Qua điều tra nghiên cứu về thực trạng thừa cân-béo phì ở học sinh tiểu học của 07 trƣờng tại huyện Cái Nƣớc, tỉnh Cà Mau, chúng tôi nhận thấy nhƣ sau:
- Cỡ mẫu lớn: mẫu điều tra 3799 học sinh.
- Về giới: nam là 1989 học sinh tỷ lệ là 52,35% và nữ là 1810 với tỷ lệ là 47,65%. Nam nhiều hơn nữ không có sự khác biệt giữa 2 giới. Tỷ lệ này cũng tƣơng đƣơng với các nhiên cứu khác: Lê Thị Hợp (2003) Tại Quận Đống Đa- Hà Nội (Nam 51,4 - Nữ 48,6) [23]; Trƣơng Thanh (2009) Tại Tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu (Nam 51,5/ Nữ 48,5) [46].
- Về tuổi: nhóm tuổi 6 chiếm tỷ lệ cao nhất 25%. Nhóm tuổi thấp nhất là 10 tuối chiếm khoảng 16%. Còn các nhóm tuổi khác tƣơng đƣơng nhau.
- Về lớp: số học sinh nhóm lớp 1 có tỷ lệ cao nhất, nhóm lớp 2 đến lớp 5 phân phối gần tƣơng đƣơng nhau.
Nhƣ vậy, mẫu nghiên cứu của chúng tôi đại diện đƣợc cho dân số nghiên cứu trong lứa tuổi từ 6 đến 10 tuổi (khoảng16.000 trẻ) ở huyện Cái Nƣớc.
4.2. TÌNH HÌNH THỪA CÂN/BÉO PHÌ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI HUYỆN CÁI NƢỚC
4.2.1. Tỷ lệ thừa cân và béo phì
Kết quả nghiên cứu tại 07 trƣờng tiểu học huyện Cái Nƣớc, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ học sinh tiểu học TC- BP là 7,26%, trong đó tỷ lệ béo phì là 1,76%.
Khi tiến hành tham khảo với các nghiên cứu khác, chúng tôi nhận thấy có một số khác biệt do độ tuổi của trẻ em trong các nghiên cứu có khác nhau,
đôi khi do chƣa thống nhất trong cách phân loại giới hạn độ tuổi của trẻ em, trong tiêu chuẩn đánh giá TC- BP.
Một số nghiên cứu đã gộp chung khái niệm thừa cân và béo phì lại với nhau, một số nghiên cứu khác lại chỉ xác định tỷ lệ thừa cân mà không xác định tỷ lệ béo phì. Tuy nhiên, chúng tôi cũng tiến hành so sánh đƣợc để có một cái nhìn tổng thể, khách quan về một vấn đề dịch tễ TC- BP đang là thời sự hiện nay.
So sánh với các nghiên cứu trong nƣớc, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ TC- BP trong nghiên cứu này:
- Thấp hơn số liệu của Trƣơng Thanh (2009) tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là
9,9% [46] và số liệu của Lê Thị Hợp (2003) tại Đống Đa-Hà Nội là 9,9% [23].
- Tƣơng đƣơng với số liệu của Phạm Văn Dũng (2002) Tại Thành Phố Huế là 7,6%, Lê Thị Hải (2003) Tại Hà Nội 7,9% [9], [15].
- Cao hơn số liệu của Trần Thị Cẩm Tú (2007) thành Phố Huế 5,3%, Trần Thị Hồng Loan (2004) thành Phố Hồ Chí Minh 5,8% [37], [56].
Trong khi đó, riêng về tỷ lệ béo phì trong nghiên cứu của chúng tôi là
1,76% thấp hơn số liệu nghiên cứu của Trƣơng Thanh (2009) ở Bà Rịa Vũng
Tàu là 2.8% [46]; cao hơn số liệu nghiên cứu của Võ Thị Diệu Hiền (2007) thành phố Huế là 0,38% [18].
So sánh với một số nƣớc, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ béo phì trong nghiên cứu thấp hơn ở Australia nghiên cứu 2863 trẻ ở 12 trƣờng tiểu học có tỷ lệ Béo phì là 5,7%, thừa cân là 17%, cũng một nghiên cứu khác ở Australia nghiên cứu 1456 trẻ có tỷ lệ béo phì là 4,3% và thừa cân là 20%. Một nghiên cứu khác ở thành phố Merida VaneZuela trên 370 trẻ có tỷ lệ béo phì là 9,7% và thừa cân là 13,8%, nghiên cứu của Sarah Harvey là 9,7% [87], [94], [95].
Kết quả của chúng tôi thấp hơn kết quả của Trƣơng Thanh, Lê thị Hợp, điều này có thể giải thích: Có lẽ do hai tác giả đã nghiên cứu tại 2 thành phố là quận Đống Đa thành Phố Hà Nội và tại thành phố Vũng Tàu của tỉnh Bà
Rịa Vũng Tàu, có đời sống kinh tế cao. Nơi đây tiếp nhận phần lớn con em gia đình khá giả, ở gia đình các cháu đã đƣợc nuông chiều và chăm sóc chu đáo. Ngoài ra các cháu không phải tiêu hao năng lƣợng để đi bộ đến trƣờng mà do bố mẹ đƣa đón và các cháu còn đƣợc ăn bán trú tại trƣờng với khẩu phần ăn cao. Trong khi nghiên cứu của chúng tôi tại 07 trƣờng tiểu học của huyện Cái Nƣớc tỉnh Cà Mau, là một tỉnh vùng sâu vùng xa đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Điều này cũng phù hợp với nhiều tác giả nhận xét rằng TC- BP ở thành phố cao hơn nông thôn, nội thành cao hơn ngoại thành, trƣờng bán trú cao hơn trƣờng thƣờng [15], [27], [30], [34], [98].
Tuy tỉ lệ mắc bệnh có sự khác nhau, nhƣng có điểm chung là tăng nhanh trong những năm gần đây. Ở Mỹ thập niên 70 thế kỷ XX là 5- 6% và năm 2004 là 17,1%. Ở Malaysia, lứa tuổi lên 7 có 6,6% béo phì. Trong khi lứa tuổi lên 10 là 13%, ở Trung Quốc có khoảng 10% trẻ em béo phì ở tuổi học
đƣờng. Ở Việt Nam tỷ lệ này cũng khác nhau ở các vùng lãnh thổ và cũng
tăng dần từ năm 1995 đến nay [1], [14], [90].
4.2.2. Mối liên quan giữa giới tính và thừa cân/béo phì ở học sinh tiểu học
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ TC- BP ở nam (9,20%) cao so với nữ (5,13%) với p < 0,05).
Kết quả này tƣơng tự với các nghiên cứu của Trƣơng Thanh (2009) 12,9% đối với nam và 6,7% đối với nữ ở thành phố Vũng Tàu; Trần Thị Cẩm Tú (2007) 6,3% là nam; 4,1% là nữ, Phạm Văn Dũng (2002) 11,2% là nam; 3,4% là nữ thành phố Huế; [9], [46], [56].
Kết quả của chúng tôi khác với nghiên cứu ở thành phố Merida Vanezuela không có sự khác biệt giữa nhóm béo phì và không béo phì về giới tính [87].
Trong nhiều nghiên cứu trên thế giới có các kết quả trái ngƣợc nhau về tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ nam và trẻ nữ. Malaysia (trai 16,8% gái 8,0%), Trung quốc (Trai 11,2% Gái 4,0%). Ngƣợc lại ở Mỹ tỷ lệ thừa cân Nữ cao
hơn Nam (trai 5,0% và gái 10,8%) ở trẻ 4-5 tuổi. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy ở các nƣớc trong giai đoạn chuyển tiếp về dinh dƣỡng, tỷ lệ TC- BP thƣờng gặp ở tầng lớp kinh tế khá và tỷ lệ mắc ở nam cao hơn nữ trong khi những nƣớc đã phát triển thì tỷ lệ TC- BP hay gặp ở tầng lớp kinh tế thấp kém và nữ mắc nhiều hơn nam.
Về phƣơng diện tâm lý xã hội, Việt Nam vẫn còn chịu ảnh hƣởng phong kiến từ bao đời nay của xã hội phƣơng Đông. luôn có tƣ tƣởng "trọng nam khinh nữ:' “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, sinh con trai để nối dõi tông đƣờng vẫn còn phổ biến ở nƣớc ta cũng nhƣ nhiều nƣớc Á Đông. Nên con trai đƣợc cƣng chiều hơn con gái; do đời sống kinh tế của dân ta từ khó khăn đi lên, nên cái ăn vẫn còn đƣợc xem trọng, tất nhiên ông bà bố mẹ luôn dành ƣu tiên cho con trai. Ngƣời xƣa có câu “Nam thực nhƣ hổ, nữ thực nhƣ miu” Có một đứa con trai “mập mạp, bệ vệ ” trong một khía cạnh nào đó có thể là niềm tự hào của bố mẹ [8]. Vì vậy trẻ em thƣờng đƣợc nuông chiều, ngoài ra với quy mô gia đình chỉ có 2 con, nên trẻ đƣợc cho ăn uống tùy thích dễ đƣa đến TC/BP. Trong khi đó trẻ gái thƣờng đƣợc các bậc phụ huynh đặc biệt là bà mẹ lƣu ý giữ gìn về vóc dáng nhiều hơn, ăn kiêng khem nhiều hơn, thƣờng phụ cha mẹ làm việc nhà nhiều hơn nên TC- BP thấp hơn nam. Đối với các nƣớc Tây phƣơng, bình đẳng giới đƣợc coi trọng hơn, ít phân biệt nên không thấy sự khác biệt về TC- BP giữa hai giới.
Về mặt sinh học, ngƣời ta nhận thấy vai trò của Leptin trong suốt sự phát triển và tăng trƣởng của trẻ em. Ngƣời ta cũng nhận thấy có một sự phân hƣớng nồng độ Leptin tuần hoàn giữa trẻ trai và trẻ gái. Ở trẻ trai, nồng độ Leptin gia tăng sau đó giảm một cách đáng kể cho đến tuổi tiền dậy thì, ở trẻ gái chỉ có sự gia tăng nồng độ Leptin mà thôi. Điều này ít nhiều đã ảnh hƣởng đến nguy cơ về mặt sinh học dễ bị béo phì ở trẻ trai hơn ở trẻ gái.
4.2.3. Mối liên quan giữa lứa tuổi và thừa cân/béo phì ở học sinh tiểu học
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ TC- BP của học sinh tiểu học thấp dần theo tuổi, cao nhất ở nhóm 06 tuổi (19,38%), thấp nhất ở nhóm 9-10 tuổi (5,38 và 5,39).
Kết quả của chúng tôi khác với nghiên cứu của Trƣơng Thanh (2009) Thành phố Vũng Tàu, TC- BP tăng dần theo tuổi, cao nhất nhóm 10 tuổi (21,8%), thấp nhất nhóm 06 tuổi (5,5%) [46].
Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền (2002) tại Hải Phòng cho thấy tỉ lệ béo phì cao nhất ở nhóm 6,7 tuổi và giảm dần theo tuổi [17]; cũng nhƣ của Phạm Văn Dũng (2002) thành phố Huế tỷ lệ TC- BP cao nhất nhóm 06 tuổi (9,5%) và thấp nhất nhóm 08 tuổi (5,5%); Nguyễn Thị Thu Hiền (2002) thành phố Hải Phòng cũng cho kết quả tƣơng tự, tỷ lệ TC- BP cao ở nhóm 6-7 tuổi.
Về điểm này, chúng tôi thấy rằng tỷ lệ TC- BP trong nghiên cứu gặp nhiều ở tuổi 06 - 07 tuổi là do lứa tuổi này tƣơng ứng với thời gian tích lũy mỡ nhanh trở lại. Vì ngƣời ta cho rằng 4 giai đoạn quan trọng trong suốt thời kỳ thơ ấu có ảnh hƣởng tới sự phát triển của béo phì là: Giai đoạn bào thai, những năm đầu đời, giai đoạn tích mỡ nhanh trở lại thƣờng sảy ra vào lúc 5-6 tuổi, và giai đoạn dậy thì. Hơn nữa giai đoạn này là giai đoạn chuyển tiếp từ nhà trẻ mẫu giáo sang giai đoạn tiểu học, nên thƣờng đƣợc các bậc phụ huynh quan tâm chăm sóc, đây cũng là yếu tố để tỷ lệ TC- BP tăng lên.
Theo TCYTTG trẻ béo mức độ nặng hay bắt đầu béo ở tuổi càng lớn thì nguy cơ trở thành ngƣời béo lúc lớn càng cao, điều này giúp cho những ngƣời làm công tác chăm sóc dự phòng sức khoẻ trẻ em cần chú ý khi hƣớng dẫn thực hành cho các bà mẹ và những ngƣời nuôi dƣỡng trẻ.
4.2.4. Mức độ thừa cân béo phì
Trong nghiên cứu của chúng tôi, TC- BP chung là 7,26%, trong đó Thừa
chiếm đa số 60%, mức độ trung bình và nặng chiếm 40%. Điều này cũng phù hợp với một số nghiên cứu trƣớc đây:
Kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Dũng (2002) thành phố Huế có tỷ lệ béo phì mức độ nhẹ là 74,4%; Võ Thị Diệu Hiền tỷ lệ này là 60%; Trần Thị Phúc Nguyệt (2006) Nội thành Hà Nội là 63,1% [18], [44].
Kết quả của chúng tôi thấp hơn số liệu nghiên cứu ở thành phố Victoria- Australia là 5% (n=2863), của Paulj là 9,9% (n= 4298). Một nghiên cứu khác ở Merida Vanezuela 9,7% (n=3700). Sự khác biệt này là do các nghiên cứu đƣợc tiến hành ở những vùng miền và những quốc gia khác nhau. Riêng của chúng tôi nghiên cứu ở một huyện vùng sâu, vùng xa của Việt Nam [87], [88], [95].
Nhƣ vậy, với mức độ béo phì chiếm tỷ lệ không cao trong học sinh tiểu học tại 07 trƣờng của huyện Cái Nƣớc tỉnh Cà Mau, chứng tỏ tình hình béo phì ở huyện Cái Nƣớc đang ở mức khởi đầu của một vấn đề dịch tể TC-BP mới xuất hiện. Điều này cũng cho chúng ta thấy rằng nếu có biện pháp can thiệp sớm và đồng bộ về nhiều mặt ngay từ bây giờ thì có thể giải quyết vấn đề béo phì ở trẻ em với một chi phí thấp nhất mà lại đạt hiệu quả cao khi mà vấn đề chƣa trở nên quá nghiêm trọng.
4.2.5. Tình hình thể lực học sinh tiểu học
Phát triển thể lực của trẻ em Việt Nam luôn là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ từ 06- 10 tuối tăng dần theo tuổi ở cả hai giới.
Ở độ tuổi 6-7 tuổi cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ trai và trẻ gái là có sự khác biệt có nghĩa thống kê, BMI trẻ trai cao hơn trẻ gái.
Ở độ tuổi 8-9 tuổi cân năng và chiều cao trung bình của trẻ gái gần bằng với trẻ trai, BMI giữa hai giới có sự khác biệt nhƣng không có nghĩa thống kê. Điều này có thể đƣợc giải thích đây là giai đoạn tiền dậy thì của trẻ gái (trẻ gái dậy thì sớm hơn trẻ trai), nên cơ thể bắt đầu phát triển nhanh hơn trẻ trai.
Trong nghiên cứu của chúng tôi không thấy sự khác biệt nhiều về thể lực, của trẻ trong độ tuổi từ 06-10 tuổi.
Về thể lực của học sinh nhƣ trong nhận xét kết quả đã đề cập, ở độ tuổi 10 tuổi trẻ gái cao và nặng hơn trẻ trai. Điều này có thể đƣợc giải thích là ở độ tuổi này trẻ gái bắt đầu bƣớc vào tuổi dậy thì sớm hơn trẻ trai nên sự phát triển tăng tốc nhanh hơn. Đây cũng là cơ sở để giải thích phần nào tỷ lệ béo phì của học sinh tiểu học thấp hơn ở độ tuổi lớn là do sự phát triển tăng vọt về chiều cao trong giai đoạn này làm cho trẻ trở nên thon thả hơn.
Liên quan đến vấn đề thể lực của trẻ em, chúng ta đều biết rằng một trong, những mục tiêu quan trọng của chiến lƣợc quốc gia về dinh dƣỡng, các chiến lƣợc quốc gia về y tế là nhằm nâng cao thể lực và vóc dáng của ngƣời Việt Nam. Một điều dễ nhận thấy là trong các cuộc so tài về thể thao quốc tế mà bóng đá là một ví dụ, các cầu thủ của chúng ta thƣờng thấp bé nhỏ con hơn cầu thủ đội bạn và thƣờng bị tụt lại phía sau trong các cuộc tranh chấp tay đôi. Điều
này chúng ta hiện đang bị hạn chế rất nhiều về thể lực và cả vềvóc dáng.
Trong nghiên cứu của chủng tôi, mặc dầu mục tiêu chính không phải là khảo sát nghiên cứu về thể lực của học sinh, nhƣng khi tiến hành thu thập các chỉ số nhân trắc, chúng tôi nhận thấy lúc so sánh với quần thể tham khảo NCHS/WHO thì cân nặng và chiều cao của học sinh tiểu học trong nghiên cứu ở độ tuổi 6 và 7 tuổi không có sự cách biệt nhiều. Nhƣng đến độ tuổi 8, 9, 10 tuổi thì sự khác biệt này trở nên rất rõ nét. Nói cách khác lên đến độ tuổi 8, 9,10 tuổi thì sự phát triển thể lực của học sinh tiểu học trong nghiên cứu không còn bắt kịp với quần thể tham khảo NCHS/WHO nữa.
Điều này theo chúng tôi là một điểm lƣu ý rất quan trọng đối với các nhà hoặch định chiến lƣợc y tế nói chung và các thầy thuốc Nhi Khoa nói riêng trong việc chăm sóc thế hệ trẻ em Việt Nam, làm sao xây dựng đƣợc một chiến lƣợc dinh dƣỡng và chăm sóc y tế toàn diện, cải thiện khẩu phần ăn hợp lý để nâng cao thể lực góp phần cải tạo giống nòi của ngƣời Việt Nam.
4.2.7. Mối liên quan các yếu tố với BMI
Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các yếu tố: Cân nặng, chiều cao, CN/CC, vòng bụng, vòng cánh tay, nếp gấp cơ tam đầu, nếp gấp cơ bả vai đều có mối tƣơng quan thuận với chỉ số BMI. Trong đó yếu tố tƣơng quan chặt chẽ nhất là: CN/CC, cân nặng, vòng bụng, vòng cánh tay với hệ số tƣơng quan từ 0,72- 0,91 với (p< 0,05).
Kết quả này cũng phù hợp với những kết quả nghiên cứu trƣớc đây của Võ Thị Diệu Hiền (2007); Phạm Văn Dũng (2002) [9], [18].
Vòng bụng trung bình của trẻ trai là 53,42±6,4cm của trẻ gái là 50,8±5,1; vòng mông trung bình của trẻ trai là 62,55±5,73 của trẻ gái là 61,60±5,2. Tỷ lệ VB/VM của trẻ trai là 0,86 ±0,09 của trẻ gái là 0,82±0,03.
4.3. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG THỪA CÂN/BÉO PHÌ Ở HỌC SINH TIỂU HỌC
4.3.1. Liên quan giữa cân nặng lúc sinh và nuôi dƣỡng trẻ với TC/BP
Kết quả cho thấy những trẻ có cân nặng ≤ 2600 – 3200 gam. Sự khác biệt này không có nghĩa thống kê giữa nhóm TC/BP và nhóm chứng (p > 0,05).
Đối với những trẻ có cân nặng lúc sinh > 3200 – 3500 gam và đặc biệt những trẻ có cân nặng lúc sinh > 3500 có sự khác biệt có nghĩa thống kê giữa nhóm trẻ TC/BP và nhóm chứng (p< 0,05). Kết quả này cũng phù hợp nghiên cứu của Trƣơng Thanh (2009) thành phố Vũng Tàu, Trần Thị Cẩm Tú (2007) thành phố Huế. Một số nghiên cứu khác, nhƣ: Maffeis và cộng sự đã nghiên cứu ở Ý trên 1363 trẻ, nghiên cứu của Doyard và Baltakse cũng cho kết quả tƣơng tự [18], [46].
Thời gian bắt đầu ăn dặm của trẻ, không có sự khác biệt giữa 2 nhóm