Lịch sử hình thành

Một phần của tài liệu Nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em mồ côi sống trong trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 30 - 46)

11. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Lịch sử hình thành

Trung tâm Bảo Trợ Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đóng trên địa bàn thôn Lai Sơn - Phường Đồng Tâm – Thành phố Vĩnh Yên và chính thức được thành lập ngày 24/01/1997 theo quyết định số 96-QĐ- UBND của UBND tỉnh Vĩnh phúc. Cơ quan chủ quản trực tiếp là Sở lao động thương binh và xã hội Vĩnh Phúc. Là nơi tiếp nhận những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên phạm vi địa bàn của tỉnh. Các đối tượng trong Trung tâm luôn có sự thay đổi theo từng năm. Đến nay Trung tâm Bảo trợ đã thành lập được 16 năm có cơ cấu tổ chức ổn định, đầy đủ các phòng ban và các khu nhà dành riêng cho đối tượng.

2.1.2. Mục đích thành lập

Trung tâm Bảo Trợ xã hội là đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Sở lao động thương binh tỉnh Vĩnh Phúc có mục đích thành lập là tiếp nhận các đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, quản lý chăm sóc nuôi dưỡng tổ chức giáo dục phục hồi chức năng theo chính sách quy định hiện hành, tổ chức hướng nghiệp, hướng dẫn đối tượng tăng gia sản xuất, tạo điều kiện học nghề, tìm việc làm và giúp đối tượng tái hoà nhập xã hội.

Trung tâm Bảo trợ xã hội được phép đề nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xin giao nhận trẻ mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em ngoài giá thú đang nuôi trong hoặc nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Tại thời điểm hiện tại tổng số đối tượng đang được nuôi dưỡng là 146 người trong đó người già cô đơn không nơi nương tựa là 44 người, người tàn tật là 29 người, trẻ em mồ côi, trẻ em sơ sinh ngoài giá thú là 72 người, trẻ em nhiễm HIV là 01 cháu.

Như vậy mục đích chủ yếu khi thành lập trung tâm là tiếp nhận các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục hướng nghiệp dạy nghề…giúp đỡ đối tượng tái hoà nhập xã hội, phát huy mô hình tự quản, tinh thần tương thân tương ái làm cho đối tượng ngày càng gắn bó với trung tâm hơn.

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức a. Chức năng

Nuôi dưỡng các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: Trẻ mồ côi, người tàn tật, người thiểu năng trí tuệ, người nhiễm HIV, người già không nơi nương tựa. Tham vấn, tư vấn cho các đối tượng trong Trung tâm. Tổ chức cho đối tượng tăng gia sản xuất, xây dựng nơi ăn ở phù hợp với điều kiện sức khoẻ của từng người, giới thiệu tìm mái ấm gia đình mới cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đi làm con nuôi trong nước hoặc nước ngoài.

Ngoài ra, Trung tâm còn có chức năng là cầu nối, kết nối các nguồn hỗ trợ, trợ giúp cho trẻ em gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tiếp nhận các nguồn hỗ trợ từ cá nhân, nhóm hay cộng đồng để bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

b. Nhiệm vụ

Tổ chức, tiếp nhận, nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: Trẻ mồ côi, người tàn tật, người thiểu năng trí tuệ, người nhiễm HIV, người già không nơi nương tựa chủ yếu sinh sống trên địa bàn Vĩnh Phúc.

Trong quá trình sống tại trung tâm, các em được học văn hoá ở cấp học phổ thông phù hợp với lứa tuổi và trình độ. Trung tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi để học nghề theo khả năng, trình độ và nguyện vọng của mỗi em, hoặc các em được gửi đi các trung tâm dạy nghề khi có điều kiện. Trung tâm luôn phối hợp chặt chẽ với Nhà trường, thân nhân và các tổ chức xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục các em về mọi mặt khi ở trung tâm cho đến khi các em trưởng thành.

Nhiệm vụ cực kỳ quan trọng và then chốt của Trung tâm đó là giúp đỡ và tạo điều kiện để hòa nhập cộng đồng cho các em. Nhiệm vụ này được thực hiện thông qua những hoạt động hướng nghiệp và dạy nghề một cách phù hợp với nguyện vọng mong muốn của trẻ, bên cạnh đó có những sự tư vấn cần thiết để chỉ cho các em thấy và nắm bắt được những nhu cầu chung mà xã hội đang cần đến. Đây thực sự là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của Trung tâm.

c. Cơ cấu tổ chức

Mọi hoạt động của Trung tâm đều được duy trì bởi một cơ cấu tổ chức rất chặt chẽ. Mỗi một phòng lại có một chức năng riêng, nhiệm vụ riêng trong các phòng lại chia ra nhiều bộ phận phù hợp với từng đối tượng và nhiệm vụ chung của Trung tâm. Cơ cấu của Trung tâm được thể hiện rõ nhất qua sơ đồ sau:

2.1.4. Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất của Trung tâm bao gồm :

Phòng làm việc của ban giám đốc và các phòng chuyên môn có các thiết bị phục vụ cho công việc như: máy vi tính, bàn làm việc, tủ đựng hồ sơ, bàn tiếp khách…

Hội trường: Là nơi sinh hoạt tập thể và là nơi hội họp, tiếp khách. Với số lượng của các đối tượng trong Trung tâm nên bàn ghế trong hội trường phục vụ đầy đủ với những trang thiết bị như ánh sáng, loa đài…

Phòng chăm sóc sức khoẻ ( y tế ) là nơi khám chữa bệnh cho các đối tượng trong Trung tâm nên được trang bị các thiết bị y tế và thuốc chữa bệnh

Giám đốc P.Giám đốc 1 P.Giám đốc 2

Khu nhà dành riêng cho đối tượng gồm 2 tầng với 34 phòng: Tầng 1 chủ yếu dành cho đối tượng người già cô đơn không nơi nương tựa và thiểu năng trí tuệ. Tầng 2 dành cho trẻ em mồ côi và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khác. Tiếp là khu nhà dành cho trẻ em sơ sinh.

Trong trung tâm bảo trợ có sân chơi với đầy đủ các tiện nghi, có sân thể thao để các em tập luyện. Có khu nhà ăn dành cho cán bộ trung tâm và khu nhà ăn dành cho đối tượng. Ngoài ra Trung tâm còn có khu nhà dạy nghề, khu nhà dành cho trẻ sơ sinh, Khu tăng gia sản suất

2.1.5. Nội dung hoạt động của Trung tâm

a. Nền tảng triết lý của Trung tâm trong việc nuôi dưỡng các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Trong các học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định: Con người vừa là một thực thể tự nhiên vừa là một thực thể xã hội, con người vừa là sản phẩm của xã hội vừa là chủ thể của lịch sử. Là thực thể tự nhiên, con người có những nhu cầu vật chất và tinh thần và đòi hỏi được đáp ứng các nhu cầu đó. Là thực thể của xã hội, con người có các mối quan hệ xã hội.

Trong sự vận động, phát triển của cá nhân và xã hội, suy cho cùng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người và vì một xã hội tiến bộ và công bằng hơn. Tuy nhiên, trong thực tiễn phát triển, ở mỗi thời kỳ khác nhau, mỗi chế độ xã hội khác nhau vẫn luôn luôn tồn tại những cá nhân, gia đình, cộng đồng vì nhiều lý do khác nhau không được đáp ứng các nhu cầu cơ bản cần cho cuộc sống. Họ không được bảo đảm trên thực tế các quyền cơ bản của con người, tạo ra những bất bình đẳng trong xã hội.

Đối tượng phục vụ của TTBTXH nói chung và TTBTXH tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng là những con người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Muốn thực sự giúp đỡ họ, đáp ứng các quyền cơ bản của con người, thực hiện công bằng xã hội thì các TTBTXH cần xây dựng cho mình một nền tảng triết lý làm kim chỉ nam cho mọi hành động.

Nền tảng triết lý của trung tâm bảo trợ xã hội được hình thành dựa trên nguyên tắc tôn chỉ mục đích hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, vai trò và đạo đức nghề nghiệp của nhân viên xã hội trong trung tâm. Tìm hiểu tại TTBTXH tỉnh Vĩnh Phúc tác giả nhận thấy, tôn chỉ mục đích của Trung tâm là: “Chăm sóc, nuôi dưỡng, tổ chức

giáo dục và hướng nghiệp cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn sống trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Với trẻ em mồ côi tôn chỉ mục đích của Trung tâm là: Giáo dục tư tưởng đạo

đức cho các em, giúp các em có tư tưởng ổn định, tâm lý phát triển lành mạnh, có niềm tin vào bản thân mình. Giáo dục các em có nhận thức đúng các giá trị đạo đức, biết hành động theo lẻ phải, công bằng và nhân đạo, biết sống vì mọi người, vì gia đình, vì sự tiến bộ của xã hội và phồn vinh của đất nước”.

b. Các nội dung hoạt động của Trung tâm

* Công tác tiếp nhận, quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng

Công tác tiếp nhận đối tượng: Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của Trung tâm, thực hiện kế hoạch chỉ tiêu của Sở Lao động – thương binh và xã hội giao cho, tính đến nay trung tâm đã tiếp nhận trên 300 lượt đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào nuôi dưỡng tập trung.

Công tác quản lý đối tượng: Trung tâm áp dụng mô hình tự quản, khu vực ăn, ở, sinh hoạt hàng ngày của đối tượng được phân theo phòng, nhóm, cử người phụ trách, có sự hướng dẫn của cán bộ, nhân viên trong Trung tâm.

Công tác chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng: Về sức khoẻ của đối tượng được chăm sóc theo định kỳ và thường xuyên, ốm đau vượt quá khả năng của Trung tâm thì sẽ được chuyển lên các bệnh viện tuyến trên theo chế độ BHYT. Về nuôi dưỡng Trung tâm tổ chức bếp ăn tập thể, ngày ăn 3 bữa đảm bảo đúng chế độ và đủ chất dinh dưỡng, đối với những trẻ sơ sinh thì nuôi dưỡng 100 % bằng chế độ sữa.

* Công tác giáo dục văn hoá, hướng dẫn lao động tăng gia lao động sản xuất

Công tác giáo dục văn hoá: Các đối tượng ở độ tuổi và có khả năng học văn hoá đều được đến trường, Trung tâm phối hợp với các trưòng học đóng trên địa bàn,

tổ chức dạy học cho các cháu từ cấp I đến cấp III, đối với các em học cấp III được kèm học nghề

Công tác lao động, tăng gia sản xuất: Ngoài thời gian học ở trường Trung tâm còn tổ chức cho các đối tượng lao đông vệ sinh môi trường, giúp việc hành chính, nuôi gia cầm, gia súc, trồng rau xanh, chăm sóc giúp đỡ các cụ, em bé sơ sinh nấu ăn ..nhằm nâng cao ý thức tự giác xây dựng Trung tâm, cải thiện đời sống, nâng cao tinh thần đoàn kết yêu thương nhau.

* Công tác tổ chức vui chơi, giải trí

Sau giờ lao động, buổi chiều hàng ngày Trung tâm tổ chức cho các cháu tập thể dục thể thao, tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ chào mừng những ngày lễ tết trong năm, làm cho đối tượng vui vẻ tinh thần, yêu thương Trung tâm, quên đi mặc cảm.

* Công tác giúp đỡ đối tượng hoà nhập cộng đồng

Trung tâm không phải là nơi nuôi dưõng suốt đời, từ ý thức đó Trung tâm luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đối tượng hoà nhập cộng đồng bằng nhiều hình thức, tìm người đỡ đầu, tìm gia đình thay thế, giao trách nhiệm cho người thân gia đình có đối tượng, tư vấn việc làm, tạo điều kiện công tác tại Trung tâm hỗ trợ mỗi cháu 500.000 đ/ cháu làm vốn ban đầu

2.2. Khả năng hòa nhập cộng đồng của trẻ mồ côi hiện đang sống tại Trung tâm bảo trợ XH tỉnh VP hiện nay. tâm bảo trợ XH tỉnh VP hiện nay.

2.2.1. Trẻ em mồ côi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay

Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Vĩnh Phúc, trên toàn tỉnh có khoảng 9690 trẻ em mồ côi, trong đó có 1820 trẻ mồ côi cả cha và mẹ. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng mồ côi của trẻ như trẻ bị bỏ rơi, trẻ mất cha hoặc mẹ hoặc mất cả cha và mẹ do tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp, bệnh tật, thiên tai... Trẻ em mồ côi của Tỉnh hiện đang sống trong trung tâm bảo trợ xã hội hoặc sống cùng cha, mẹ hoặc gia đình thay thế. Xem xét trẻ mồ côi đang được nuôi dưỡng tại cộng đồng thì hiện nay có khoảng 54 trẻ thuộc diện đối tượng bảo trợ xã hội.

Một vấn đề nảy sinh là tại sao số trẻ mồ côi của Tỉnh khá nhiều nhưng lại chỉ có khoảng 54 trẻ mồ côi là đối tượng bảo trợ xã hội? Bởi vì: Hầu hết trẻ mồ côi chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là cha hoặc mẹ vẫn có đủ khả năng để chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ bình thường. Còn 54 trẻ mồ côi là đối tượng xã hội khi có đủ các tiêu chí theo các luật định, cụ thể: Theo Nghị định 13/2010/NĐ-CP ngày 17/2/2010 bổ sung sửa đổi cho Nghị định 67/2007 ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng xã hội: “Trẻ em mồ côi là trẻ em mồ côi cha và mẹ, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là cha hoặc mẹ mất tích theo quy định tại điều 78 của bộ Luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật”. Số lượng trẻ mồ côi thuộc đối tượng bảo trợ xă hội này luôn dao động qua các năm vì mỗi năm có thêm những trẻ mồ côi mới thuộc diện bảo trợ và có những trẻ mồ côi hết tuổi hỗ trợ.

2.2.2. Thực trạng hoà nhập cộng đồng của trẻ mồ côi hiện đang sống tại Trung tâm bảo trợ XH.( trên các khía cạnh: học tập, sinh hoạt giao tiếp ứng xử, vui chơi…)

2.2.3. Những nhân tố cơ bản gây nên tình trạng khó khăn trong quá trình hoà nhập cộng đồng của trẻ mồ côi sống trong Trung tâm

+ Nhận thức của trẻ (Tâm lý mặc cảm, tự ti về bản thân và gia đình, những hạn chế về trình độ học vấn ...)

Khi đi vào tìm hiểu khả năng hoà nhập cộng đồng của trẻ em mồ côi thì khả năng hoà nhập đó có thể là tốt nhưng cũng có thể là không tốt. Việc đi vào phân tích mức độ hoà nhập là nhằm phát hiện ra những cái tốt và không tốt đó. Nhưng nếu như chỉ dừng lại ở sự đánh giá cái tốt và không tốt thì không thể coi là công tác xã hội, mà là xã hội học. Công tác xã hội khác với xã hội học ở chỗ nó không chỉ

dừng lại phân tích thực trạng rồi đưa ra các dự báo, mà công tác xã hội đi sâu vào giải quyết vấn đề mà thân chủ đang gặp phải, giải quyết những khó khăn mà bản thân họ không tự mình giải quyết được. Mục đích cuối của công tác xã hội là làm thay đổi cuộc sống hiện tại của thân chủ, mang lại cho thân chủ một cuộc sông tốt đẹp và công bằng.

Với nhận thức như vậy, khi đi vào phân tích mức độ hoà nhập thì nhân viên công tác xã hội cần phải phát hiện ra những vấn đề nảy sinh, những khó khăn mà các em đang gặp phải để trên cơ sở đó nhân viên công tác xã hội sẽ đưa ra các giải pháp để giúp cho các em giải quyết được vấn đề đó và có điều kiện để các em được hoà nhập tốt hơn. Có thể nhận thấy trong quá trình hoà nhập nảy sinh một số vấn đề sau:

a. Tâm lý mặc cảm, tự ti về bản thân và gia đình.

Từ những nguyên nhân dẫn đến trẻ em mồ côi như các em là hậu quả của việc ly hôn giữa cha mẹ chúng hay là sự mất cha mẹ hoặc mất cha, mất mẹ, hoặc người còn lại không đủ nuôi sống bản thân và các em, hoặc một lý do nào đó mà các em không được chăm sóc sẽ phải đưa đến TTBTXH. Dù lý do nào đi chăng nữa thì những em này phần nào cũng bị ảnh hưởng bởi tâm lý tự ti, mặc cảm về bản thân và gia đình.

Qua thực tế tiếp xúc với các em thấy rằng đa phần các em đều không muốn

Một phần của tài liệu Nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em mồ côi sống trong trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 30 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w