2.3. Trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự
2.3.6. Xử lý tài sản bán đấu giá không thành
Xử lý tài sản bán đấu giá không thành theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 có sự đổi mới rất lớn so với Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004. Nếu như Điều 48 Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 về
xử lý tài sản kê biên không bán được quy định: “Trong trường hợp tài sản
kê biên khơng bán được thì trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày bán đấu giá không thành, cơ quan thi hành án tổ chức định giá lại theo hướng giảm giá để tiếp tục bán đấu giá. Mỗi lần giảm giá không quá mười phần trăm giá đã định. Nếu sau hai lần giảm giá mà tài sản vẫn khơng bán được thì người được thi hành án có quyền nhận tài sản theo giá đã giảm để thi hành án. Nếu người được thi hành án khơng nhận thì Chấp hành viên trả lại tài sản đó cho người phải thi hành án và áp dụng biện pháp cưỡng chế khác”, thì Điều 104 Luật Thi hành án dân sự về xử lý
tài sản bán đấu giá không thành quy định như sau: “Trong thời hạn 10 ngày,
kể từ ngày bán đấu giá không thành mà đương sự khơng u cầu định giá lại thì Chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá. Mỗi lần giảm giá không quá mười phần trăm giá đã định. Trường hợp giá tài sản đã giảm thấp hơn chi phí cưỡng chế mà người được thi hành án không nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án thì tài sản được trả lại cho người phải thi hành án”.
Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này hiện nay khơng có điều khoản nào quy định “tài sản sau khi kê biên, bán đấu giá khơng có người mua, sau nhiều lần giảm giá tài sản vẫn không bán được, nếu người được thi hành án đồng ý nhận tài sản kê biên với giá đã giảm lần cuối cùng nhưng người phải thi hành án khơng đồng ý giao” thì giao cho người được thi hành án. Do vậy, trong trường hợp này chưa có có sở pháp lý để giao tài sản đó cho người được thi hành án.
Do đó, tài sản bán đấu giá khơng thành thì Chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá, khi đó người được thi hành án được tham gia mua đấu giá tài sản như những người khác. Nếu chỉ có người được thi hành án tham gia mua đấu giá tài sản, thì thực hiện việc bán đấu giá
tài sản trong trường hợp chỉ có một người tham gia đấu giá theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/03/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản: “Trong trường hợp đã hết thời hạn đăng ký tham gia đấu
giá tài sản mà chỉ có một người đăng ký mua tài sản bán đấu giá hoặc có nhiều người đăng ký tham gia đấu giá nhưng chỉ có một người tham gia cuộc bán đấu giá và trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm thì tài sản được bán cho người đó, nếu người có tài sản bán đấu giá đồng ý. Việc bán tài sản trong trường hợp này chỉ được tiến hành sau khi đã thực hiện đầy đủ việc niêm yết, thông báo cơng khai, trưng bày tài sản và khơng có khiếu nại liên quan đến trình tự, thủ tục cho đến khi quyết định bán tài sản”.
Trường hợp đương sự thoả thuận để người được thi hành án nhận tài sản đã kê biên để trừ vào số tiền được thi hành án thì căn cứ Điều 100 Luật Thi hành án dân sự, Chấp hành viên lập biên bản về việc thoả thuận. Trường hợp có nhiều người được thi hành án thì người nhận tài sản phải được sự đồng ý của những người được thi hành án khác và phải thanh toán lại cho những người được thi hành án khác số tiền tương ứng tỷ lệ giá trị mà họ được hưởng. Việc giao tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án được thực hiện trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có thoả thuận.
Nghị định 125/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự có quy định:
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày bán đấu giá không thành mà đương sự không yêu cầu định giá lại thì Chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá. Mỗi lần giảm giá không quá mười phần trăm giá đã định.
được thi hành án không nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án thì tài sản được trả lại cho người phải thi hành án.
Kết luận Chương 2
Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, chúng ta bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế, nhiều quan hệ kinh tế mới được ra đời và phát triển, trong đó có bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự. Trước nhu cầu điều chỉnh quan hệ xã hội mới phát sinh, đảm bảo trật tự pháp chế xã hội chủ nghĩa, những quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ bán đấu giá tài sản lần lượt được quy định trong BLDS, Pháp lệnh THADS, Luật THADS và Nghị định số 17/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
Tìm hiểu nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về bán đấu giá tài sản trong THADS cho thấy các quy định của pháp luật hiện hành về bán đấu giá tài sản trong THADS đã tương đối đầy đủ, cụ thể và thể hiện tương đối thống nhất các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình bán đấu giá tài sản THADS như các vấn đề về chủ thể bán đấu giá; nguyên tắc; đối tượng; trình tự thủ tục bán đấu giá (ký hợp đồng bán đấu giá tài sản đã kê biên; niêm yết, thông báo công khai và trưng bày tài sản bán đấu giá; đăng ký tham gia bán đấu giá; hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá v.v..).
Hình thức pháp luật về bán đấu giá tài sản thi hành án ngày càng hoàn thiện, đầy đủ với những quy định cụ thể, chặt chẽ hơn. Từ những quy định ban đầu trong các pháp lệnh THADS, sau này là Luật THADS, thì ngày nay các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản thi hành án ngày càng được hoàn thiện thể hiện trong các hướng dẫn trong Nghị định của Chính phủ và Thơng tư của Bộ Tư pháp. Ngay sau khi Nghị định số 17/2010/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 23/2010/TT-BTP ngày 06/12/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện Nghị định số 17/2010/NĐ-CP. Đồng thời, Bộ Tư pháp đã chủ động đề xuất, phối hợp với
Bộ Tài chính trong q trình xây dựng nội dung Thơng tư số 03/2012/TT- BTC ngày 05/01/2012 về hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đấu giá, phí tham gia đấu giá và lệ phí cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá tài sản và Thông tư số 48/2012/TT-BTC ngày 16/3/2012 hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm và chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất. Ủy ban nhân dân các địa phương cũng quan tâm chỉ đạo sâu sát đối với hoạt động bán đấu giá tài sản, ban hành Kế hoạch, Chỉ thị, Quy chế, Đề án nhằm triển khai, thực hiện Nghị định số 17/2010/NĐ-CP.
Với việc hoàn thiện các quy định pháp luật bán đấu giá tài sản thi hành án, tính chuyên nghiệp, công khai, minh bạch trong hoạt động này ngày một nâng lên, góp phần hạn chế những sai sót khơng đáng có và hạn chế thấp nhất những khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực THADS.
Chương 3
THỰC TIỄN BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ KIẾN NGHỊ