Khái niệm về khoa học, công nghệ

Một phần của tài liệu Báo cáo về tình hình phát triển kinh tế (Trang 30 - 33)

Khoa học là một khái niệm thể hiện ở nhiều nội dung khác nhau: khoa học là một hình thái ý thức xã hội, là một cơng cụ nhận thức; khoa học là q trình hoạt động của con người để có được hệ thống tri thức về thế giới với chức năng làm cho con người nắm được những quy luật của hiện thực khách quan, ngày càng làm chủ được những điều kiện sinh hoạt tự nhiên và xã hội…, tuy nhiên, định nghĩa cho rằng khoa học là một hệ thống chỉnh thể các tri thức của tiến trình lịch sử xã hội được coi là định nghĩa đầy đủ nhất dưới góc độ lịch sử phát triển của khoa học.

Công nghệ luôn được hiểu theo một nghĩa rộng là sự ứng dụng các tri thức khoa học vào giải quyết một nhiệm vụ thực tiễn. Như vậy, công nghệ là một sản phẩm do con người tạo ra làm công cụ để sản xuất ra của cải vật chất.

Ngày nay, công nghệ thường được coi là sự kết hợp giữa phần cứng và phần mềm. Phần cứng thể hiện kỹ thuật của phương pháp sản xuất nó gồm các phương tiện sản xuất và máy móc thiết bị. Phần mềm bao gồm ba thành phần: thứ nhất, là thành phần con người với những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, tay nghề, thói quen... trong lao động; thứ hai là thành phần thơng tin gồm các bí quyết, quy trình, phương pháp, dữ liệu, bản thiết kế... và thành phần cuối cùng là thành phần tổ chức thể hiện trong việc bố trí sắp xếp, điều phối và quản lý.

Trong bốn bộ phận cấu thành cơ bản của cơng nghệ thì con người đóng vai trị chủ đạo trong q trình vận hành và phân bổ công nghệ, nhờ vậy mà chúng ta sử dụng tốt hơn các nguồn lực công nghệ. Con người là ngọn nguồn của mọi sáng tạo, bằng tri thức, kinh nghiệm con người có thể sáng tạo và sử dụng có hiệu quả những thành tựu của khoa học và cơng nghệ. Trí tuệ của con người ngày càng phát triển và có tác động mạnh mẽ nhất đối với sự tiến bộ và phát triển của xã hội. Trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ thì đầu tư vào con người, cũng như đầu tư vào giáo dục sẽ mang lại nguồn lợi lớn nhất. Đại hội XI của Đảng xác định: “Phát triển nhanh nguồn

nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ” [27, tr.95].

Kỹ thuật và công nghệ là kết quả sự vận dụng những hiểu biết, tri thức khoa học của con người để sáng tạo, cải biến các công cụ, phương tiện phục vụ cho hoạt động sản xuất và các hoạt động khác của xã hội. Ở đây, chúng ta cần phân biệt “công nghệ” và “kỹ thuật”. Kỹ thuật là tổng hợp các tư liệu vật chất như công cụ lao động, năng lượng, vật liệu do con người sáng tạo ra và sử dụng trong quá trình lao động để cải tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Với ý nghĩa đó thì kỹ thuật chủ yếu là phần cứng, cịn cơng nghệ được coi là sự năng động trong nhận thức của con người để cải tiến quy trình sản xuất, đặc biệt là chuyển giao khoa học, cơng nghệ vào quy trình sản xuất.

Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì dứt khốt phải gắn liền với kỹ thuật và công nghệ. Song như thế chưa đủ, khoa học còn phải được người lao động tiếp thu vận dụng để nâng cao kỹ năng, kỹ xảo lao động, phát triển tư duy tinh tế nhanh nhạy, trau dồi đạo đức, lối sống, mới có thể trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và mạnh mẽ. Ph.Ăngghen viết: “Kỹ thuật phụ thuộc mạnh mẽ vào tình trạng khoa học, khoa học phụ thuộc vào đòi hỏi của kỹ thuật lại cịn mạnh hơn. Nếu xã hội có u cầu về kỹ thuật thì nó sẽ giúp cho khoa học tiến lên phía trước hơn mười trường đại học” [39, tr.788].

Người lao động là chủ thể sử dụng các phương tiện kỹ thuật. Do đó họ khơng thể sử dụng được các phương tiện hiện đại để lao động tốt nếu có trình độ học vấn thấp khơng được đào tạo một cách khoa học. Người lao động cần được trang bị kỹ năng lao động, sự hiểu biết về trình độ khoa học công nghệ, đây là kiện kiện thiết yếu nhằm đáp ứng địi hỏi của sự phát triển khoa học và cơng nghệ. Tại đại hội XI, Đảng ta lại khẳng định nhân tố con người là một trong năm quan điểm phát triển: “Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát

triển” [3, tr.73], đồng thời cũng là 1 trong 12 định hướng phát triển kinh tế - xã hội: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo” [3, tr.90]. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các nghành, của tồn xã hội. Bởi lẽ con người được coi là yếu tố quyết định đến sự phát triển của mỗi quốc gia.

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã tạo điều kiện tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực xã hội. Cho phép chi phối tương đối các phương tiện sản xuất để cùng tạo ra cùng một khối lượng hàng hoá tiêu dùng. Kết quả là kéo theo sự thay đổi cơ cấu của nền sản xuất xã hội, làm thay đổi tận gốc lực lượng sản xuất mà khoa học công nghệ là yếu tố hàng đầu. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã tác động sâu sắc mọi lĩnh vực của đời sống xã hội loài người, đưa con người tiến vào thời đại mới - thời đại của nền kinh tế tri thức.

Một phần của tài liệu Báo cáo về tình hình phát triển kinh tế (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w