Bảng 2.1 thống kê số vụ vi phạm trong lĩnh vực
2.3. Các nguyên nhân làm hạn chế thực hiện pháp luật bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Trà
địa bàn huyện Trà Bồng
Theo tình hình chung hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng từng bước được hồn thiện, trong đó có nhiều cơ chế, chính sách về bảo vệ và phát triển rừng gắn với giảm nghèo đã giúp người dân làm nghề rừng, nhất là các hộ nghèo cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cuộc sống người dân từng bước ổn định.
Tuy nhiên, tại huyện Trà Bồng thực hiện quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn nhiều hạn chế, yếu kém. Tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật, nhất là đối với rừng tự nhiên vẫn tiếp tục diễn ra phức tạp; diện tích rừng phịng hộ liên tục giảm qua các năm (diện tích rừng phịng hộ đủ điều kiện giao khốn bảo vệ năm 2016 là 8.307,192 het ta; năm 2017 là 8.099,63 het ta; giảm 207, 49 het ta). thực hiện quy hoạch, bảo vệ, phát triển rừng thiếu đồng bộ với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Nguyên nhân khách quan: Do nhu cầu sử dụng về gỗ và giá cả các loại cây nguyên liệu tăng cao nên đã kích thích người dân khai thác, phá rừng, lấn chiếm đất rừng phòng hộ để lấy gỗ, lấy đất trồng cây nguyên liệu hoặc mua, bán sang nhượng trái pháp luật.
Diện tích rừng có địa hình phức tạp, hiểm trở, khó khăn trong việc tuần tra, kiểm tra, truy quét bảo vệ rừng; kinh phí hoạt động cho việc tuần tra, kiểm tra, truy quét còn hạn chế; biên chế Kiểm lâm cịn mỏng so với diện tích rừng hiện có.
Do phát sinh trong q trình thực hiện Phương án giao rừng: thời điểm ký hợp đồng thực hiện phương án là mùa mưa nên việc thực hiện thực hiện ngoại nghiệp gặp khó khăn; do chồng lấn diện tích rừng tự nhiên giao với diện tích đất đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình trong dự án Rudep, WB3 nên việc thu hồi, chỉnh lý giấy mất nhiều thời gian.
Nguyên nhân chủ quan: Thực hiện tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng đã được tăng cường nhưng nội dung và hình thức tun truyền cịn đơn điệu; mặt khác nhận thức của một số bộ phận người dân sống gần rừng còn nhiều hạn chế, điều kiện kinh tế thiếu thốn, khó khăn.
Chính quyền địa phương một số xã chưa thực hiện đầy đủ hết trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn được Nhà nước giao.
Chủ rừng chưa phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các ngành chức năng để đề ra các giải pháp ngăn chặn kịp thời có hiệu quả; chưa đi sâu, sát thực hiện tốt tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ rừng cho quần chúng nhân dân địa phương vùng dự án. Khốn bảo vệ khơng có hiệu quả, người dân nhận rừng bảo vệ nhưng thực hiện chưa hết trách nhiệm bảo vệ rừng của mình, thậm chí cịn trực tiếp tham gia phá rừng hay tiếp tay cho một số đối tượng phá rừng, khái thác rừng trái phép.
Kiểm lâm địa bàn một số xã chưa làm tròn trách nhiệm, chưa thật sự bám địa bàn, chưa chủ động tham mưu cho cấp ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã các giải pháp kiểm tra, giám sát chủ rừng thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ rừng tại gốc; việc tuần tra, kiểm tra, phát hiện, ngăn chăn, báo cáo các vụ vi
phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trên diện tích quản lý đơi lúc chưa kịp thời.
Tình trạng xâm lấn đất quy hoạch cho phát triển rừng phòng hộ của người dân ở những vùng lân cận để trồng rừng sản xuất trong khu vực đã thiết kế trồng rừng, nên làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thực hiện kế hoạch được giao.
Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG TẠI HUYỆN TRÀ BỒNG
3.1.Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, trách nhiệm của các tổ chức Đảng đối với việc thực hiện pháp luật bảo vệ rừng
Theo Điều 4 của Hiến pháp năm 2013 kế thừa Hiến pháp năm 1992, trong việc khẳng định tính lịch sử, tính tất yếu khách quan sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và đã bổ sung quy định về bản chất của Đảng. Điều 4 gồm những nội dung: “Đảng Cộng
sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp cơng nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng”.
Đảng có vị trí, vai trị nhất định là đội tiên phong của giai cấp, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đồng thời có trách nhiệm trước nhân dân, trước dân tộc. Cụ thể, tại Khoản 2, Điều 4 đã quy định rõ như sau: 2. Đảng Cộng sản Việt
Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình.
Cụ thể trách nhiệm của Đảng trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng. Tiếp tục có chương trình, kế hoạch, chỉ thị nhằm nâng cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Phát huy vai trò của rừng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa; góp phần đa dạng kinh tế nơng thơn, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống, giảm nghèo bền vững, nhất là đối với đồng bào các dân tộc thiểu số; bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến đối khí hậu, bảo tồn da dạng sinh học.
Giao trách nhiệm cụ thể cho chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị-xã hội địa phương, có kế hoạch thực hiện hiệu quả về thực hiện pháp