.Kinh phí hoạt động

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động trung tâm Văn hóa- Thể thao xã, phường trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 78 - 80)

Việc dự trù kinh phí để xây dựng kế hoạch tổ chức một hoạt động văn hóa tại xã, phường như hoạt động văn nghệ, hoạt động tuyên truyền thì kinh phí chi cho hoạt động đó đóng vai trị quan trọng trong việc tổ chức hoạt động đó có thành cơng hay khơng.

Với nguồn kinh phí hàng năm được trích từ ngân sách nhà nước chi cho hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, hoạt động tuyên truyền tại các đơn vị xã, phường từ 21-27 triệu đồng, nguồn kinh phí này quá ít để tổ chức các hoạt động văn hóa.

Trong khi đó cơng tác xã hội hóa các hoạt động của Trung tâm văn hóa-thể thao tại các đơn vị xã, phường trên địa bàn thị xã chưa được triển khai, áp dụng cho các đơn vị.

Tổng kinh phí chi cho hoạt động của trung tâm văn hóa, thể thao xã, phường trên địa bàn thị xã là: 621.000.000đ (sáu trăm hai mốt triệu đồng). Trong đó: 15 xã: 285.000.000đ; 16 phường: 336.000.000đ.

*Tiểu kết

Công tác quản lý hoạt động trung tâm văn hóa- thể thao xã, phường trên địa bàn thị xã Nghi Sơn như: Hoạt dộng tuyên truyền cổ động, Hoạt động văn nghệ quần chúng, Hoạt động thể dục thể thao, Hoạt động câu lạc bộ, Hoạt động xây dựng nếp sơng văn hóa, Hoạt động triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, các hoạt động văn hóa- thể thao khác đã đạt được những những kết quả đáng ghi nhận, góp phần to lớn vào thành tích của thị xã nói chung và của từng đơn vị xã phường nói riêng.

Song vẫn cịn những hạn chế yếu kém cần phải khắc phục, cần phải được nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan như cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, một số trung tâm văn hóa xã, phường đã xuống cấp nhưng chưa được đầu tư xây mới, đội ngũ cán bộ chưa đảm bảo về trình độ chun mơn nghiệp vụ nên các trung tâm văn hóa- thể thao xã, phường trên địa bàn thị xã Nghi Sơn chưa phát huy được hết vai trị của mình trong cơng tác quản lý hoạt động văn hóa. Kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động của trung tâm còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Cơng tác xã hội hóa chưa phát huy được hiệu quả.

Chương 3.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRUNG TÂM VĂN HÓA - THỂ THAO XÃ, PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ NGHI SƠN, TỈNH THANH HÓA 3.1. Phương hướng và nhiệm vụ

3.1.1. Phương hướng

Lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền cần nhận thức sâu sắc hơn nữa vai trò ý nghĩa của hoạt động tại các trung tâm văn hóa, thể thao xã, phường, tổ chức các nội dung hoạt động rõ ràng, cụ thể, khoa học, có đầu tư kinh phí đúng mức; Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức là người đi đầu trong cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá.

Tham mưu cho các cấp lãnh đạo và phối hợp với các phòng ban chức năng quản lý, liên kết đào tạo đội ngũ cán bộ văn hóa thơng tin có trình độ chun mơn, vững vàng về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tâm huyết với cơng việc và có trách nhiệm với sự nghiệp xây dựng và phát triển đời sống văn hóa trên địa bàn phường. Chăm lo xây dựng bộ máy, đội ngũ cán bộ có đủ năng lực và khả năng tham mưu quản lý tốt các hoạt động văn hóa trên địa bàn.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đồn thể các tổ chức xã hội và mọi tầng lớp nhân dân về thực hiện nếp sống văn minh, tăng cường các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao quần chúng lành mạnh, phong phú thiết thực. Tổ chức lễ hội đảm bảo đảm bảo an toàn, đúng phong tục tập quán của cha ông để lại; không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan, các hủ tục lạc hậu, chú trọng công tác đảm bảo an ninh trật tự, an tồn giao thơng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động trung tâm Văn hóa- Thể thao xã, phường trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)