Chức năng của văn hóa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ của nguyễn hoàng phước tuyên (Trang 31 - 34)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Cấu trúc, chức năng của văn hóa

1.2.2. Chức năng của văn hóa

Bên cạnh việc phản ánh năng lực sáng tạo của con người, văn hóa cịn biểu hiện thái độ của chủ thể trước hiện thực cuộc sống. Đó là khát vọng khám phá, chinh phục tự nhiên và khát vọng thẩm mỹ của chính con người. Sản phẩm của con người tạo ra- cái được gọi là văn hóa, sẽ tác động trở lại và định hướng cho chủ thể trong hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn. Từ tính chất đó, văn hóa có nhiều chức năng: nhận thức, cải tạo tự nhiên và xã hội; giáo dục; thẩm mỹ; điều tiết quan hệ xã hội; dự báo...

Chức năng nhận thức, cải tạo tự nhiên và xã hội

Hoạt động lao động sáng tạo của con người với tư cách là cái sản sinh ra tri thức giúp con người khám phá và làm chủ giới tự nhiên, xã hội và bản thân con người. Việc phát huy những tiềm năng sáng tạo của con người góp phần nâng cao nhận thức và hoạt động thực tiễn. Văn hóa với các hoạt động và sản phẩm của nó (bảo tàng, cơng trình kiến trúc, sinh hoạt văn hóa, tác phẩm nghệ

thuật...) là cách tác động trực tiếp vào con người trong lĩnh vực nhận thức, giúp con người xác định phương hướng hoạt động trong xã hội, tiến hành các hoạt động thực tiễn. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, văn hóa ra đời trong quá trình hoạt động thực tiễn của con người. Khi những tri thức, giá trị, chuẩn mực được khẳng định nó trở thành cơ sở lý luận, tư tưởng, tình cảm, ý chí của con người trong hoạt động nhận thức, cải tạo tự nhiên và xã hội. Như vậy, chức năng nhận thức, cải tạo tự nhiên và xã hội đã giúp con người nhận thức và hành động theo đúng quy luật của tự nhiên.

Chức năng giáo dục

Là chức năng bao trùm và quan trọng nhất của văn hóa. Thơng qua chức năng này, văn hóa định hướng cho con người hành động phù hợp với lý tưởng, đạo đức, chuẩn mực xã hội. Văn hóa góp phần định hướng việc hình thành nhân cách, phẩm chất của con người; giáo dục con người biết tôn trọng những giá trị, tự hào về truyền thống của dân tộc và tôn trọng những dân tộc khác. Văn hóa thắp sáng tình u cuộc sống trong trái tim và tâm hồn con người, gắn kết con người với cội nguồn dân tộc.

Với bản chất là những giá trị, những chuẩn mực xã hội tương đối ổn định, văn hóa có chức năng giáo dục con người, gây ảnh hưởng và xâm nhập vào mọi mặt của đời sống.

Chức năng thẩm mỹ

Là một trong những chức năng của văn hóa được C. Mác và Ph. Ăngghen khẳng định có tầm quan trọng đặc biệt đối với xã hội. Theo đó, trong hoạt động của mình, con người ln có nhu cầu “nhào nặn hiện thực theo quy luật của cái đẹp”. Chỉ có con người mới chủ động tác động vào giới tự nhiên và cải biến nó theo nhu cầu thẩm mỹ của mình.

Chính cái đẹp, cái hay của văn hóa đã làm con người thức tĩnh và hướng đến đẩy lùi cái bản năng, nẩy nở những cảm xúc thẩm mỹ. Chính sự

con người. Đồng thời tính thẩm mỹ của văn hóa đã giúp con người cảm thụ được cái đẹp trong tự nhiên, nhận diện được cái văn hóa và cái phản văn hóa trong đời sống xã hội, thúc đẩy vươn tới những giá trị, chuẩn mực của xã hội. Do đó, chức năng thẩm mỹ của văn hóa gắn liền với chức năng nhận thức và hướng tới chức năng giáo dục, tạo nên động lực cho hành động của con người trong quá trình sáng tạo và hướng đến chuẩn mực của xã hội.

Từ những chức năng và vai trị của văn hóa, Đảng ta xác định tầm quan trọng của văn hóa trong đời sống xã hội. Đặc biệt đối với cách mạng Việt Nam, văn hóa khơng chỉ là mặt trận có tác động trực tiếp đến các mặt trận khác (kinh tế, chính trị) mà cịn là nhân tố cho sự phát triển đất nước, góp phần đem đến thắng lợi trong cơng cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa và đổi mới đất nước. Do vậy, Đảng ta yêu cầu “đưa nhân tố văn hóa, tinh thần nhân văn thấm sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội” [3, tr.112].

Văn hóa là nhân sinh quan của con người, là thái độ và cách ứng xử của con người thông qua hoạt động xã hội. Với các chức năng giáo dục, thẩm mỹ, nhận thức và cải tạo thực tiễn, văn hóa có tầm quan trọng trong việc xây dựng con người và là động lực của tiến bộ xã hội. Trong chiến lược phát triển 10 năm (1991-2000) trên lĩnh vực văn hóa, tại Hội nghị lần thứ 7- Ban Chấp hành TW Đảng khóa VI đã vạch ra phương hướng là:

1. Nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, xây dựng nền văn hóa mới, lối sống mới, con người mới, bắt đầu từ mỗi gia đình.

2. Chọn lọc, giữ gìn và nâng cao tinh hoa văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và từng dân tộc; bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc; tiếp thu những giá trị văn hóa, khoa học của nhân loại; dùng nhiều hình thức sinh động giáo dục lý tưởng, trau dồi đạo đức, bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn và thẩm mỹ, nâng cao trình độ hiểu biết và hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật của nhân dân...

3. Khuyến khích tự do sáng tạo văn hóa, vun đắp các tài năng. Giữ gìn và nâng cao các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống, bảo vệ và tơn tạo các di tích văn hóa, lịch sử [4, tr. 82-83].

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ của nguyễn hoàng phước tuyên (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w