KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của cốt liệu thô tạo khung đến sự phát triển biến dạng không hồi phục của bê tông nhựa nóng trong điều kiện Việt Nam (Trang 153 - 155)

- Tỉ lệ theo thể tích của

c. Chỉ tiêu biến dạng không hồi phục

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận

1. Kết luận

Bằng phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp thực nghiệm trong phòng, trên loại vật liệu được lựa chọn, với các thiết bị thí nghiệm hiện đại, số mẫu thử hợp lý, số liệu thí nghiệm được phân tích thống kê, luận án đã có một số đóng góp mang tính mới về mặt khoa học và thực tiễn

Các đóng góp về mặt khoa học

1) Đã đưa khái niệm “hàm lượng cốt liệu thơ tạo khung” vào nghiên cứu để tìm hiểu và khẳng định mối liên hệ giữa chỉ tiêu này của hỗn hợp cốt liệu với đặc tính biến dạng khơng hồi phục của hỗn hợp bê tông nhựa.

2) Đã nghiên cứu và ứng dụng phương pháp Bailey trong thiết kế cấp phối cốt liệu bê tông nhựa.

3) Đã nghiên cứu và áp dụng phương pháp phân tích ảnh sử dụng phần mềm IPAS- 2 để phân tích mặt cắt mẫu bê tơng nhựa, xác định các chỉ tiêu: chỉ số cấu trúc ISI, số tiếp xúc, chiều dài tiếp xúc.

4) Đã nghiên cứu để chứng minh mối liên hệ giữa các chỉ tiêu cấu trúc cốt liệu có được từ phân tích ảnh với hàm lượng cốt liệu thơ tạo khung và mối liên hệ giữa các chúng với đặc tính biến dạng khơng hồi phục của bê tơng nhựa.

Các đóng góp về mặt thực tiễn

1) Đã thực hiện chương trình nghiên cứu thực nghiệm với thí nghiệm hằn lún vệt bánh xe và thí nghiệm từ biến trên 10 hỗn hợp BTN 12,5mm có hàm lượng cốt liệu thô tạo khung (d≥2.36mm) khác nhau, và đã chứng minh được hàm lượng cốt liệu thơ tạo khung có ảnh hưởng đến khả năng chống biến dạng không hồi phục của bê tông nhựa.

2) Đã nghiên cứu thực nghiệm và chứng minh được hỗn hợp có thành phần cốt liệu được phối trộn theo phương pháp Bailey cho chiều sâu lún vệt bánh xe ở 20.000 lượt nhỏ nhất, độ cứng từ biến lớn nhất, biến dạng tổng, biến dạng không hồi phục và độ dốc từ biến nhỏ nhất.

3) Đã thiết lập các tương quan thực nghiệm các chỉ tiêu: chiều sâu lún vệt bánh xe, độ cứng từ biến, biến dạng tổng, biến dạng không phục hồi, độ dốc từ biến của các hỗn hợp BTN 12,5 với hàm lượng cốt liệu tạo khung (các công thức từ (3.1) đến (3.8)). Các tương quan này có dạng hàm số bậc hai với hệ số xác định cao

thể hiện tương quan chặt chẽ, cho thấy tồn tại một khoảng hàm lượng cốt liệu thô tạo khung cho khả năng kháng biến dạng không hồi phục tốt nhất. Với kết quả nghiên cứu bước đầu này, có thể thấy hàm lượng cốt liệu tạo khung (d≥2.36mm) của hỗn hợp BTNC 12,5mm cho khả năng kháng biến dạng không hồi phục tốt nhất nằm trong khoảng 65%  5 % (tức từ 60% đến 70%). Trong đó 65% là khoảng giá trị trung bình hàm lượng cốt liệu thơ d2.36 tạo cực trị của 3 khảo sát gồm thí nghiệm hằn lún vệt bánh xe, thí nghiệm từ biến và các chỉ tiêu phân tích cấu trúc;  5 % là khoảng sai số cho phép của hàm lượng d2.36 khi chế tạo BTN trong Quyết định 858.

4) Đã sử dụng phần mềm IPAS-2 phân tích ảnh mặt cắt hỗn hợp bê tông nhựa, xác định được các chỉ tiêu cấu trúc cốt liệu: chỉ số cấu trúc ISI, số tiếp xúc, chiều dài tiếp xúc của các loại hỗn hợp BTN 12,5. Đã nghiên cứu và thiết lập tương quan giữa các chỉ tiêu cấu trúc cốt liệu với các chỉ tiêu cơ học thể hiện khả năng chống biến dạng không hồi phục của các hỗn hợp BTN. Kết quả cho thấy mối quan hệ tuyến tính khá chặt chẽ giữa chúng. Khi chỉ số cấu trúc ISI, số tiếp xúc, chiều dài tiếp xúc tăng thì chiều sâu lún vệt bánh xe có xu hướng giảm, độ cứng từ biến có xu hướng tăng, biến dạng tổng và biến dạng khơng hồi phục có xu hướng giảm. 5) Đã xây dựng mối quan hệ thực nghiệm giữa các chỉ tiêu cấu trúc cốt liệu có được

từ phân tích ảnh với hàm lượng cốt liệu thô tạo khung (các công thức từ (4.2) đến (4.5)). Các tương quan có dạng hàm bậc 2 với hệ số xác định cao thể hiện tương quan chặt chẽ, cho thấy tồn tại một khoảng hàm lượng cốt liệu thô tạo khung cho các chỉ tiêu cấu trúc cốt liệu cao nhất. Với kết quả nghiên cứu bước đầu này, có thể thấy hàm lượng cốt liệu tạo khung (d≥2.36mm) của hỗn hợp BTNC 12,5mm cho các chỉ tiêu cấu trúc cốt liệu tốt nhất cũng nằm trong khoảng khoảng 65%  5 % (tức từ 60% đến 70%). Các kết quả từ nghiên cứu phân tích ảnh mặt cắt mẫu BTN sử dụng phần mềm IPAS-2 cịn cho khả năng có thể sử dụng phương pháp này và các chỉ tiêu cấu trúc trong việc đánh giá chất lượng hỗn hợp BTN.

6) Các kết quả nghiên cứu phân tích ảnh cho thấy hỗn hợp có thành phần cốt liệu thiết kế theo phương pháp Bailey có các chỉ tiêu cấu trúc cốt liệu cao nhất. Kết quả này khẳng định ưu điểm của phương pháp này trong việc thiết kế hỗn hợp có khung cốt liệu chịu lực tốt.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của cốt liệu thô tạo khung đến sự phát triển biến dạng không hồi phục của bê tông nhựa nóng trong điều kiện Việt Nam (Trang 153 - 155)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)