Xác định các kích thước để thiết kế quần, áo

Một phần của tài liệu Giáo trình Cơ sở thiết kế trang phục (Nghề May thời trang Cao đẳng) (Trang 44 - 46)

3 .Thiết kế mẫu cơ sở quần, áo

3.2. Xác định các kích thước để thiết kế quần, áo

Trước khi tiến hành thiết kế quần áo, chúng ta cần trải qua một giai đoạn chuẩn bị. Giai đoạn này, chủ yếu nhằm xác định chính xác các thơng số để có thể thiết kế sản phẩm sao cho phù hợp với ý đồ thiết kế.

Chỉ có thể thiết kế ra những sản phẩm đẹp và vừa vặn với cơ thể nếu có kỹ thuật đo và xử lý số liệu một các chính xác. Vì thế, khi tiến hành xác định kích thước đo, cần triển khai công việc thật kỹ lưỡng và cẩn thận.

Bên cạnh việc xác định kích thước để thiết kế quần áo, cũng cần xem xét kiểu dáng sản phẩm, gia thêm lượng cử động cho phù hợp với xu hướng thời trang và chất liệu sử dụng để có được những bộ trang phục phù hợp với ý đồ của nhà thiết kế và nhu cầu của người mặc.

3.2.1. Các kích thước thường dùng cho thiết kế mẫu cơ sở của áo

 Dài áo sau (Da): dùng để xác định chiều dài của áo, thường được đo từ đốt sống cổ thứ 7 đến ngang mông

 Hạ eo (He): dùng để xác định vị trí eo và tạo các chiết ly (nếu có). thường được đo từ đốt sống cổ thứ 7 đến ngang eo.

 Rộng vai (Rv): dùng để xác định độ rộng của ½ vai khi thiết kế, thường

được đo từ xương vai bên này sang bên kia.

 Dài tay (Dt): dùng để xác định chiều dài của tay, thường được đo từ xương vai đến mắt cá tay.

 Hạ ngực (Hng): dùng để xác định vị trí của đỉnh ngực khi thiết kế áo nữ, thường được đo từ đỉnh vai đến đỉnh ngực.

 Vòng cổ (Vc): dùng để xác định vị trí của các điểm vào cổ, hạ cổ, thường được đo vừa sát xung quanh chân cổ

Hình 2.4: Bộ mẫu cơ sở của đầm

 Vòng ngực (Vn): dùng để xác định vị trí của các điểm hạ nách và rộng thân ngang nách hoặc vị trí đặt chiết ly trong áo nữ, thường được đo vừa sát xung quanh vị trí nở nhất của ngực.

 Vịng eo (Ve): dùng để xác định vị trí của các điểm rộng thân ngang eo,

thường được đo vừa sát xung quanh vị trí nhỏ nhất của eo.

 Vịng mơng (Vm): dùng để xác định vị trí của các điểm rộng thân ngang

mông, thường được đo vừa sát xung quanh vị trí nở nhất của mơng.

 Cử động: thường khoảng 6 cm cho độ rộng trung bình (thân trước: 2cm và

½ thân sau: 1cm)

3.2.2. Các kích thước thường dùng cho thiết kế mẫu cơ sở của quần:

 Dài quần (Dq): dùng để xác định chiều dài của quần, thường được đo từ

cạp quần đến mắt cá chân.

 Vòng bụng (Vb): dùng để xác định vị trí của các điểm rộng thân ngang

bụng, thường được đo vừa sát xung quanh bụng.

 Vịng mơng (Vm): dùng để xác định vị trí của các điểm rộng thân ngang

mơng, thường được đo vừa sát xung quanh vị trí nở nhất của mông.

 Cử động mông (CĐm): thường khoảng 7 cm cho độ rộng trung bình quần

âu nam (CĐt: 2cm và CĐs: 1,5cm) và khoảng 4cm cho quần âu nữ (CĐt: 0,5cm và CĐs: 1,5cm)

3.2.3. Các kích thước thường dùng cho thiết kế mẫu cơ sở của váy:

 Dài váy (Dv): dùng để xác định chiều dài của váy, thường được đo từ cạp quần đến trên hoặc dưới gối tùy theo ý thích của người mặc.

 Vịng bụng (Vb): dùng để xác định vị trí của các điểm rộng thân ngang

bụng, thường được đo vừa sát xung quanh bụng.

 Vịng mơng (Vm): dùng để xác định vị trí của các điểm rộng thân ngang

mông, thường được đo vừa sát xung quanh vị trí nở nhất của mơng.

 Cử động mơng (CĐm): thường khoảng 6 cm cho độ rộng trung bình (thân

trước: 2cm và ½ thân sau: 1cm)

3.2.4. Các kích thước thường dùng cho thiết kế mẫu cơ sở của đầm:

 Dài áo váy (Dav): dùng để xác định chiều dài của đầm, thường được đo từ đốt sống cổ số 7 đến trên hoặc dưới gối tùy theo ý thích của người mặc.

 Hạ eo (He): dùng để xác định vị trí eo và tạo các chiết ly (nếu có). thường được đo từ đốt sống cổ thứ 7 đến ngang eo.

 Rộng vai (Rv): dùng để xác định độ rộng của ½ vai khi thiết kế, thường

được đo từ xương vai bên này sang bên kia.

 Vòng cổ (Vc): dùng để xác định vị trí của các điểm vào cổ, hạ cổ, thường được đo vừa sát xung quanh chân cổ

 Vịng ngực (Vn): dùng để xác định vị trí của các điểm hạ nách và rộng

thân ngang nách hoặc vị trí đặt chiết ly trong áo nữ, thường được đo vừa sát xung quanh vị trí nở nhất của ngực.

 Vịng eo (Ve): dùng để xác định vị trí của các điểm rộng thân ngang eo,

 Vịng mơng (Vm): dùng để xác định vị trí của các điểm rộng thân ngang mông, thường được đo vừa sát xung quanh vị trí nở nhất của mơng.

 Cử động (CĐ): thường khoảng 6 cm cho độ rộng trung bình (thân trước:

2cm và ½ thân sau: 1cm)

Một phần của tài liệu Giáo trình Cơ sở thiết kế trang phục (Nghề May thời trang Cao đẳng) (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)