7 .MƠI TRƯỜNG LÀM VIỆC CĨ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TAI NẠN ĐIỆN
10. PHƯƠNG PHÁP HÔ HẤP NHÂN TẠO
Mục tiêu:
- Trình bày được phương pháp hơ hấp nhân tạo.
- Thực hiện được phương pháp hô hấp nhân tạo đúng yêu cầu. - Có ý thức, thái độ cao khi hô hấp nhân tạo
Khi nạn nhân bị điện giật ngừng thở, ngay lập tức phải tiến hành hô hấp nhân tạo tại chỗ, cho đến khi tự thở được hoặc xác định nạn nhân chắc chắn đã chết thì mới dừng lại.
Để nạn nhân nằm ở nơi thoáng đãng, nới rộng quần áo và dây thắt lưng, đệm dưới cổ cho đầu hơi ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được thơng thống. Một tay bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra,
ngậm chặt miệng nạn nhân rồi thổi liên tục 2 hơi đối với người lớn, một hơi đối với trẻ em dưới 8 tuổi, sau đó để lồng ngực tự xẹp xuống rồi lại thổi tiếp.
Người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 lần. Trẻ dưới 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt từ 20 đến 30 lần. Trẻ sơ sinh hiếm khi bị điện giật, nếu có ngừng thở, phải thổi ngạt từ 30 đến 60 lần một phút.
Khi có ngừng tim, ngay lập tức phải tiến hành cấp cứu nạn nhân tại chỗ bằng cách bóp tim ngồi lồng ngực. Ngừng tim trong vịng 1 phút, khả năng cứu sống có thể tới 95%. Ngừng tim sau 5 phút, khả năng cứu sống chỉ còn 1%, và sẽ để lại di chứng thần kinh rất nặng nề vì tế bào não sẽ bị chết sau 5 phút thiếu Ôxy.
Người tiến hành ép tim ngồi bên trái nạn nhân, hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với núm vú hoặc khoang liên sườn 4 - 5 bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng từ 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đó nới lỏng tay ra.
Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, số lần ép tim trong một phút khoảng 100 lần. Trẻ dưới 1 tuổi, mỗi phút ép tim hơn 100 lần. Trẻ sơ sinh có thể phải ép tim đến 120 lần mỗi phút.
Nếu phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt, cứ 5 lần ép tim lại thổi ngạt một lần, ngoại trừ trẻ sơ sinh là 3 lần ép tim thổi ngạt một lần.
GHI NHỚ
- Kiến thức về an toàn điện
- Nguyên nhân và biện pháp phòng tai nạn điện. - Phương pháp hô hấp nhân tạo.
CÂU HỎI CHƯƠNG IV Câu 1. Trình bày các khái niệm cơ bản về an tồn điện
Câu 2. Trình bày các yếu tố cơ bản của dòng điện tác dụng vào cơ thể.
Hiện tượng điện áp bước là gì?
Câu 3. Trình bày các phương pháp tiếp đất bảo vệ. Câu 4. Trình bày các đặc điểm điện trở của người. Câu 5. Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người. Câu 6. Ảnh hưởng của thời gian điện giật
Câu 7. Trình bày các đặc điểm của dịng điện (đường đi của dòng điện, tần
số, điện áp cho phép) gây nguy hiểm cho người.
Câu 8. Mơi trường làm việc có ảnh hưởng như thế nào đến tai nạn điện. Câu 9. Trình bày các nguyên nhân gây tai nạn điện và các biện pháp đề
phịng tai nạn điện.
CHƯƠNG V: PHỊNG CHỐNG CHÁY NỔ Mã chương: MHMTT 11-05
Giới thiệu:
Phòng chống cháy nổ làm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản và tính mạng của của con người. Vì cháy là một loại tai nạn dễ xảy ra và khi đã xảy ra thì vật chất bị thiêu hủy rất nhanh và gây thiệt rất lớn. Để hạn chế được tai nạn do cháy nổ, chúng ta cần nắm vững những kiến thức về sự cháy nổ và việc phòng chống cháy nổ.
Mục tiêu:
- Trình bày được các vấn đề cơ bản dẫn đến cháy nổ; - Hiểu và phân tích được các nguyên nhân gây cháy nổ; - Có kiến thức phịng chống cháy nổ.
Nội dung chính:
1. Ý NGHĨA – TÍNH CHẤT Mục tiêu:
- Trình bày được ý nghĩa và tính chất của phịng chống cháy nổ. - Vận dụng các tính chất phịng chống cháy nổ trong sản xuất.
- Có ý thức, thái độ và trách nhiệm cao về phòng chống cháy cháy nổ.
1.1. Ý nghĩa
Quá trình cháy đã đem lại hiệu quả to lớn cho nhiều nghành kinh tế, tuy nhiên nếu khơng kiểm sốt được nó thù sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng về tính mạng, tài sản của con người.
Ví dụ như cháy nổ trong các hầm lị khai thác than, cháy đường dẫn dầu, khí đốt…
1.2. Tính chất: Có 4 tính chất cơ bản
- Tính pháp luật:
Các văn bản của Đảng và Nhà nước về công tác PCCC
Các nội quy và quy định về công tác PCCC cấp trên.
- Tính quần chúng: Hoạt động phịng chống cháy nổ chỉ có hiệu quả khi giác ngộ và tạo được nhận thức của đúng đắn của người lao động
- Tính khoa học kỹ thuật: Việc phòng chống cháy nổ đều dựa trên cơ sở khoa học.
- Tính chiến đấu: Được thể hiện qua những hành động cụ thể sẵn sàng tham khi khi xảy ra cháy nổ.