Nhận xét những đặc trưng của văn hóa dân tộc Cơtu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ của nguyễn hoàng phước tuyên (Trang 68 - 72)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Những nội dung cơ bản của văn hóa dân tộc Cơtu từ góc nhìn triết học

2.1.2.3. Nhận xét những đặc trưng của văn hóa dân tộc Cơtu

Trong mỗi một nền văn hóa dân tộc, bao giờ cũng bao hàm những triết lý về con người, về cuộc sống, xã hội và thế giới nói chung. Chúng thể hiện những suy tư, sự trải nghiệm và tri thức của con người về những mặt, những sự kiện, hiện tượng riêng lẽ trong đời sống. Văn hóa dân tộc Cơtu là điều kiện cần thiết và tất yếu cho sự tồn tại của người Cơtu về phương diện đời sống vật chất và đời sống tinh thần.

Văn hóa dân tộc Cơtu chứa đựng giá trị nhân văn, nhân đạo. Trong

nếp sống hằng ngày, người Cơtu bộc lộ tinh thần tương thân, tương trợ trong phạm vi làng và tuân thủ luật tục của làng, tinh thần đoàn kết trong cộng đồng và với các cộng đồng dân tộc khác.

Do sống ở vùng cao cách trở nên trong đời sống, đồng bào dân tộc Cơtu rất chú trọng đến yếu tố cộng đồng. Bởi đó là sức mạnh để họ chống chọi với thiên tai, địch họa và thú rừng. Họ dựa vào nhau để sống, để tìm kế sinh nhai, để tồn tại trước khắc nghiệt của mơi trường sống. Có thể nói, yếu tố cộng đồng đầy tính nhân văn, nhân bản ấy, đã ăn sâu vào tâm thức của người Cơtu để rồi dần hình thành phong tục ăn mừng lúa mới, cùng sinh hoạt lễ hội đâm trâu và cùng sum vầy ăn uống khi trong làng có người đi săn được thú rừng. Trong sự yên vắng, bình dị của mỗi làng, hễ cứ nghe tiếng chiêng, tiếng trống vang lên có lẽ là lúc dân làng đón nhận tin vui hay buồn (tùy theo mỗi điệu và nhịp trống) và mọi người đều phải bỏ dở việc làm để chạy về ngôi nhà chung.

Một nét đặc trưng rất thú vị của đồng bào Cơtu là sống trung thực, thẳng thắn, cơng bằng, kính trên nhường dưới (thể hiện ở sự tơn trọng già làng, người có uy tín trong cộng đồng hay kể cả việc chia sản phẩm làm ra cho đứa trẻ còn trong bụng mẹ). Trong hành vi và quan niệm của họ, những chuẩn mực được phân định tuyệt đối theo thái cực đối lập: tốt- xấu, đúng- sai, có- khơng... và những luật tục cũng khơng có tính chất dung hịa giữa hai thái

cực ấy. Đây cũng là triết lý của người Cơtu trong hành vi, lối ứng xử hằng ngày của mình.

Làng của người Cơtu là đơn vị tự quản truyền thống mang dáng dấp công xã nơng thơn với quan hệ họ hàng là chính. Chủ làng là trung tâm quy tụ dân làng với vai trò quyết định trong việc giải quyết các vấn đề của làng, từ các hoạt động sản xuất, quan hệ cộng đồng trong làng và quan hệ với cộng đồng làng bên ngoài, xử lý các hành vi sai phạm của thành viên trong làng... đến các vấn đề về tín ngưỡng. Những thành viên của làng rất tơn trọng luật tục, sinh hoạt theo nề nếp, sống đoàn kết, tương trợ, “tối lửa tắt đèn có nhau”. Đây là cơ sở để xây dựng cơ chế quản lý xã hội ở phạm vi làng- xã, phát huy tinh thần cộng đồng trong xã hội hiện đại.

Sự hiện diện của nhà làng chính là sự hiện diện một cách sinh động những nét văn hóa cộng đồng làng, người dân tiếp tục với cuộc sống chung vai, chung sức lo việc làng, giúp đỡ lẫn nhau trong đời sống. Theo tâm lý của người Cơtu, cộng đồng ln có tính đồn kết trong sản xuất, cùng làm, cùng hưởng cùng chia đều sản phẩm làm ra cho nhau, thậm chí là mong muốn người khác có điều kiện sống tốt hơn mình. Tâm lý này có nguồn gốc từ sự vận dụng sức mạnh tập thể của cộng đồng trong săn bắn, chống lại thú dữ và sự khắc nghiệt của tự nhiên. Cách thức chia đều sản phẩm lao động đã kìm hãm sự phát triển của cá nhân trong cộng đồng, nẩy sinh tính ỷ lại. Tuy nhiên, chính tinh thần tương trợ trong sản xuất, phát huy sức mạnh tập thể và tinh thần đoàn kết trong cuộc sống trước đây cũng như hiện nay đã hình thành cơ chế xã hội bền vững, gắn kết trong phạm vi từng làng xã và kìm hãm sự phân hóa giàu- nghèo.

Trong nếp sống hằng ngày của người Cơtu, mỗi gia đình là một đơn vị xã hội, sinh hoạt, gắn kết thành gia đình lớn- làng. Nhóm gắn kết này nằm trong phạm vi khu vực bằng phẳng, cách ly bởi con suối, các gia đình nhỏ

nằm gần nhau quần tụ quanh ngơi nhà chung. Chính mơ hình này hợp thành những nhóm cộng đồng làng bền vững, trải qua nhiều thế hệ.

Theo Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn: "Bản thân con người miền núi thật thà, kiên cường trong chiến đấu, chăm chỉ trong lao động, chung thủy, tuyệt đối trung thành với Đảng và Hồ Chủ tịch. Tuyệt đại đa số người dân, trong suốt trăm năm thuộc Pháp và ba mươi năm kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đã sống bất hợp pháp với địch, luôn chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng, khơng quản ngại hy sinh, gian khổ. Có thể thấy đó là những con người kiên cường, đã trụ vững ở miền núi, rất hiếm thấy trong cả nước, chưa biết ách đô hộ của thực dân. Ảnh hưởng của Đảng là tuyệt đối, của chủ nghĩa thực dân mới và cũ hầu như khơng có. Tình đồn kết Kinh- Thượng tộc đã bền rễ từ trước, qua trao đổi buôn bán, qua đấu tranh chống ngoại xâm, lại được xây dựng chặt chẽ qua công lao đầy hy sinh gian khổ của những chiến sỹ cộng sản kiên cường, của bộ đội, cán bộ, có người đã khuất, có người cịn lại, đã "ba cùng" trong những năm kháng chiến ác liệt [42, tr.37].

Văn hóa dân tộc Cơtu mang tính triết lý sâu sắc. Trong quan niệm của

người Cơtu, thế giới, vạn vật bắt đầu từ ngọn núi khởi nguyên- ngọn núi cao nhất mà theo truyền thuyết của họ, ngọn núi ấy đã trở thành nơi chở che cho loài người và vạn vật trong trận lụt lớn nhất. Mặt trời là nguồn sống, nuôi dưỡng vạn vật và con người. Mặt trời là trung tâm của vũ trụ. Theo quan niệm đó, làng của người Cơtu hình trịn hoặc hình bầu dục bố trí nhà làng (gươl) ở giữa sân. Sân làng có cột tế (X’nul) nằm ở chính giữa, là tâm của điệu múa mô phỏng sự vận động của mặt trời các hành tinh xung quanh. Theo ý kiến của tác giả Tạ Đức : "Cái vũ trụ đó tương ứng với ngọn núi khởi nguyên, với cây Vũ trụ- cây Mặt trời- cây Đời mọc lên ở trung tâm thế giới khi vũ trụ hình thành. Đó cũng là cột trụ trời, vật nối đất với trời, nối con người với thần linh, tóm lại là nơi hội tụ giao hịa giao hòa âm- dương vạn vật" [6,tr.49].

Trên cách thức và hoa văn trang trí của cây cột tế, người ta thấy biểu tượng chính là cây lúa nặng trĩu bơng và hình cối giã gạo lưng eo. Hình cây lúa nói lên lịng tơn thờ Mẹ lúa, loại lương thực chính của người Cơtu và hình chiếc cối gỗ lưng eo mô phỏng cơ thể và mang linh hồn người phụ nữ trong đời sống. Những quan niệm đó nói lên tư tưởng triết lý phồn thực của người Cơtu.

Văn hóa dân tộc Cơtu thể hiện phong phú về đời sống tâm linh. Thông thường, sinh hoạt tâm linh của người Cơtu là việc cúng tế, cầu nguyện trong các lễ hội. Người Cơtu tin rằng trong thế giới thần linh có hai thế lực đối lập nhau: thần tốt và thần xấu, cả hai đều chứng giám và can thiệp vào cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của mình. Các vị thần như người đại diện cho luật pháp và quyền uy tối cao, có thể trừng phạt bất cứ hành động sai trái của con người. Từ cách suy nghĩ đó, người Cơtu rất thành tâm, sống theo nguyên tắc, chuẩn mực nhất định của cộng đồng. Một niềm tin luôn hiện hữu trong nếp nghĩ của người Cơtu là các vị thần tốt luôn chở che họ, giúp đỡ họ trong suốt cuộc đấu tranh sinh tồn. Gắn bó với cuộc sống hằng ngày của người Cơtu có các vị thần núi, thần sơng, thần rẫy, thần làng... mỗi vị thần cai quản một lĩnh vực, việc khai thác các nguồn tài nguyên được xem như hành vi chừng mực, mang ý nghĩa đạo đức, khai thác đồng thời bảo vệ và tái tạo.

Mặc dù không thờ cúng tổ tiên nhưng trong quan niệm của người Cơtu, tổ tiên và linh hồn người thân của họ được ở tập trung trong ngôi mộ chung của gia đình, được phân chia tài sản và sinh hoạt như những người sống. Người Cơtu tin rằng, tổ tiên và những người đã khuất luôn giúp đỡ họ trong cuộc sống, vẫn hiện diện trong những bữa cơm gia đình và cùng tham gia sinh hoạt trong những lễ hội.

Trong đời sống tâm linh của người Cơtu, bếp lửa có vai trò quan trọng. Bếp lửa được đặt ở vị trí giữa nhà, chia sẻ nguồn sưởi ấm cho tất cả thành

viên trong gia đình qua mùa đơng giá rét hay xua tan bóng tối và nỗi sợ hãi trước những vị thần xấu. Bếp lửa được xem như vị thần trong ngôi nhà của họ, canh giữ ngôi nhà và bảo vệ sức khỏe của các thành viên trước các bệnh tật do thần xấu gây ra.

Rõ ràng rằng, người Cơtu đã nhận thức được con người là bộ phận của vũ trụ, có mối quan hệ với vũ trụ. Song, trước điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên, sự đe dọa của cái chết, người Cơtu xem con người chỉ có một vị trí khiêm tốn trong vũ trụ bao la. Và trước sự yếu đuối này, con người vẫn không ngừng vươn lên, cùng với những vị thần tốt, những người quá cố tiếp tục hành trình của cuộc đời và trong suốt hành trình ấy, bếp lửa và gươl là công lý cho cuộc đời họ.

Từ việc phân tích các khía cạnh văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của dân tộc Cơtu ta thấy nét đặc trưng của văn hóa dân tộc này. Mơi trường sinh hoạt làng, phạm vi cư trú chính là khơng gian văn hóa của dân tộc Cơtu. Ở đó, chủ thể văn hóa gắn kết, tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sống và sinh hoạt tập thể trong các lễ hội. Nét đặc trưng của văn hóa dân tộc Cơtu cũng thể hiện trong phong tục, tập quán, triết lý về cuộc sống và sự phong phú trong đời sống tâm linh. Những sinh hoạt hằng ngày, hoạt động giao tiếp, ứng xử của người Cơtu cũng chính là hành vi đạo đức được điều chỉnh bởi những luật tục. Kể cả trong sinh hoạt tinh thần, những tác phẩm nghệ thuật tốt lên tình u thiên nhiên, yêu cuộc sống và những ước vọng, hoài bảo rất nhân bản.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ của nguyễn hoàng phước tuyên (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w