VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CƠNG
b. Những vấn đề pháp lý về thanh tra trong lĩnh vực tài chính cơng (tiếp theo)
• Điều 70, Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 chỉ rõ:
Thanh tra tài chính có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành pháp luật về thu, chi và quản lý ngân sách, quản lý tài sản nhà nước của tổ chức, cá nhân.
Khi thực hiện thanh tra, Thanh tra tài chính có quyền u cầu các tổ chức, cá nhân xuất trình các hồ sơ, tài liệu liên quan; nếu phát hiện vi phạm, có quyền kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi vào ngân sách nhà nước những khoản chi sai chế độ, những khoản phải thu theo quy định. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, Thanh tra tài chính có quyền xử lý hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân vi phạm.
Thanh tra tài chính phải chịu trách nhiệm về kết luận thanh tra.
Chính phủ quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thanh tra tài chính trong việc thanh tra quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà nước.
LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CƠNG (tiếp theo)
b. Những vấn đề pháp lý về thanh tra trong lĩnh vực tài chính cơng (tiếp theo)
• Điều 4 Luật Thanh tra 2012 quy định các hình thức thanh tra:
Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.
Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CƠNG (tiếp theo)