.Nghiên cứu thị trường

Một phần của tài liệu kth[2009] 4053564 chau huynh le (www.kinhtehoc.net) (Trang 82 - 85)

Hiện nay trên thị trường đã có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản xuất khẩu, nên công ty bị cạnh tranh rất gay gắt. Một hướng đi mới để cơng ty có thể nâng cao lợi nhuận và tăng số lượng thuỷ sản xuất khẩu là đầu tư nghiên cứu thị trường. Đây là một biện pháp hữu hiệu nhất để tìm kiếm thị trường mới, những thị trường tiềm năng, phát hiện ra những nhóm khách hàng mục tiêu mới. Có thể chi phí cho cơng việc này lúc đầu bỏ ra là rất cao, nhưng đổi lại khi sản phẩm của công ty đã xâm nhập được vào thị trường mới trước các doanh nghiệp khác thì có thể sản phẩm của công ty được độc quyền ở thị trường trên, và thương hiệu của công ty sẽ lớn mạnh nhất tại thị trường này. Với những ưu điểm trên thì tương lai lợi nhuận thu được của cơng ty là rất cao. Có hai hướng để cơng ty để cơng ty đầu tư nghiên cứu thị trường:

- Nghiên cứu thị trường để tìm các thị trường mới, nơi mà mặt hàng thuỷ sản chưa được biết đến rộng rãi.

- Nghiên cứu thị trường để tìm hiểu về các phong tục, tập quán và khẩu vị ăn uống về cách thức ăn được chế biến từ cá của người dân ở các vùng khác nhau.

Cơng ty có thể thuê những nhân viên về marketing có kinh nghiệm lâu năm trong việc nghiên cứu thị trường để thực hiện nhiệm vụ này.

Bên cạnh việc tìm kiếm thị trường mới và sản phẩm mới thì cơng ty cũng nên tìm hiểu thêm để nắm vững được các thị trường cũ của mình để tăng thêm thị phần trên thị trường đó. Cơng ty nên nghiên cứu những một số vấn đề sau:

- Dung lượng các thị trường mà cơng ty đang có, tập quán và thị hiếu của người tiêu dùng về mặt hàng mà công ty đang kinh doanh.

- Các kênh phân phối và tiêu thụ mặt hàng này như thế nào, tình hình cung cầu về hàng hố mà mình đang kinh doanh. Cải tiến các kênh phân phối sản phẩm của công ty, ngày càng đa dạng hố các kênh phân phối để sản phẩm có thể tìm thêm được khách hàng.

- Chiều hướng giá cả đang lên hay đang xuống, có những biến động gì lớn về giá cả hay khơng và nguyên nhân của sự biến động đó là do đâu.

Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương Đông

- Phải đoán trước nhu cầu tương lai của thị trường, về hành vi tiêu dùng của người dân trong tương lai để công ty có thể chuẩn bị trước để đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng.

5.2 MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA

So với người nước ngồi thì người Việt Nam không sử dụng những sản phẩm thủy sản chế biến, do đó thị trường nội địa rất là hạn chế đối với mặt hàng này. Tuy nhiên, khi nước ngồi mua các sản phẩm thơ sau đó về chế biến lại thì sản phẩm rất đa dạng và lại được nhập khẩu trở lại Việt Nam được người dân rất ưa thích. Đây là một vấn đề của hầu hết các ngành chế biến thực phẩm không riêng đối với mặt hàng thủy sản. Do đó khơng phải thị trường nội địa khơng có sức mua mà chỉ tại các doanh nghiệp nước ta chưa khai thác được tiềm năng của thị trường này, chưa đầu tư vào đúng hướng của thị trường.

Nếu cung cấp sản phẩm trong thị trường nội địa công ty sẽ không phải tốn chi phí cho việc nghiên cứu thị trường. Bởi vì, về vấn đề văn hóa và phong tục ăn uống thì chúng ta đã nắm rất rõ. Có thể nói sản xuất sản phẩm cho thị trường nội địa sẽ dễ hơn so với sản xuất để xuất khẩu ra nước ngoài. Người dân Việt Nam rất xem trọng giá cả, do đó để bán được trong thị trường này thì giá cả phải thật sự cạnh tranh. Đối với người dân Việt Nam thì vấn đề về các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm sẽ không được khách hàng chú trọng đến, mà họ sẽ chú trọng về mẫu mã bao bì, nơi tiêu thụ sản phẩm và quảng cáo cho sản phẩm. Công ty nên giới thiệu sản phẩm đến những nhà hàng khách sạn trong khu vực thành phố, ngoài ra cơng ty có thể cung cấp những đặc tính và cơng dụng của sản phẩm cho đầu bếp để chế biến thành những món ăn đặc trưng cho sản phẩm của công ty và đưa vào trong thực đơn của nhà hàng và áp dụng quảng cáo để lấy thương hiệu riêng cho sản phẩm. Đối với những sản phẩm mới để bán được ở thị trường nội địa thì cơng ty phải giới thiệu sản phẩm bằng cách chế biến sẵn cho mọi người biết cách sử dụng và cho dùng thử miễn phí. Sau đó sẽ gửi sản phẩm tới các siêu thị lớn để trưng bày và bán sản phẩm.

Có thể chi phí ban đầu bỏ ra cho thị trường nội địa là lớn nhưng nội địa là một thị trường rất bền vững. Bởi vì, người dân trong nước đang có phong trào sử dụng hàng “Việt Nam” diễn ra rất sôi nổi và các sản phẩm được chế biến từ thủy

Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả cơng ty TNHH thủy sản Phương Đông

sản sẽ được người dân Việt Nam sử dụng rất nhiều, bởi vì cá là thực phẩm truyền thống lúc nào cũng xuất hiện trong bữa ăn của gia đình Việt. Và gần đây thì có nhiều minh chứng khoa học cho thấy sử dụng nhiều cá sẽ bảo vệ được sức khoẻ tốt hơn các sản phẩm từ thịt. Hiện nay nước ta cũng đang trong giai đoạn công nghiệp hố, hiện đại hố vì vậy đời sống người dân được cải thiện rất nhiều, nên nhu cầu về thực phẩm chất lượng sẽ là xu hướng trong những năm tới.

5.3 XÂY DỰNG NGUỒN NGUYÊN LIỆU RIÊNG

Nguồn nguyên liệu ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đối với ngun liệu cá biển thì cơng ty có thể chủ động được một phần nhưng đối với nguyên liệu cá tra thì rất khó. Do đó đối với nguyên liệu cá tra cơng ty có thể áp dụng một số phương pháp sau để không những chủ động trong sản xuất mà cịn cung cấp nguồn ngun liệu an tồn, có thể mang đặc tính sản phẩm riêng của cơng ty:

+ Nếu nguồn vốn dồi dào cơng ty có thể thực hiện đào ao, ni cá sau đó thuê kĩ sư thường xun đến chăm sóc. Đảm bảo cá ni phải đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn cuả HACCP. Nuôi cá theo các chỉ tiêu và chất lượng mà công ty muốn sản phẩm của mình đạt được. Phương pháp này thì chi phí bỏ ra lúc ban đầu là khá lớn, và rủi ro cũng khá cao. Đổi lại công ty sẽ thu về nguồn nguyên liệu “sạch”, đảm bảo chất lượng sản phẩm cho khách hàng. Công ty sẽ không bị ảnh hưởng về giá nguyên liệu đầu vào, do đó giá bán sản phẩm sẽ ổn định và thật sự cạnh tranh. Nước ta điều kiện tự nhiên ở các địa phương khác nhau thì hồn tồn khơng giống nhau. Do đó cá được ni ở các địa phương khác nhau thì chất lượng thịt cá và màu sắc sẽ khác nhau. Để khai thác được đặc tính này cơng ty nên thăm dị thông tin sản phẩm từ các trung tâm Khuyến ngư ở các tỉnh của đất nước. Sau đó sẽ sản xuất sản phẩm mẫu nếu được người tiêu dùng ưu chuộng sẽ đầu tư ni cá ngun liệu.

+ Cơng ty có thể thực hiện mơ hình liên kết dọc do VASEP đề xuất nhằm phát triển bền vững trong ngành nuôi trồng thủy sản nếu vốn không đủ mạnh. Đối với mơ hình này cơng ty cần xây dựng liên kết dọc lấy nhà máy làm trung tâm. Mơ hình liên kết dọc bao gồm: nhà máy chế biến xuất khẩu, trại nuôi, cơ sở dịch vụ (thức ăn, con giống, thuốc...), ngân hàng, công ty bảo hiểm, tổ chức

Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả cơng ty TNHH thủy sản Phương Đông

chứng nhận... Các chủ thể trong liên kết được “ràng buộc” bởi 5 hợp đồng: bảo lãnh cung cấp giữa nhà máy và các đơn vị dịch vụ đầu vào cho người nuôi; hỗ trợ và bao tiêu sản phẩm giữa nhà máy và người nuôi(các chủ thể tham gia trong mô hình: người ni, nhà chế biến, nhà sản xuất thức ăn - thuốc thú y thủy sản và các nhà sản xuất giống) bảo trợ và cung cấp tài chính tín dụng cho liên kết giữa nhà máy và ngân hàng; bảo hiểm giữa nhà máy và công ty bảo hiểm; đánh giá chứng nhận giữa nhà máy và chứng nhận độc lập. Hiện nay mơ hình liên kết dọc này chưa được các doanh nghiệp chế biến thủy sản ở Việt Nam thực hiện nhiều. Do đó nếu áp dụng thành cơng thì uy tín trong ngành chế biến thủy sản của cơng ty sẽ lớn mạnh hơn. Công ty sẽ giải quyết được vấn đề về nguyên liệu, tiến tới đạt độ đồng đều hơn trong chế biến sản phẩm, chất lượng sản phẩm được nâng cao.

+ Ngồi ra cơng ty có thể thực hiện “liên kết ngang” với một số doanh nghiệp khác, để tạo sức mạnh cho toàn ngành. Khi thực hiện liên kết ngang cơng ty có thể chia sẽ nguồn nguyên liệu cho các công ty khác hay ngược lại. Cơng ty có thể cùng hợp tác với các cơng ty khác đầu tư nghiên cứu để tìm kiếm những nguồn nguyên liệu mới, nhằm đa dạng hoá sản phẩm. Nếu tạo được sự liên kết này thì ngành xuất khẩu thủy sản Việt nam sẽ có sức cạnh tranh rất lớn trên thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp có thể hợp tác cùng xuất khẩu, thỗ thuận giá hàng hóa khi xuất khẩu để tạo thế mạnh cho hàng Việt Nam. Khi có liên kết ngang sẽ tránh được những vụ kiện như bán phá giá hay là hàng không đủ chất lượng ở thị trường nước ngoài. Tạo sức mạnh cho các doanh nghiệp tự tin đầu tư trên thương trường quốc tế, giúp nhau cùng phát triển góp phần tăng giá trị xuất khẩu của cả nước

Một phần của tài liệu kth[2009] 4053564 chau huynh le (www.kinhtehoc.net) (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)