KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu 4031091 (Trang 69 - 72)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN:

Trong những năm qua, xuất khẩu gạo vẫn là ngành thế mạnh của Thành Phố Cần Thơ. Hiện nay trước ngưỡng cửa hội nhập nền kinh tế thế giới, đòi hỏi việc xuất khẩu gạo không chỉ chú trọng đến sản lượng mà cịn phải quan tâm nhiều đến chất lượng. Góp phần làm tăng sản lượng xuất khẩu gạo phải kể đến ngành gia cơng, xay xát, chế biến, lau bóng gạo. Đây là một trong những ngành công nghiệp chủ lực trên địa bàn Thành Phố, với điều kiện thuận lợi cả về đường bộ lẫn đường thủy, lại nằm gần với nguồn nguyên liệu nên hàng năm lượng gạo mà các doanh nghiệp xay xát chế biến cho các công ty nông sản xuất khẩu trực tiếp là rất lớn.

Sản lượng xuất khẩu của Thành Phố tăng qua các năm kéo theo sản lượng xay xát của các doanh nghiệp cũng tăng lên. Trong những năm qua doanh nghiệp đã không ngừng học hỏi để nâng cao hiệu quả hoạt động. Với sự nỗ lực của mình ngồi những khách hàng truyền thống, doanh nghiệp đã tự tìm thêm cho mình những khách hàng mới nhằm tăng sản lượng bán ra, tăng doanh thu qua các năm. Sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh lại mang tính chất thời vụ, cùng với sự biến động liên tục của giá cả, nên doanh nghiệp cũng phải tốn một khoản chi phí khá lớn. làm khoản lợi nhuận thu được cũng không cao hơn nhiều so với các năm trước.

Hiện tại doanh nghiệp chủ yếu hoạt động bằng vốn tự có của mình, cơng suất của máy móc thiết bị, đất đai, kho bãi vẫn chưa được tận dụng triệt để, đầu tư vào máy móc thiết bị chưa có chiều sâu, sản phẩm làm ra chưa thực sự đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Lượng tạp chất thải ra hàng năm vẫn gây khó khăn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải nâng cao vốn kinh doanh của mình, nâng cấp thiết bị máy móc hiện đại, cần những biện pháp để nâng cao chất lượng

sản phẩm, phân bổ chi phí cho hợp lý để làm giảm giá thành của sản phẩm và cần những chiến lược để nâng cao hơn nữa sản lượng tiêu thụ sản phẩm của mình.

6.2. KIẾN NGHỊ:

Sau khi phân tích tình hình biến động của doanh nghiệp, thấy được những thành công và tồn tại của doanh nghiệp. Em xin đề xuất một số kiến nghị góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những kiến nghị của em nêu ra thiên về tính lý thuyết do tầm nhìn của em vẫn cịn hạn chế và chưa có điều kiện để được tiếp xúc và trao đổi nhiều với thực tế.

6.2.1. Đối với nhà nước:

Cần hỗ trợ các nhà xuất khẩu gạo quảng bá thương hiệu nhằm tạo niềm tin cho khách hàng trên thị trường thế giới về chất lượng gạo của ta. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp, nó sẽ làm tăng sản lượng của doanh nghiệp.

Các nhà lãnh đạo cần tạo mọi điều kiện để cho các nhà đầu tư thấy rõ tiềm năng của ngành mà mạnh dạn đầu tư.

Nhà nước cần tạo hành lang pháp lý thơng thống, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp, ngân sách nhà nước cần có những chính sách ưu đãi để doanh nghiệp có thể vay vốn dễ dàng, để đầu tư mới công nghệ dây chuyền.

Các ngành chức năng cần điều chỉnh giá cả hợp lý trên thị trường, và định hướng rõ ràng về vùng sản xuất lúa nguyên liệu tập trung, tránh tình trạng doanh nghiệp thu mua lúa, gạo với nhiều chủng loại khác nhau, hoặc thu mua ở vùng khác có khi lại chịu giá cao hơn.

6.2.2. Đối với doanh nghiệp:

Tiếp tục củng cố giữ mối quan hệ với khách hàng truyền thống của mình, tạo mối quan hệ tốt với các khách hàng tiềm năng.

Ảnh hưởng của chi phí giá vốn hàng bán đến lợi nhuận của doanh nghiệp là rất lớn, tuy nhiên chi phí quản lý phát sinh khơng cao. Doanh nghiệp cần kiểm sốt chặt chẽ hơn từ khâu mua nguyên vật liệu sản xuất đến khâu quản lý.

Doanh nghiệp cần phải đầu tư máy móc thiết bị hiện đại hơn để giảm lượng gạo gãy hao hụt trong quá trình chế biến.

Máy móc thiết bị đổi mới bằng việc vay thêm nguồn vốn của ngân sách để tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần tránh những tổn thất hao mòn khi sử dụng các thiết bị văn phòng, sử dụng tiết kiệm các dụng cụ văn phịng tránh lãng phí để dùng vào các mục đích riêng.

Với diện tích mặt bằng rộng rãi thơng thống doanh nghiệp cần mở rộng hệ thống kho bãi, sân phơi lúa vào mùa khô và dự trữ lúc mưa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

X ² W

1. TS. Phạm Văn Dược & Đặng Kim Cương (2004). Phân tích hoạt động kinh

doanh, NXB tổng hợp, TP. HCM.

2. Đỗ Thị tuyết (2006). Giáo trình quản trị doanh nghiệp, trường Đại Học Cần Thơ, khoa Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh.

3. Nguyễn Thị Mỵ & TS. Phan Đức Dũng (2006). Phân tích hoạt động kinh

doanh (lý thuyết, bài tập và bài giải), NXB thống kê, TP.HCM.

4. Nguyễn Thanh Nguyệt & Trần Ái Kết (2001). Quản trị tài chính, trường Đại Học Cần Thơ, khoa Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh.

5. Nguyễn Tấn Bình (2003). Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Đại Học Quốc Gia, TP.HCM.

Một phần của tài liệu 4031091 (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)