Định hướng thực hiện phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là

Một phần của tài liệu Báo cáo về tình hình phát triển kinh tế (Trang 58 - 69)

nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.

Việt Nam đang bước vào q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, tất yếu đang từng bước tiến tới chiếm lĩnh những thành tựu khoa học cơng nghệ tiên tiến, nên địi hỏi một lực lượng đơng đảo nhân lực có trình độ cao, có khả năng làm việc trong môi trường công nghệ và cạnh tranh. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, có trình độ chun mơn cao và nhất là có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng của cơng nghệ sản xuất, là yếu tố then chốt bảo đảm nền kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại, bền vững. Đội ngũ trí thức chất lượng cao (về cả tâm lẫn tài) sẽ là đội ngũ tiên phong, chèo lái con thuyền vượt qua sóng gió để đưa đất nước đi lên, hội nhập thành công. Ngày 24/ 7/ 2011, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định phê duyệt quy hoạch nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2020. Theo đó, trong 11

năm tới, Việt Nam có khoảng 30,5 triệu lao động qua đào tạo. Dự kiến đến năm 2020, cả nước có 573 trường đại học, trường cao đẳng. Mục tiêu là tăng nhanh tỷ lệ nhân lực qua đào tạo trong nền kinh tế lên mức 70% năm 2020.

Để thực hiện nhiệm vụ trên, nguồn nhân lực chất lượng cao của nước ta trong những năm tới sẽ có những định hướng sau:

Thứ nhất, xây dựng và đổi mới toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn

hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, đổi mới cơ chế tài chính, thực hiện kiểm định cất lượng giáo dục, đào tạo. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Thứ hai, xác định nhân lực khoa học công nghệ là nhân tố quyết định đối với

phát triển khoa học và công nghệ. Ưu tiên nguồn lực quốc gia, tạo động lực để phát triển khoa học và công nghệ

Thứ ba, thu hút, sử dụng và quản lý hiệu quả nguồn nhân lực, đặc biệt là

nguồn nhân lực chất lượng cao. Huy động các nguồn lực của tồn xã hội, trong đó đặc biệt là vai trị tham gia tích cực của các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

Thứ tư, mở rộng hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo phải trên cơ sở giữ

gìn và phát huy bản sắc dân tộc, giữ vững độc lập, chủ quyền, định hướng xã hội chủ nghĩa. Khuyến khích các cơ sở giáo dục, đào tạo trong nước hợp tác với các đối tác nước ngoài trong đào tạo nhân lực và nghiên cứu khoa học, chuyển giao cơng nghệ, nâng cao trình độ chun mơn của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo.

2.1.3. Giải pháp.

Để thực hiện đưa nhân lực Việt Nam trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển bền vững đất nước, hội nhập quốc tế và xã hội ổn định, nâng cao trình độ năng lực cạnh tranh của nhân lực nước ta lên mức tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực thì cần có những giải pháp để thực hiện khâu đột phá chiến lược về xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thứ nhất, đẩy nhanh hơn nữa cơng cuộc đổi mới căn bản và tồn diện giáo

dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Giáo dục và đào tạo là nguyên tắc sống cịn của đất nước có chức năng “tạo ra và nhân lên vốn tri thức”, một nền giáo dục tốt sẽ là mồi trường ni dưỡng những con người “vừa hồng chun” có trình độ chun mơn kỷ thuật cao, có đủ khả năng và bản lĩnh để chiếm lĩnh tri thức mới, có khả năng thích nghi với sự gia tăng nhanh chóng của khối lượng tri thức tồn cầu. Đó sẽ là những lực lượng lao động hội tụ những phẩm chất của lực lượng lao động hiện đại, là chủ thể của quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, thực tiễn đã cho ta thấy rằng nền giáo dục Việt Nam cịn có nhiều bất cập, yếu kém cùng với nhiều tiêu cực như nạn văn bằng, bệnh thành tích… đã ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn nhân lực.

Đại hội XI của Đảng xác định:

Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hố và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi

trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội [14, tr.130 - 131].

Trước hết, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học theo định hướng “coi

trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh” ở tất cả các cấp. Lối giáo dục theo kiểu nhồi nhét kiến thức, nặng về dạy chữ, ít chú ý rèn luyện phương pháp tư duy phổ biến trong nhà trường đã làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, đào tạo. Vì vậy, cần phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực chủ động, thúc đẩy sự phát triển của trí tuệ và khơi dậy tiềm năng sáng tạo của người học, giúp người học hình thành năng lực và phương pháp tư duy khoa học, đồng thời chú trọng đến kỹ năng thực hành và đào tạo tay nghề cho người học. Hiện nay, hiệu quả của giáo dục - đào tạo khơng chỉ tính bằng lượng kiến thức tiếp thu mà tính bằng khả năng tuy duy sáng tạo và lĩnh hội được những kiến thức để biến thành những kỹ năng nhạy bén trong lĩnh vực khoa học, công nghệ đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. Việc thay đổi phương pháp dạy và học là một cơng việc to lớn, khó khăn, phức tạp, tác động đến tất cả các khâu từ nội dung, chương trình, sách giáo khoa, trình độ đào tạo, thi cử, đến đánh giá, kiểm định chất lượng. Đây là công việc liên quan tới tất cả các bộ phận cấu thành của giáo dục nên cần có sự đổi mới đồng bộ từ nội dung đến phương pháp để đạt được mục đích đổi mới căn bản và tồn diện giáo dục, đào tạo.

Thứ hai, kiện toàn, xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục

đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng. “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020” số 711/QĐ - TTg ngày 13/6/2012 nêu rõ, chuẩn hóa trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và đánh giá nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong và tư cách của đội ngũ nhà giáo để làm gương cho học sinh, sinh viên. Đào tạo lại đội ngũ nhà giáo để đến năm

2020, 100% giáo viên mầm non và phổ thơng đạt chuẩn trình độ đào tạo, 100% giảng viên đại học và cao đẳng sử dụng thành thạo một ngoại ngữ.

Giáo viên - người thầy đóng vai trị quyết định đối với thành bại của sự nghiệp giáo dục, đào tạo ở mọi thời đại. Mặc dù, Đảng và Nhà nước đã cải tiến rất nhiều chế độ chính sách cho giáo viên, nhưng các chính sách, chế độ hiện hành đối với giáo viên vẫn còn nhiều bất cập, dẫn đến hệ quả là nhiều giáo viên khơng thể tồn tâm, tồn ý cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo, sự nghiệp trồng người của đất nước được. Vì vậy, cần nhanh chóng khắc phục các yếu kém trong bố trí, sắp xếp và sử dụng để sớm xây dựng được đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và bảo đảm các yêu cầu về phẩm chất, đạo đức, năng lực chuyên môn phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục. Mặt khác, phải có chế độ chính sách, đặc biệt là chính sách về lương, thưởng, thăng tiến, phát triển chuyên môn, đánh giá đãi ngộ phù hợp để tạo động lực và hiệu quả làm việc của đội ngũ giáo viên.

Thứ ba, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, nguồn nhân lực chất lượng

cao chủ yếu được đào tạo trong hệ thống giáo dục đại học, nên phải tổ chức lại mạng lưới và cơ cấu đại học theo hướng đảm bảo nguồn nhân lực cho quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước góp phần xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội của nước ta. Tập trung “đổi mới hệ thống giáo dục đại học và sau đại học, gắn đào tạo và sử dụng trực tiếp phục vụ chuyển đổi cơ cấu lao động, phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là các chuyên gia đầu nghành” [13, tr.96]. Trong điều kiện phát triển ngày càng cao của xã hội, cần phải hiện đại hóa các cơ sở giảng dạy của các trường, trang thiết bị phục vụ dạy và học. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn về đại học, cao đẳng quốc gia thống nhất, tương thích với quy định quốc tế và đạt chuẩn tương đương với trình độ các nước có nền giáo dục phát triển

Đa dạng hóa các loại hình trường lớp, cơng lập, bán công, dạy nghề, tư thục, tại chức, cự tuyển, từ xa nhằm tạo ra một đội ngũ lao động hùng mạnh

tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội đồng bộ trên tất cả các vùng miền của đất nước. Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư ngân sách cho giáo dục, đào tạo, điều chỉnh cơ cấu phân bổ theo hướng không dàn trải và dành ưu tiên cho đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng khó khăn.

Con người Việt Nam hiện nay ngồi lao động giỏi, trình độ cao..., cịn phải coi trọng rèn luyện phẩm chất đạo đức, sống có nghĩa tình, có văn hóa, có lý tưởng. Đó là những giá trị truyền thống của dân tộc và cần phải được tiếp tục phát huy, nhất là đối với thế hệ trẻ Việt Nam, bởi vì tương lai của đất nước đặt lên vai thế hệ trẻ. Xây dựng một con người vừa có “đức” lẫn “tài” trong bối cảnh hiện nay là một việc làm rất khó thực hiện, con người lấy “đức” làm chuẩn mực của cuộc sống và cũng là mục đích mà con người cần xây dựng. Tại Đại hội XI, Đảng ta đã nêu: “Xây dựng con người Việt Nam giàu lịng u nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm cơng dân, có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi, sống có văn hóa, nghĩa tình, có tinh thần quốc tế chân chính” [14, tr.76 - 77].

Cần phải xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm bảo đảm chất lượng và hiệu quả cả về dạy chữ, dạy nghề, dạy người. Ngăn chặn và chống lại sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội, hiện tượng tiêu cực vào nhà trường. Kết hợp môi trường nuôi dưỡng của gia đình cùng với sự rèn luyện của Nhà trường nhằm đào tạo những con người mới xã hội chủ nghĩa, vừa hồng vừa chuyên.

Như vậy, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo đóng một vai trị

quan trọng trong việc vận động và phát triển của đất nước, là một trong những nhân tố cơ bản quyết định tương lai của dân tộc, là chìa khố để mở ra tiềm năng cho sự phát triển bền vững của đất nước. Phát triển giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một giải pháp chiến lược để xây dựng và phát triển đất nước trong nền kinh tế tri thức hiện nay.

Thứ hai, thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao

động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu của xã hội. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự gắn kết với việc phát triển và

ứng dụng khoa học và cơng nghệ, chuyển tiềm năng trí tuệ thành những cơng trình sáng tạo, sản xuất vật chất, của cải dồi dào, xã hội giàu có, văn minh.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI nêu rõ:

Phát triển mạnh khoa học và công nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố, phát triển kinh tế tri thức góp phần tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước, nâng tỷ lệ đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp vào tăng trưởng. Thực hiện đồng bộ ba nhiệm vụ chủ yếu: nâng cao năng lực khoa học, công nghệ, đổi mới cơ chế quản lý, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng [3, tr.142].

Ðể khai thác tốt tài nguyên con người thì cần phải quan tâm phát triển nguồn nhân lực khoa học cơng nghệ chất lượng cao. Chính nguồn nhân lực này sẽ là cái bảo đảm cho chúng ta không chỉ tiếp thu, làm chủ, mà còn vận dụng và phát triển được tri thức khoa học và các công nghệ cao, công nghệ mũi nhọn. Nếu thiếu đội ngũ này, cho dù đất nước có mở cửa, các cơng ty nước ngồi có thật sự mang cơng nghệ tiên tiến vào thì chúng ta vẫn khơng thể làm chủ, nội địa hóa và phát triển được những công nghệ ấy. Kết quả là chúng ta tiếp tục lệ thuộc họ cả về công nghệ và vốn. Ðây là một nguy cơ lớn, đe dọa chiến lược đi tắt đón đầu. Vì vậy, cần tạo cơ chế sao cho các doanh nghiệp phải tìm đến và dựa vào các trường đại học, viện nghiên cứu để có thể phát triển các cơng nghệ mới, nâng cao sức cạnh tranh. Ðồng thời, có cơ chế để buộc các trường đại học, viện nghiên cứu trực tiếp tham gia phát triển kinh tế - xã hội.

Nhà trường với tư cách là nơi cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho nền kinh tế - xã hội nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Tất nhiên, đó phải là những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu sử dụng của xã hội. Trong khi đó về phía các doanh nghiệp Việt Nam lại đang đứng trước nhiều thách thức, giữa nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doạnh, đổi mới công nghệ nhưng lại khan hiếm

đội ngũ lao động có học vấn và có tay nghề - nhân tố quyết định sự thành bại trong quá trình cạnh tranh trên thương trường, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Mặc dù, trong thị trường lao động ở nước ta hiện nay không thiếu những người có đầy đủ bằng cấp, chứng chỉ hành nghề đang khao khát được có việc làm. Nhưng để tuyển dụng được số lao động đáp ứng đúng yêu cầu chuyên môn của doanh nghiệp thì lại khơng nhiều, mà nếu có tuyển dụng được thì phần lớn trong số đó phải được doanh nghiệp đào tạo lại mới có thể sử dụng được. Vì vậy, cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa Nhà trường với các doanh nghiệp nghiệp trong việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xác định, khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực then chốt phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, tạo bước chuyển biến về chất trong đóng góp của khoa học và cơng nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo

Một phần của tài liệu Báo cáo về tình hình phát triển kinh tế (Trang 58 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w