán bộ, viên chức nhà nước nên thời gian dành cho con cái bị hạn chế là điều tất yếu. Đặc biệt là đối với những gia đình thiếu khuyết do cha mẹ chia tay hay do mất mát một trong hai người thì

việc quan tâm chăm sóc đương nhiên là thiếu hụt không đầy đủ như những gia đình bình thường được. Nhìn chung qua quá trình nghiên cứu ta có thể nhận thấy các bậc cha mẹ tại làng nghề luôn quan tâm, lo lắng cho tương lai của con cái.

Quá trình trực tiếp tham gia cùng các cuộc thảo luận nhóm cũng như phỏng vấn sâu. Chính tác giả nhận thấy việc học tập của con cái đặc biệt việc ĐHNN cho con cái sau này là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ tại làng nghề La Phù. Ai cũng muốn con mình lên người, thành đạt, “thốt ly” được cơng việc làng nghề vất vả. Tình u thương của cha mẹ tại đây không phải là cho con của cải vật chất, tiền bạc và chính là sự giúp đỡ cho con học hành để có vốn tri thức, giúp đỡ con lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp. Đó chính là thứ vốn liếng tồn tại mãi mãi về sau sẽ cùng các con bước vào cuộc sống một cách vững vàng và tự tin nhất.

Trong bối cảnh kinh tế - xã hội nước ta hiện nay nói chung và xã La

Phù, huyện Hồi Đức nói riêng phát triển mạnh mẽ, xu hướng đơ thị hóa, việc chuẩn bị hoàn thành các chỉ tiêu phấn đấu chuyển đổi từ xã lên phường. Trong cách định hướng của phần đơng gia đình tại đây chính là bố mẹ tạo ra sự đối lập, tương phản giữa nhàn hạ - vất vả, sang trọng - cơ cực... họ mang chính “tấm gương đời ơng, bà, bố, mẹ” để định hướng cho con. Các bậc cha mẹ ln động viên, khích lệ và nói về một tương lai sẽ rất cực nhọc, vất vả nếu các con khơng chịu học hành đàng hồng, khơng chọn đúng ngành nghề để theo học.

“...Bố mẹ em hay nhắc em cố gắng chăm chỉ học hành, chọn trường

lớp, nghề nghiệp cho phù hợp để sau này ra ngoài được bay nhảy, cuộc sống đỡ vất vả, cực khổ...”[Phỏng vấn sâu số 7, Tuổi: 17, Giới tính: Nam].

“...Nếu như nói là giàu có thì đứa thốt ly chưa chắc đã giàu có hơn đứa ở nhà làm nghề. Chỉ có điều học hành, đi làm bên ngồi thì sẽ nhàn nhã hơn. Có thể về kinh tế chỉ đủ sống nhưng nhàn nhã thì chắc chắn sẽ hơn rồi. Mà có khơng đi làm bên ngồi thì đứa có học hành đàng hoàng sau này làm

nghề cũng sẽ giỏi hơn, sẽ biết ứng dụng những kiến thức đã học vào sản xuất kinh doanh giỏi hơn đứa không đi học...” [Phỏng vấn sâu số 5, Tuổi 50, Giới

tính: Nam, Trình độ học vấn: Tiểu học, Có làm nghề truyền thống, Thu nhập: Trên 25 triệu].

Từ các tài liệu thu thập được trong quá trình thực hiện đề tài. Tác giả nhận thấy khoảng thời gian bước vào năm học lớp 11 bậc học THPT, hầu hết các em học sinh đều rất băn khoăn giữa hàng loạt các lựa chọn. Đi học nghề, đi học ĐH, CĐ hay là nghỉ học ở nhà làm nghề với bố mẹ. Chính bởi năng lực học tập của các em khác nhau hồn tồn cộng thêm sự nhiễu loạn thơng tin trong quá trình đăng ký tuyển sinh sẽ làm các em không biết lựa chọn như thế nào cho đúng. Không chỉ các em học sinh mới băn khoăn, lo lắng mà chính các bậc cha mẹ tại làng nghề cũng lo lắng không kém các em. Từ khi con cái bước vào năm học lớp 11, đặc biệt khoảng thời gian bắt đầu chuẩn bị cho việc lựa chọn trường, chọn ngành để xét tuyển ĐH, CĐ các ông bố, bà mẹ tại đây đã tất bật hỏi han nhau, rồi gặp gỡ nhau để xin ý kiến tư vấn, đóng góp của các bậc cha mẹ khác. La Phù mặc dù là làng nghề nghề truyền thống từ lâu

đời nhưng kỹ thuật sản xuất, chế biến không đồng nhất giữa các cơ sở, đặc biệt là tại các hộ quy mơ nhỏ. Thậm chí, các cơ sở quy mô lớn cũng gặp nhiều vấn đề về kỹ thuật. Năm 2014 trước nguy cơ các nghề truyền thống có thể bị mai một dần và cũng để gắn kết giữa các công ty, doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh. Để làng nghề xây dựng, phát triển thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ gìn bản sắc truyền thống của các làng nghề tại thị trường trong nước tiến tới xuất khẩu. Để bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần giải quyết cơng ăn việc làm, tăng thu nhậpcho người sản xuất, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương, phát huy được các giá trị văn hóa của làng nghề. Hội doanh nghiệp làng nghề truyền thống xã La Phù đã được thành lập theo Quyết định số 3020/QĐ-UBND ngày 27/5/2014 của UBND huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Hội doanh nghiệp làng nghề truyền thống xã đóng góp một phần khơng nhỏ trong q trình xây dựng các quỹ khuyến học, khuyến tài, ĐHNN.

Quỹ hội khơng chỉ khuyến khích động viên cho con, em hội viên mà cho con em trên tồn địa bàn xã có thành tích xuất sắc trong học tập. Hàng năm cứ đến ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, ngày lễ, ngày Tết, ngày khai trường… hội đều dành một phần kinh phí để khen thưởng các em học sinh thi đỗ vào các trường ĐH, Cao đằng; các em học sinh có hồn cảnh khó khăn vươn lên trong

học tập

Hộp 2.1: Họp bàn các bậc phụ huynh về việc định hƣớng nghề nghiệp cho con tại Hội doanh nghiệp làng nghề xã La Phù

Mấy anh em chúng tôi cùng sinh hoạt trong Hội doanh nghiệp làng nghề truyền thống xã La Phù. Hội mỗi tháng sinh hoạt hội viên một lần. Tháng này sau khi họp thường kỳ, chúng tôi nán lại để bàn bạc, xin ý kiến tư vấn từ các anh chị có con đang học ĐH, cũng gọi là có chút thành cơng khi các anh chị ấy định hướng cho con theo đúng ngành nghề các cháu yêu thích lại phù hợp với lực học của các cháu. Một số cháu đã ra trường, đi làm nhà nước, làm cơng ty nước ngồi, thậm trí có cháu về làm quản lý ngay tại chính cơng ty của bố mẹ. Cuộc họp bàn khá thuận lợi, chúng tôi xin được rất nhiều ý kiến tư vấn.....Việc đăng ký thi vào các trường danh tiếng, các ngành hiện đang “hot” được chúng tôi bàn bạc và mổ xẻ. Chúng tơi tính cả đến việc sau này các cháu học xong sẽ làm tại khu vực làm việc nào... Nhưng tựu chung lại vẫn là: Chọn trường, chọn ngành học, đi học nghề hay học xong cấp 3 ở nhà làm nghề với bố mẹ phải phù hợp với năng lực cũng như sở thích của các cháu. Ở đây chúng tôi chỉ định hướng, chứ không ép buộc...Thời chúng tôi khổ lắm, ăn chả được ăn no, học không được đến nơi đến chốn. Quanh năm tất bật cho công việc, chả có thời gian mà đi chơi, du lịch thậm trí ngày nghỉ lễ, tết vẫn lo lắng cho cơng việc, hàng hóa. Các cháu bây giờ sướng hơn rồi, được học hành đầy đủ, kinh tế thì đã có bố mẹ lo, được tiếp cận với nhiều nguồn thơng tin về học hành, về nghề nghiệp. Chính vì vậy mình phải định hướng cho con sao cho đúng đắn nhất, phù hợp với các cháu nhất.

(Nguồn: Câu chuyện được viết lại từ tư liệu phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm của tác giả).

Có thể nói, những thành quả trong nghề nghiệp của mỗi cá nhân phụ

thuộc chủ yếu vào các khảnăng thực có và sự nỗ lực vươn lên của cá nhân đó. Trong q trình trưởng thành, một người có được nhiều tình u thương hay

khơng phụ thuộc rất nhiều vào sự tác động và ảnh hưởng của cha mẹ trong quá khứ. Có những người ngay cả khi ở bên cạnh cha mẹ, nhưng nếu cha mẹ đối xử với con cái sai cách cũng có thể khiến cho họ khơng cảm nhận được

tình u thương, thậm chí là thiếu thốn tình u thương. Là những người làm cha làm mẹ, các bậc cha mẹ tại làng nghề La Phù đã thể hiện rõ tình yêu

thương và sự quan tâm của họ đối với con bằng việc hỗ trợ con tìm hiểu sở

thích, khả năng, cá tính, giá trị nghề nghiệp của con; tìm hiểu những ngành nghề mà con u thích và có khả năng phù hợp; cùng con xây dựng kế hoạch nghề nghiệp tương lai để con cái có cơ sở vững chắc trong việc chọn nghề và trở thành người thành đạt trong nghề nghiệp, đóng góp được nhiều nhất cho

gia đình, xã hội và cộng đồng. 71,6% 11,7% 0% 16,7% Cha/ Mẹ Ơng/Bà Anh/ Chị em Cả gia đình

Biểu đồ 2.3: Vai trị chính trong việc định hƣớng nghề nghiệp cho con (%)

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 5/2020)

Từ kết quả nghiên cứu trên ta có thể thấy rằng, trong gia đình cha mẹ chính là người có vai trị chính trong việc ĐHNN cho con (71,6%), tiếp đến là cả gia đình (16,7%), ơng bà (11,7%). Như vậy có thể thấy, tại làng nghề xã La Phù để ĐHNN cho con vai trị chính trong gia đình chính là các bậc cha mẹ, họ chính là những người đồng hành, nhà tư vấn tuyệt vời, đưa ra nhiều lời khuyên hữu ích dành cho con cái. Trong gia đình, vai trị của cha và mẹ đối với việc ĐHNN cho con là rất quan trọng. Cha mẹ có trách nhiệm cao cả

không những trong việc giáo dục con về đạo đức, lối sống và cách đối nhân xử thế mà còn trong việc định hướng con cái sau này sẽ thành người như thế nào, sẽ làm ngành nghề gì để sinh sống. Cha mẹ không chỉ dạy cho con cái biết lễ phép, biết giữ gìn nguyên tắc, truyền thống tốt đẹp của gia đình, làng

xã, mà cịn dạy dỗ con biết lao động có ích, biết q trọng những thành quả lao động mà cha mẹ, gia đình và xã hội mang lại. Con cái được học hành, ĐHNN đúng đắn không chỉ được trang bị kiến thức cơ bản về nghề nghiệp mà còn giúp cho con tạo ra sự khác biệt, giúp tạo ra những thành công ở bước khởi đầu cho con. Mục tiêu của việc ĐHNN chính là cha mẹ sẽ giúp cho con

có thêm kiến thức và sự chuẩn bị tốt hơn cho kế hoạch trong tương lai sau này thay vì băn ngoăn và bối rối trước vơ vàn sự lựa chọn trước mắt. Khổng Tử đã

từng nói: “Chọn một cơng việc bạn u thích, và bạn sẽ khơng phải làm việc một ngày nào trong cuộc sống của bạn”. Mục đích của ĐHNN là giúp cho con

cái khám phá được hết mọi tiềm năng của bản thân con, để con có thể chọn một nghề nghiệp phù hợp nhất với thế mạnh của con. ĐHNN mang lại lợi ích khơng chỉ cho con, cho gia đình mà cịn cho tồn xã hội.

Ở La Phù, qua tư liệu từ các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm ta thấy các gia đình quan niệm rằng việc học tập, việc lựa chọn ngành nghề sau này cha mẹ chỉ giúp con cái trong việc định hướng, hỗ trợ, tư vấn. Còn việc học hành và chọn ngành nghề nào lại là do chính con cái tự quyết định. Cha mẹ tại đây rất tôn trọng con cái, trong quá trình ĐHNN các bậc cha mẹ đều trao đổi cởi mở để lắng nghe các tâm tư, nguyện vọng của con sao cho việc ĐHNN nàysẽ thật phù hợp với con cái họ.

Bảng 2.3: Trao đổi với con cái về định hƣớng nghề nghiệp

Trao đổi Tần số (ngƣời) Tần xuất (%)

Có 109 90,8

Không 11 9,2

Tổng 120 100

Kết quả khảo sát cho thấy, trong quá trình ĐHNN cho con, hầu hết các bậc cha mẹ đã quan tâm và có trao đổi với con về ĐHNN trong tương lai. Có

đến 109 các cha mẹ (chiếm 91%) có trao đổi với con cái về ĐHNN trong

tương lai cho con, chỉ có một số rất ít 11 bậc cha mẹ (chiếm 9,0%) là không

trao đổi với con về việc ĐHNN trong tương lai, điều này thể hiện các bậc cha mẹ tại làng nghề xã La Phù rất quan tâm cũng như tôn trọng ý kiến của con cái, họ không hề ép buộc con phải theo nghề này, nghề khác mà họ “định hướng” tư vấn cho con, hướng con theo một ngành nghề phù hợp với năng lực của con, mong con sau này khi ra trường sẽ có một cơng việc vừa phù hợp với năng lực học tập vừa khiến con có đam mê, có động lực để đạt được. Tuy công việc làng nghề bận rộn, nhất là vào mùa vụ, nhưng các bậc cha mẹ đã dành thời gian để quan tâm, nhắc nhở cũng như định hướng cho con cái một cách tốt nhất. Văn hóa xã hội,kinh tế, khoa học phát triển, trẻ có thể tiếp cận được rất nhiều kênh thông tin về vấn đề học tập cũng như về lao động, việc làm như: Tivi, mạng internet, tài liệu, sách báo... nhưng các nguồn thông tin này cần phải được chọn lọc, phân tích cho thật phù hợp cái gì trẻ có thể sử dụng, cái gì là nguồn thơng tin khơng chính xác... Chính điều này địi hỏi các bậc cha mẹ cần phải ĐHNN cho con, nắm bắt được tâm lý, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của con để có các phương pháp dạy dỗ và định hướng đúng đắn nhất.

Một số trích đoạn phỏng vấn các em học sinh đang học bậc THPT sẽ

làm rõ thêm sự quan tâm cũng như mức độ tôn trọng ý kiến cá nhân của các bậc cha mẹ dành cho con cái tại làng nghề xã La Phù:

“...Bố mẹ em quan tâm đến việc học hành, chọn trường cũng như nghề nghiệp sau này của em lắm. Mặc dù công việc bận rộn, vào mùa vụ bố mẹ em làm suốt ngày, chả có thời gian nghỉ, nhưng từ khi em lên lớp 10, bố mẹ đều dành thời gian, lúc thì trong bữa ăn cơm, lúc thì sau bữa ăn khi cả nhà ngồi xem tivi mỗi buổi tối, bố mẹ hỏi han tình hình học tập trong ngày của em, hỏi xem hơm nay đi học có gì vui, có khó khăn gì hay khơng?

Cũng chính vì em đi học cách nhà tương đối xa nên bố mẹ lúc nào cũng hỏi có cần giúp đỡ gì trong q trình đi học hay khơng. Đặc biệt năm nay e lên lớp 12 rồi, ngay từ giữa năm lớp 11, bố mẹ đã hỏi han xem em thích thi

trường nào, sau này dự định làm nghề gì, có muốn ở nhà làm nghề với bố mẹ hay không...”[Phỏng vấn sâu số 7, Tuổi: 17, Giới tính: Nam].

“...Năm nay là năm cuối cấp, em định thi vào ĐH Hà Nội chị ạ. Bố mẹ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Vai trò của cha mẹ trong việc định hướng nghề nghiệp của các gia đình làng nghề tại xã La Phù, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)