5.1 .Vải bông
6. VẢI DỆT TỪ XƠ, SỢI NHÂN TẠO
Mục tiêu:
- Trình bày được tính chất, cách nhận biết các loại vải dệt từ xơ, sợi nhân tạo.
- Ứng dụng các tính chất của vải nhân tạo để lựa chọn và sử dụng vải phù hợp yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm
6.1. Vải Vitxcô
6.1.1. Tính chất
Vải vitxcơ có độ bền cao, thấm mồ hơi và ít bị nhàu nát. Tuy nhiên vải có khả năng chịu nhiệt kém dễ trở nên cứng và giòn.
6.1.2. Nhận biết
+ Bằng phương pháp trực quan: mặt vải cứng và bóng, lâu thấm nước, khi đã thấm nước thì vải cứng dễ xé. Nếu cầm một đoạn sợi kéo đứt thì chỗ đứt bị xù lơng xơ to đều và cứng.
+ Bằng phương pháp nhiệt học: khi đốt vải cháy rất nhanh, rất ít tro, hầu như khơng có. Giống mùi giấy cháy.
6.1.3. Sử dụng và bảo quản
Vải vitxcơ có tên gọi khác như vải si, nhíp,….Tuỳ theo yêu cầu cụ thể của từng sản phẩm mà dùng dưới dạng nguyên chất hoặc pha trộn với các nguyên liệu khác như poliamit làm vải may quần áo dệt kim, với bông làm vải may quần áo lót.
Khi giặt dùng xà phịng thường, không ngâm lâu, không vắt mạnh. Không phơi dưới ánh nắng trực tiếp. Bảo quản nơi khô ráo.
6.2. Vải Polyeste
6.2.1. Tính chất
Vải có khả năng chịu nhiệt tốt, khơng bị nấm mốc. Tuy nhiên vải mặc bí, khơng thốt mồ hơi, khó thấm nước.
6.2.2. Nhận biết
+ Bằng phương pháp trực quan: Mặt vải bóng, láng và sợi có độ đều cao. Nhìn trên mặt vải ta có cảm giác các sợi xếp song song nhau. Khi lấy một đoạn sợi kéo đứt, sợi dai có độ đàn hồi cao, vị nhẹ khơng bị nhàu.
+ Bằng phương pháp nhiệt học: Khi đốt có hiện tượng cháy yếu, tắt ngay khi rút khỏi ngọn lửa, khỏi trắng, thơm mùi cần tây, tro vón cục cứng, màu nâu, dẻo.
6.2.3. Sử dụng và bảo quản
Vải Polyeste dùng để tạo ra các sản phẩm quần áo mùa đơng. Ngồi ra các loại vải pha giữa Polyeste và các loại xơ thiên nhiên dùng may các sản phẩm mùa hè...