Biện pháp bảo quản

Một phần của tài liệu Giáo trình Vật liệu may (Nghề May thời trang Cao đẳng) (Trang 74 - 76)

2.1 .Vật liệu chính

5.3.Biện pháp bảo quản

5. BIỆN PHÁP BẢO QUẢN VẬT LIỆU MAY

5.3.Biện pháp bảo quản

Trong quá trình vận chuyển và bảo quản cần giữ cho vật liệu ln ở trạng thái có độ ẩm qui định hoặc gần tới độ ẩm qui định là một vấn đề rất cần thiết. Khi độ ẩm tương đối và nhiệt độ môi trường cao vật liệu dễ bị vi sinh vật, nấm mốc … tác dụng và lây lan rất nhanh làm giảm độ bền của sản phẩm như: đổi màu vải, giảm độ bóng, độ bền cơ học, độ bền ma sát… Việc phòng trừ nấm mốc cho các kho tàng bảo quản hàng may mặc rất cần quan tâm.

Biện pháp bảo quản:

+ Nhà kho phải thống mát, cao ráo, xa nguồn nước, hóa chất, thực phẩm. Cần có biện pháp bảo quản độ ẩm trong kho nhỏ hơn 60%.

+ Không nên xếp các loại vật liệu hoặc sản phẩm may có màu sắc tương phản gần nhau. Cần đặt các gói nhỏ băng phiến để trừ mối mọt.

+ Các thùng hàng, kiện hàng phải để nơi khô ráo, nên để cách tường ít nhất 3cm. Cần đặt giấy cách ẩm, chống mục hoặc giấy phủ nến, hắc ín để chống lại tác dụng của ánh sáng.

CÂU HỎI CHƯƠNG III Câu 1. Trình bày một số yêu cầu đối với chỉ may?

Câu 2. Hãy cho biết ảnh hưởng của độ săn đối với chỉ may. Tại sao yêu cầu sợi

xe và chỉ khâu phải cân bằng xoắn, để sợi xe và chỉ khâu cân bằng xoắn người ta xe sợi theo hướng xoắn như thế nào?

Câu 3. Nêu các chỉ tiêu đánh giá chất lượng vải?

Câu 4. Trình bày phương pháp lựa chọn vải theo yêu cầu của sản phẩm? Câu 5. Trình bày các biện pháp bảo quản hàng may mặc?

GHI NHỚ

- Chỉ may.

- Phương pháp lựa chọn vải cho sản phẩm may. - Biện pháp bảo quản vật liệu may.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Trần Thuỷ Bình (2005), Giáo trình Vật liệu may, NXB Giáo Dục.

2. Giáo trình Vật liệu may – Trường Cao đẳng nghề KT-KT Vinatex 2010. 3. Giáo trình Vật liệu dệt may - Trường Đại Học Cơng Nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Giáo trình Vật liệu may (Nghề May thời trang Cao đẳng) (Trang 74 - 76)