Tài nguyên nƣớc mặt lục địa:

Một phần của tài liệu f4e237a8e888fb2dBao_cao_HTMT_tinh_Nam_Dinh_gd_2016-2020_20201103030906300300 (Trang 54 - 55)

- Tác động đến môi trường khơng khí:

3.1.1 Tài nguyên nƣớc mặt lục địa:

Nam Định là tỉnh nằm ở vùng hạ du được bao bọc bởi sơng Hồng và sơng Đáy, có nguồn tài nguyên nước mặt khá phong phú với hệ thống sơng ngịi dày đặc với độ dài khoảng 437,92km, mật độ sông khoảng 1,5 -2 km/km2, chiếm 3% tổng diện tích đất tự nhiên.

Sông Hồng là sông lớn nhất chảy qua Nam Định, đổ ra biển tại cửa Ba Lạt; sau đó là sơng Đáy đổ ra biển tại cửa Đáy; sông Ninh Cơ là chi lưu của sông Hồng, đổ ra biển tại cửa Lạch Giang và sông Đào là phân lưu của sông Hồng và sơng Đáy. Ngồi 4 sơng chính, trên địa bàn tỉnh cịn có hệ thống sơng vừa và nhỏ như sông Vĩnh Giang, sông Sắt, sơng Sị, sơng Châu Thành,... cùng một số hệ thống hồ đầm, ao, kênh mương dày đặc nên đã tạo nguồn nước đáng kể phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

- Tài nguyên nước mặt từ các sơng chính:

Tổng lượng dịng chảy từ sơng Hồng và sơng Đáy đến địa bàn tỉnh Nam Định bình quân nhiều năm khoảng 55,4 tỷ m3, trong đó từ sơng Đáy khoảng 7,4 tỷ m3.

Trong 5 tháng mùa khô (tháng 12 – tháng 4 sang năm) tổng lượng dịng chảy sơng Hồng là 9,8 tỷ m3, sông Đáy khoảng 0,6 tỷ m3. Trong 3 tháng mùa cạn (tháng 1 – tháng 3), sông Hồng là 5,6 tỷ m3, sông Đáy là 0,3 tỷ m3. Vào tháng cạn nhất (tháng 2), tổng lượng dòng chảy cấp từ các sông rất thấp, đến địa phận Nam Định từ sông Hồng là 1,4 tỷ m3, từ sông Đáy là 0,098 tỷ m3. Thay vào đó lượng nước từ sơng Hồng chuyển qua cho sơng Đào rất cao, bình qn nhiều năm khoảng 23,28 tỷ m3, 5 tháng mùa mưa là 4,127 tỷ m3, 3 tháng mùa khô là 2,349 tỷ m3, tháng cạn nhất là 0,720 tỷ m3 (chiếm 40% lượng nước từ sông Hồng).

Tổng tài nguyên nước ứng với các tần suất dịng chảy 50%, 85%, 95% từ sơng Hồng đến địa bàn tỉnh tương ứng là 54,7 tỷ m3, 46,15 tỷ m3, 41,46 tỷ m3; Từ sông Đáy tương ứng là 7,25 tỷ m3, 3,02 tỷ m3, 1,62 tỷ m3.

Phân phối dịng chảy trên các sơng chính chịu ảnh hưởng lớn từ phân phối dòng chảy của sơng Hồng (kể cả dịng chảy sơng Đáy phần hạ du). Các tháng mùa kiệt kéo dài từ tháng 11, 12 của năm trước đến tháng 4, 5 của năm sau trong đó tháng 5 và tháng 6 là các tháng chuyển tiếp có lượng dịng chảy ở mức trung bình. Tháng kiệt nhất thường xuất hiện vào tháng 2, 3, 4 tuy nhiên hiện nay các tháng này đều có lượng nước cấp từ các hồ thượng nguồn đáp ứng yêu cầu nông nghiệp nên mức độ cạn kiệt của sông Hồng thường rơi vào đầu năm (tháng 1, 2). [13]

Lũ của sơng Hồng chảy qua Nam Định mang tính chất lũ ở hạ du và có nhiều đỉnh. Đỉnh lũ lớn nhất năm thường xuất hiện vào giữa tháng 7 đến cuối tháng 8. Lượng nước sông ở Nam Định khoảng 38,2 tỷ m3, lượng nước phân bố giữa tháng không đều, mùa lũ

từ tháng 6 đến tháng 10 chiếm tới 80% tổng lượng nước năm, riêng tháng 9 chiếm 20%. Mùa cạn lượng dịng chảy nhỏ, mức độ ơ nhiễm gây khó khăn cho việc sử dụng nước trong tỉnh[13]

Dựa vào nguyên tắc phân chia tiểu vùng, toàn bộ tỉnh Nam Định với tổng diện tích được phân chia thành 3 tiểu vùng:

Bảng 3. 1. Phân chia tiểu vùng quy hoạch tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Nam Định. [13]

Tên tiểu vùng Diện tích

hiệu lƣu vực Phạm vi

(km2)

1 Thượng Nam Định 497,12 Bao gồm một phần diện tích thuộc TP Nam Định, huyện Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên

2 Trung Nam Định 527,70 Bao gồm các huyện Nghĩa Hưng, Nam Trực, một phần diện tích huyện Trực Ninh,TP Nam Định

3 Hạ Nam Định 628,38 Bao gồm một phần diện tích huyện Trực Ninh, huyện Xuân Trường, Giao Thủy, Hải Hậu

Tổng 1635,21

- Đặc trưng dòng chảy cho các tiểu vùng: Tổng số tài nguyên nước mặt trên 3 vùng là 1,082 tỷ m3, tương ứng với lưu lượng dịng chảy bình qn nhiều năm là 34,1 m3/s. Modun dịng chảy nội sinh trên địa bàn tỉnh thấp, chỉ từ 19 – 22 l/s/km2. Vùng hạ Nam Định nằm gần biển, tuy có lượng mưa cao nhưng do mật độ sơng cao, có nhiều sơng lớn, lượng bốc hơi lớn nên khả năng sinh dòng chảy thấp. Tổng tài nguyên nước mặt trên các tiểu vùng tương ứng với tần suất tính tốn tương ứng như sau: 50% là 1,034 tỷ m3, 85% là 0,831 tỷ m3, 95% là 0,753 tỷ m3. [13]

- Phân bố tài nguyên nước mặt nội sinh trên các tiểu vùng: Do Nam Định có đặc điểm là vùng đồng bằng nên tính chất điều tiết dịng chảy của các tiểu vùng kém. Phân phối dịng chảy bình qn các tháng tương đối đồng pha với phân phối mưa. Các tháng mùa khơ đều có dịng chảy thấp đặc biệt là tháng 1 và tháng 12 hàng năm. Tổng dịng chảy các tháng mùa khơ chỉ chiếm từ 5 – 6 % tổng lượng dòng chảy cả năm (khoảng 1,7 – 2,04 m3/s). Do đó vào mùa khơ sự phụ thuộc vào nguồn nước từ các sơng chính là rất lớn. Đối với mùa mưa thì lưu lượng dịng chảy chiếm từ 94 – 95% tổng dòng chảy cả năm ( khoảng 32,05 – 32,4 m3/s). [13]

Một phần của tài liệu f4e237a8e888fb2dBao_cao_HTMT_tinh_Nam_Dinh_gd_2016-2020_20201103030906300300 (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w